Đạo & Đời
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
NHẬN THỨC VỀ KHỔ
Nhiều người cho rằng thế gian đâu hoàn toàn khổ như Phật nói; thế gian có khổ có vui đan xen lẫn nhau, nói thế gian chỉ hoàn toàn khổ là thái độ bi quan tiêu cực! Quả thật về mặt tương đối, thế gian không chỉ có khổ mà còn có vui. Người ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được thỏa mãn những nhu cầu, được đáp ứng các ham muốn. Ví dụ người ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi ăn ngon mặc đẹp, khi được yêu thương, khi được hưởng thụ các thú vui, khoái lạc v.v.
Một trong bốn chân lý mà Đức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
Tại sao Đức Phật lại cho thế gian là khổ? Vì những thú vui ở thế gian đều tạm bợ, không bền chắc, không lâu dài. Người đói cảm thấy sung sướng khi được ăn no, nhưng cảm giác hạnh phúc đó không tồn tại được bao lâu một khi anh ta ăn quá no hoặc được ăn nhiều lần một loại thức ăn (anh ta sẽ sinh cảm giác ngán, nhàm chán), hoặc khi anh ta bị đói trở lại thì cảm giác hạnh phúc cũng không còn. Người được yêu thương sẽ rất hạnh phúc, nhưng sau một thời gian sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, không còn hạnh phúc như lúc ban đầu; hoặc theo thời gian, thân người sẽ già nua, nhan sắc và sức khỏe suy tàn, tình cảm cũng thay đổi, lúc đó hạnh phúc không còn nữa. An lạc, hạnh phúc của thế gian tùy thuộc nhiều yếu tố nhân duyên, nó là thứ an lạc, hạnh phúc có điều kiện, nó có ý nghĩa, giá trị hết sức tương đối, luôn luôn trong tình trạng biến đổi vô thường.
Đi trên đường phố, giữa dòng người tấp nập ngược xuôi, có những người đang đau khổ vì chồng, có những người đang đau khổ vì vợ, có những người đang đau khổ vì con, vì cháu; có những người đang đau khổ vì tiền bạc, vì sự nghiệp, vì danh tiếng; có những người đang đau khổ vì tình yêu v.v. Không ai là không có nỗi lo lắng, khổ tâm trong lúc này hoặc lúc khác, dù người đó giàu có hoặc quyền cao chức trọng, dù người đó thành đạt hay thất bại trên đường đời, không ai hoàn toàn hạnh phúc.
Cũng có số ít người toại nguyện với cuộc sống của mình, thỏa mãn với hạnh phúc đang có, nhưng hạnh phúc đó cũng không ở lại với họ lâu dài, và cũng có lúc họ rơi vào bất mãn, thất vọng, khổ đau. Do đó có thể hiểu vì sao Phật cho rằng thế gian là khổ.
Về cơ bản có tám cái khổ lớn mà không ai tránh khỏi, đó là: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ; mong cầu không được nên khổ; oán ghét mà gặp nhau nên khổ; thương yêu mà phải xa lìa (sinh ly, tử biệt) nên khổ; năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức không điều hòa, bức bách nên khổ.
Thấy bản chất thế gian là khổ không phải để buồn, để khổ thêm nữa, không phải để chán nản, bi quan tiêu cực, muốn xa lánh cuộc đời, không màng gì đến cuộc sống. Mục đích Đức Phật nói về sự khổ là để chúng sinh xa lìa tham đắm, không rơi vào đời sống sa đọa chỉ biết hưởng thụ các khoái lạc. Sau khi giúp chúng sinh giác ngộ thế gian là khổ, Đức Phật đã chỉ ra nguyên nhân của những sự khổ (Tập đế), chỉ cho biết sự an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền khi chấm dứt sự khổ bằng cách diệt trừ tận gốc khổ (Diệt đế), và Ngài dạy con đường chấm dứt sự khổ để đạt được nguồn chân hạnh phúc (Đạo đế).
Nhiều người cho rằng thế gian đâu hoàn toàn khổ như Phật nói; thế gian có khổ có vui đan xen lẫn nhau, nói thế gian chỉ hoàn toàn khổ là thái độ bi quan tiêu cực! Quả thật về mặt tương đối, thế gian không chỉ có khổ mà còn có vui. Người ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được thỏa mãn những nhu cầu, được đáp ứng các ham muốn. Ví dụ người ta cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi ăn ngon mặc đẹp, khi được yêu thương, khi được hưởng thụ các thú vui, khoái lạc v.v.
Một trong bốn chân lý mà Đức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
Tại sao Đức Phật lại cho thế gian là khổ? Vì những thú vui ở thế gian đều tạm bợ, không bền chắc, không lâu dài. Người đói cảm thấy sung sướng khi được ăn no, nhưng cảm giác hạnh phúc đó không tồn tại được bao lâu một khi anh ta ăn quá no hoặc được ăn nhiều lần một loại thức ăn (anh ta sẽ sinh cảm giác ngán, nhàm chán), hoặc khi anh ta bị đói trở lại thì cảm giác hạnh phúc cũng không còn. Người được yêu thương sẽ rất hạnh phúc, nhưng sau một thời gian sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, không còn hạnh phúc như lúc ban đầu; hoặc theo thời gian, thân người sẽ già nua, nhan sắc và sức khỏe suy tàn, tình cảm cũng thay đổi, lúc đó hạnh phúc không còn nữa. An lạc, hạnh phúc của thế gian tùy thuộc nhiều yếu tố nhân duyên, nó là thứ an lạc, hạnh phúc có điều kiện, nó có ý nghĩa, giá trị hết sức tương đối, luôn luôn trong tình trạng biến đổi vô thường.
Đi trên đường phố, giữa dòng người tấp nập ngược xuôi, có những người đang đau khổ vì chồng, có những người đang đau khổ vì vợ, có những người đang đau khổ vì con, vì cháu; có những người đang đau khổ vì tiền bạc, vì sự nghiệp, vì danh tiếng; có những người đang đau khổ vì tình yêu v.v. Không ai là không có nỗi lo lắng, khổ tâm trong lúc này hoặc lúc khác, dù người đó giàu có hoặc quyền cao chức trọng, dù người đó thành đạt hay thất bại trên đường đời, không ai hoàn toàn hạnh phúc.
Cũng có số ít người toại nguyện với cuộc sống của mình, thỏa mãn với hạnh phúc đang có, nhưng hạnh phúc đó cũng không ở lại với họ lâu dài, và cũng có lúc họ rơi vào bất mãn, thất vọng, khổ đau. Do đó có thể hiểu vì sao Phật cho rằng thế gian là khổ.
Về cơ bản có tám cái khổ lớn mà không ai tránh khỏi, đó là: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ; mong cầu không được nên khổ; oán ghét mà gặp nhau nên khổ; thương yêu mà phải xa lìa (sinh ly, tử biệt) nên khổ; năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức không điều hòa, bức bách nên khổ.
Thấy bản chất thế gian là khổ không phải để buồn, để khổ thêm nữa, không phải để chán nản, bi quan tiêu cực, muốn xa lánh cuộc đời, không màng gì đến cuộc sống. Mục đích Đức Phật nói về sự khổ là để chúng sinh xa lìa tham đắm, không rơi vào đời sống sa đọa chỉ biết hưởng thụ các khoái lạc. Sau khi giúp chúng sinh giác ngộ thế gian là khổ, Đức Phật đã chỉ ra nguyên nhân của những sự khổ (Tập đế), chỉ cho biết sự an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền khi chấm dứt sự khổ bằng cách diệt trừ tận gốc khổ (Diệt đế), và Ngài dạy con đường chấm dứt sự khổ để đạt được nguồn chân hạnh phúc (Đạo đế).
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
SỢ NHẤT CÁI GÌ?
Chú tiểu hỏi hòa thượng:
- Thưa sư phụ, người ta sợ nhất cái gì?
- Thế con cho là cái gì? - Hoà thượng hỏi lại đồ đệ.
- Có phải là sự cô độc không ạ?
Hoà thượng lắc đầu:
- Không đúng!
- Thế thì là sự hiểu nhầm chăng?
- Cũng không đúng!
- Là sự tuyệt vọng?
- Không đúng!
...
Chú tiểu đưa ra liền mười mấy phương án, nhưng hoà thượng đều lắc đầu.
- Vậy thì sư phụ nói cho con xem, đó là cái gì? - Chú tiểu chưa chịu thôi.
- Là chính con? - Chú tiểu ngẩng đầu, mở to mắt dường như hiểu nhưng cũng dường như chưa hiểu, chú nhìn thẳng vào sư phụ như xin điểm hoá.
- Đúng vậy! - Hoà thượng cười nói- Thực ra những điều con vừa nói như sự cô độc, sự hiểu lầm, sự tuyệt vọng... đều là cái bóng của thế giới nội tâm của con, đều là cảm giác mà tự con gây ra cho con thôi. Nếu con tự nghĩ là những cái này thật đáng sợ thì đúng là con tự đánh bại con. Còn nếu con nghĩ là chẳng có gì đáng sợ cả, ta có thể chiến thắng thì chẳng cái gì có thể áp đảo con. Bởi vì một người mà ngay cả bản thân mình cũng không sợ thì còn sợ cái gì nữa. Cái làm cho ta sợ không phải là những suy nghĩ mà là chính bản thân ta.
Chú tiểu bỗng ngộ ra...
Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta không cho phép!
Chú tiểu hỏi hòa thượng:
- Thưa sư phụ, người ta sợ nhất cái gì?
- Thế con cho là cái gì? - Hoà thượng hỏi lại đồ đệ.
- Có phải là sự cô độc không ạ?
Hoà thượng lắc đầu:
- Không đúng!
- Thế thì là sự hiểu nhầm chăng?
- Cũng không đúng!
- Là sự tuyệt vọng?
- Không đúng!
...
Chú tiểu đưa ra liền mười mấy phương án, nhưng hoà thượng đều lắc đầu.
- Vậy thì sư phụ nói cho con xem, đó là cái gì? - Chú tiểu chưa chịu thôi.
- Là chính con? - Chú tiểu ngẩng đầu, mở to mắt dường như hiểu nhưng cũng dường như chưa hiểu, chú nhìn thẳng vào sư phụ như xin điểm hoá.
- Đúng vậy! - Hoà thượng cười nói- Thực ra những điều con vừa nói như sự cô độc, sự hiểu lầm, sự tuyệt vọng... đều là cái bóng của thế giới nội tâm của con, đều là cảm giác mà tự con gây ra cho con thôi. Nếu con tự nghĩ là những cái này thật đáng sợ thì đúng là con tự đánh bại con. Còn nếu con nghĩ là chẳng có gì đáng sợ cả, ta có thể chiến thắng thì chẳng cái gì có thể áp đảo con. Bởi vì một người mà ngay cả bản thân mình cũng không sợ thì còn sợ cái gì nữa. Cái làm cho ta sợ không phải là những suy nghĩ mà là chính bản thân ta.
Chú tiểu bỗng ngộ ra...
Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta không cho phép!
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Namo Buddhaya
"Là một con người, giống như các bạn, cuộc đời của tôi cũng có rất nhiều khó khăn, nhiều thăng trầm, chẳng khác gì các bạn. Nhưng khi thực hành Chánh Pháp đã giúp tôi rất nhiều để thấu hiểu và học hỏi được từ những khó khăn đó, và giúp tôi trở thành một con người trí tuệ hơn. Để giờ đây, khi cần phải quyết định điều gì, tôi có thể quyết định một cách trí tuệ.
- Tôi thong thả, không vội vàng. Mỗi khi cần phải quyết định một điều gì đó quan trọng, tôi hành thiền thật nhiều, có khi đến vài ngày, để tâm mình thực sự bình an và tĩnh lặng, rồi khi đó tôi mới quyết định. Khi đó không còn là tâm tham quyết định nữa, không phải là tâm sân quyết định, cũng không phải ghen tỵ, ngã mạn, si mê và ảo tưởng quyết định, mà là chánh niệm và trí tuệ quyết định. Vì vậy, rất hiếm khi tôi phạm sai lầm nghiêm trọng khi ra quyết định.
Khi bạn thực sự tĩnh lặng, bình an, và trí tuệ thì trí tuệ đó sẽ lựa chọn trực tiếp. Không phải là bạn lựa chọn mà là trí tuệ, trí tuệ lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể nương tựa vào nó"
Ts U.Jotika
__(())__
"Là một con người, giống như các bạn, cuộc đời của tôi cũng có rất nhiều khó khăn, nhiều thăng trầm, chẳng khác gì các bạn. Nhưng khi thực hành Chánh Pháp đã giúp tôi rất nhiều để thấu hiểu và học hỏi được từ những khó khăn đó, và giúp tôi trở thành một con người trí tuệ hơn. Để giờ đây, khi cần phải quyết định điều gì, tôi có thể quyết định một cách trí tuệ.
- Tôi thong thả, không vội vàng. Mỗi khi cần phải quyết định một điều gì đó quan trọng, tôi hành thiền thật nhiều, có khi đến vài ngày, để tâm mình thực sự bình an và tĩnh lặng, rồi khi đó tôi mới quyết định. Khi đó không còn là tâm tham quyết định nữa, không phải là tâm sân quyết định, cũng không phải ghen tỵ, ngã mạn, si mê và ảo tưởng quyết định, mà là chánh niệm và trí tuệ quyết định. Vì vậy, rất hiếm khi tôi phạm sai lầm nghiêm trọng khi ra quyết định.
Khi bạn thực sự tĩnh lặng, bình an, và trí tuệ thì trí tuệ đó sẽ lựa chọn trực tiếp. Không phải là bạn lựa chọn mà là trí tuệ, trí tuệ lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể nương tựa vào nó"
Ts U.Jotika
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Bám víu vào các đối tượng của giác cảm sẽ làm cho tâm thức thèm thuồng và bệnh hoạn. Gom góp được thật nhiều của cải không có nghĩa là làm cho tâm thức được an bình một cách tương xứng.
Hãy nhìn vào những kẻ có đầy đủ tiện nghi vật chất, họ có thể tự cung phụng cho mình suốt đời, thế nhưng họ vẫn sống trong tình trạng âu lo, buồn khổ, bất toại nguyện và khép kín. Họ không hiểu rằng hiến dâng sẽ mang lại một niềm hân hoan to lớn nhất. Họ cũng không thể hiểu được là không cần phải có thật nhiều của cải mới đủ sức hiến dâng một nụ cười hầu giúp cho kẻ khác được sung sướng.
Các tiện nghi vật chất của họ thật dồi dào, thế nhưng chúng không hề mang lại cho họ được một mảy may hạnh phúc nào, bởi vì chỉ có một cách duy nhất trong số tất cả các phương tiện mà chúng ta có thể có được nhằm giúp cải thiện cuộc sống nội tâm của mình: đấy là sự tu sửa tâm linh.
( Đức DaLaiLaMa)
__(())__
Hãy nhìn vào những kẻ có đầy đủ tiện nghi vật chất, họ có thể tự cung phụng cho mình suốt đời, thế nhưng họ vẫn sống trong tình trạng âu lo, buồn khổ, bất toại nguyện và khép kín. Họ không hiểu rằng hiến dâng sẽ mang lại một niềm hân hoan to lớn nhất. Họ cũng không thể hiểu được là không cần phải có thật nhiều của cải mới đủ sức hiến dâng một nụ cười hầu giúp cho kẻ khác được sung sướng.
Các tiện nghi vật chất của họ thật dồi dào, thế nhưng chúng không hề mang lại cho họ được một mảy may hạnh phúc nào, bởi vì chỉ có một cách duy nhất trong số tất cả các phương tiện mà chúng ta có thể có được nhằm giúp cải thiện cuộc sống nội tâm của mình: đấy là sự tu sửa tâm linh.
( Đức DaLaiLaMa)
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
..Vô thường một sớm làm cây chổi
Quét lá mùa thu, quét mạng người.
Nếu hay vạn sự là mây nổi
Thì giờ nắm níu hoặc buông lơi?
Nhiều lắm trăm năm một kiếp người
Đến rồi ai cũng phải Đi thôi.
Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa
Để buổi xuôi tay miệng mĩm cười.. (*___*)
Quét lá mùa thu, quét mạng người.
Nếu hay vạn sự là mây nổi
Thì giờ nắm níu hoặc buông lơi?
Nhiều lắm trăm năm một kiếp người
Đến rồi ai cũng phải Đi thôi.
Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa
Để buổi xuôi tay miệng mĩm cười.. (*___*)
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Sống ở đời
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ".
Năm ngoái cha được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: ông vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời:
"Sống nên nghiêm khắc với chính mình nhưng phải dễ dàng với người khác con ạ!"
___(())___
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ".
Năm ngoái cha được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: ông vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời:
"Sống nên nghiêm khắc với chính mình nhưng phải dễ dàng với người khác con ạ!"
___(())___
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Thấy zậy mà không phải zậy
Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn trai nói :
“Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”
... Bà lão vẫn theo sát nút hai người....
Cô gái nghĩ : “Trời ạ ! Sao mà dai như đỉa thế !”
Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng lạnh lùng :
“Không có tiền !”
Bà lão cười :
“Bà biết con không có tiền, bà vừa nhặt được cái ví tiền của con đây!”
***
- Eo ôi! có đôi khi ta nghĩ xấu cho người, hóa ra ta xấu trước?!
Namo Buddhaya
__(())__
Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn trai nói :
“Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”
... Bà lão vẫn theo sát nút hai người....
Cô gái nghĩ : “Trời ạ ! Sao mà dai như đỉa thế !”
Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng lạnh lùng :
“Không có tiền !”
Bà lão cười :
“Bà biết con không có tiền, bà vừa nhặt được cái ví tiền của con đây!”
***
- Eo ôi! có đôi khi ta nghĩ xấu cho người, hóa ra ta xấu trước?!
Namo Buddhaya
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Khi Trời Chớm Thu
Dặn em thôi những vội vàng
Ngước nhìn mấy cụm mây ngàn phố thu
Bôn ba chi cõi sương mù
Trăm năm ngó lại cũng như.. khóc chào!
Dặn em ngày tháng hư hao
Hãy thôi mở mắt chiêm bao, dật dờ
- Dù đời đó một cơn mơ
Cũng xin dệt nốt bài thơ thiện lành.
Dặn em học để mà hành
Phải đâu mỗi chút hơn tranh với người,
Ai chen đua, ấy chuyện đời!
Nguyện làm sen trắng bên trời tỏa hương..
Dặn em sống Hiểu và Thương
Vì Tâm, cảnh ấy vô thường cả hai
Nhân gian tô vẽ hình hài
Em ngồi, soi lại một đài gương tâm.
Dặn em quên những thăng, trầm
Đừng ôm dĩ vãng - âm thầm viễn mơ..
- Về đây, thôi sống hững hờ
Xưa, sau là mộng. Bây giờ trạm nhiên.
Dặn em, lắng giọt ưu phiền
Nhìn thu trải nắng trên miền cỏ hoa
Chi rồi cũng sẽ phôi pha
Trăm năm đó chẳng qua là một hơi!
- Dặn em quên lối ngược, xuôi
Ngồi yên, thở nhẹ, biết trời chớm Thu..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
__(())__
Dặn em thôi những vội vàng
Ngước nhìn mấy cụm mây ngàn phố thu
Bôn ba chi cõi sương mù
Trăm năm ngó lại cũng như.. khóc chào!
Dặn em ngày tháng hư hao
Hãy thôi mở mắt chiêm bao, dật dờ
- Dù đời đó một cơn mơ
Cũng xin dệt nốt bài thơ thiện lành.
Dặn em học để mà hành
Phải đâu mỗi chút hơn tranh với người,
Ai chen đua, ấy chuyện đời!
Nguyện làm sen trắng bên trời tỏa hương..
Dặn em sống Hiểu và Thương
Vì Tâm, cảnh ấy vô thường cả hai
Nhân gian tô vẽ hình hài
Em ngồi, soi lại một đài gương tâm.
Dặn em quên những thăng, trầm
Đừng ôm dĩ vãng - âm thầm viễn mơ..
- Về đây, thôi sống hững hờ
Xưa, sau là mộng. Bây giờ trạm nhiên.
Dặn em, lắng giọt ưu phiền
Nhìn thu trải nắng trên miền cỏ hoa
Chi rồi cũng sẽ phôi pha
Trăm năm đó chẳng qua là một hơi!
- Dặn em quên lối ngược, xuôi
Ngồi yên, thở nhẹ, biết trời chớm Thu..
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
“Khi ở một mình, ngài có ăn thịt không?
Có người khách hỏi lão hòa thượng:
Pháp sư, con muốn hỏi ngài một vấn đề hơi bất kính một chút có được không ạ?
Lão hòa thượng: Xin ông cứ nói!
Người khách:
Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở một mình trong phòng ngài có ăn thịt không?
Lão hòa thượng hỏi người khách: Ông tự lái xe tới đây phải không?
Người khách trả lời: Vâng, đúng ạ!
Lão hòa thượng: Khi lái xe cần thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát? Nếu như vì bản thân mình thì có hay không có cảnh sát ông sẽ vẫn đều thắt thôi.
Người khách: A, Con hiểu rồi!
- Rất nhiều người nói rằng không tự có kỷ luật, không có người đốc thúc thì không thể kiên trì thành công thói quen của mình. Bây giờ bạn đã hiểu rõ nên làm thế nào chưa?
__(())__
Năm trăm nghìn có thể mua được xe hơi?
Có người phàn nàn với lão hòa thượng nói:
Thưa thầy! Vì sao mà con nỗ lực cố gắng rồi mà cũng vẫn không đạt được? Làm việc thiện, niệm kinh cũng đã có cả rồi nhưng vận mệnh vẫn không thấy cải biến gì?
Lão hòa thượng: Vậy, ta cho ông một tờ 500 nghìn đồng có được không?
Người khách: Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!
Lão hòa thượng: Là ta muốn ông làm giúp ta một việc.
Người khách: Sư Phụ, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối giúp thầy làm tốt.
Lão hòa thượng: Hãy giúp ta mua một chiếc xe hơi.
Người khách: (giật mình kinh ngạc)
- Sư Phụ, 500 nghìn làm sao có thể mua được xe hơi cơ chứ?!
Lão hòa thượng:
Ông biết 500 nghìn mua không được xe hơi!
Thế nhưng trên đời này có rất nhiều người đều đang vắt hết óc ra để suy nghĩ làm sao chỉ cần bỏ ra một chút thôi mà lại muốn phải đạt được rất nhiều thứ đấy!
A Di Đà Phật
__(())__
Có người khách hỏi lão hòa thượng:
Pháp sư, con muốn hỏi ngài một vấn đề hơi bất kính một chút có được không ạ?
Lão hòa thượng: Xin ông cứ nói!
Người khách:
Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở một mình trong phòng ngài có ăn thịt không?
Lão hòa thượng hỏi người khách: Ông tự lái xe tới đây phải không?
Người khách trả lời: Vâng, đúng ạ!
Lão hòa thượng: Khi lái xe cần thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát? Nếu như vì bản thân mình thì có hay không có cảnh sát ông sẽ vẫn đều thắt thôi.
Người khách: A, Con hiểu rồi!
- Rất nhiều người nói rằng không tự có kỷ luật, không có người đốc thúc thì không thể kiên trì thành công thói quen của mình. Bây giờ bạn đã hiểu rõ nên làm thế nào chưa?
__(())__
Năm trăm nghìn có thể mua được xe hơi?
Có người phàn nàn với lão hòa thượng nói:
Thưa thầy! Vì sao mà con nỗ lực cố gắng rồi mà cũng vẫn không đạt được? Làm việc thiện, niệm kinh cũng đã có cả rồi nhưng vận mệnh vẫn không thấy cải biến gì?
Lão hòa thượng: Vậy, ta cho ông một tờ 500 nghìn đồng có được không?
Người khách: Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!
Lão hòa thượng: Là ta muốn ông làm giúp ta một việc.
Người khách: Sư Phụ, thầy nói làm việc gì con cũng tuyệt đối giúp thầy làm tốt.
Lão hòa thượng: Hãy giúp ta mua một chiếc xe hơi.
Người khách: (giật mình kinh ngạc)
- Sư Phụ, 500 nghìn làm sao có thể mua được xe hơi cơ chứ?!
Lão hòa thượng:
Ông biết 500 nghìn mua không được xe hơi!
Thế nhưng trên đời này có rất nhiều người đều đang vắt hết óc ra để suy nghĩ làm sao chỉ cần bỏ ra một chút thôi mà lại muốn phải đạt được rất nhiều thứ đấy!
A Di Đà Phật
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Nếu tôi chọn suy nghĩ hạnh phúc,
tâm trạng của tôi sẽ hạnh phúc sướng vui.
Nếu tôi chọn suy nghĩ tiêu cực,
tâm trạng của tôi sẽ trở nên tồi tệ.
Suy nghĩ của tôi tạo ra tâm trạng. Đơn giản là thế.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi,
nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Sự được, mất này phụ thuộc hoàn toàn vào cách nghĩ của bạn đấy thôi!
'' Mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui, chọn những bông hoa & những nụ cười..'' (*___*)
HAVE A NICE DAY .
__(())__
tâm trạng của tôi sẽ hạnh phúc sướng vui.
Nếu tôi chọn suy nghĩ tiêu cực,
tâm trạng của tôi sẽ trở nên tồi tệ.
Suy nghĩ của tôi tạo ra tâm trạng. Đơn giản là thế.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi,
nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Sự được, mất này phụ thuộc hoàn toàn vào cách nghĩ của bạn đấy thôi!
'' Mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui, chọn những bông hoa & những nụ cười..'' (*___*)
HAVE A NICE DAY .
__(())__