MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
ĐẠO DƯỠNG SINH
Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì không bờ bến. đem
cái có hạn (như sinh lực của ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng
ham muốn của ta) là nguy vậy!
Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơn nữa. Làm việc thiện mà không bị
danh ràng buộc; theo con đường giữa mà đi, thì có thể giữ được thân mình, có
thể toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng mẹ cha và có thể hưởng được hết
tuổi trời.
Bào Đinh mổ bò cho Văn Huệ Quân.
Lúc ra thịt, điệu bộ của tay động, của vai đưa, của chân đạp, của gối chạm,
tiếng da xương lìa nhau, tiếng dao cạo cắt đều trúng cung bực, hợp với điệu
múa Tang Lâm, với bài nhạc Kinh- Thủ.
Văn Huệ Quân nói: "Hay thật! Nghệ thuật đến đó là cùng!"
Bào Đinh buông dao, thưa rằng: "Cái chỗ ưa thích của thần, là Đạo. Ban sơ,
lúc ra thịt một con bò, chỗ mà thần chỉ có thấy mà thôi, là con bò. Về sau ba
năm, thần không còn thấy con bò nữa. Bấy giờ, thần không dùng con mắt để
nhìn, mà dùng cái thần để xem: ngũ quan dừng lại, mà thần thì muốn đi,
nương theo thiên lý. Tách các gân lớn, lùa các khớp lớn, nhân chỗ cố niên của
nó mà cắt. Bắp thịt còn không xắt qua, huống chi là khớp xương to. Người bếp
thường mỗi tháng thay dao một lần, vì họ chặt. Nay con dao của thần đã dùng
mười chín năm; số bò đã mổ có trên nghìn con, vậy mà dao như mới mài
xong. Các khớp xương kia có kẽ hở mà lưỡi dao nầy thì mỏng. Lấy cái bề
mỏng của con dao mà đưa vào chỗ kẽ, thì rộng có thừa. Vì vậy mà lưỡi dao đã
dùng mười chín năm nay vẫn còn sắc như mới mài. Tuy vậy, mỗi khi gặp
những chỗ gân xương sát nhau quá cảm thấy khó làm, thì thần phải nhìn kỹ,
hành động chậm lại; con dao cử động một cách rất nhẹ nhàng, thế mà thịt lại
đứt và rơi xuống như bùn rơi xuống đất. Bấy giờ thần cầm dao đứng yên,
ngảnh nhìn bốn phía, đắc ý vì được con dao tốt, rồi đem cất nó đi…"
Văn Huệ Quân nói: "Hay biết chừng nào! Ta nghe lời nói của Bào Đinh mà
hiểu được cái đạo dưỡng sinh!"
Sinh lực của ta thì có hạn, mà sự muốn biết của ta thì không bờ bến. đem
cái có hạn (như sinh lực của ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng
ham muốn của ta) là nguy vậy!
Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơn nữa. Làm việc thiện mà không bị
danh ràng buộc; theo con đường giữa mà đi, thì có thể giữ được thân mình, có
thể toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng mẹ cha và có thể hưởng được hết
tuổi trời.
Bào Đinh mổ bò cho Văn Huệ Quân.
Lúc ra thịt, điệu bộ của tay động, của vai đưa, của chân đạp, của gối chạm,
tiếng da xương lìa nhau, tiếng dao cạo cắt đều trúng cung bực, hợp với điệu
múa Tang Lâm, với bài nhạc Kinh- Thủ.
Văn Huệ Quân nói: "Hay thật! Nghệ thuật đến đó là cùng!"
Bào Đinh buông dao, thưa rằng: "Cái chỗ ưa thích của thần, là Đạo. Ban sơ,
lúc ra thịt một con bò, chỗ mà thần chỉ có thấy mà thôi, là con bò. Về sau ba
năm, thần không còn thấy con bò nữa. Bấy giờ, thần không dùng con mắt để
nhìn, mà dùng cái thần để xem: ngũ quan dừng lại, mà thần thì muốn đi,
nương theo thiên lý. Tách các gân lớn, lùa các khớp lớn, nhân chỗ cố niên của
nó mà cắt. Bắp thịt còn không xắt qua, huống chi là khớp xương to. Người bếp
thường mỗi tháng thay dao một lần, vì họ chặt. Nay con dao của thần đã dùng
mười chín năm; số bò đã mổ có trên nghìn con, vậy mà dao như mới mài
xong. Các khớp xương kia có kẽ hở mà lưỡi dao nầy thì mỏng. Lấy cái bề
mỏng của con dao mà đưa vào chỗ kẽ, thì rộng có thừa. Vì vậy mà lưỡi dao đã
dùng mười chín năm nay vẫn còn sắc như mới mài. Tuy vậy, mỗi khi gặp
những chỗ gân xương sát nhau quá cảm thấy khó làm, thì thần phải nhìn kỹ,
hành động chậm lại; con dao cử động một cách rất nhẹ nhàng, thế mà thịt lại
đứt và rơi xuống như bùn rơi xuống đất. Bấy giờ thần cầm dao đứng yên,
ngảnh nhìn bốn phía, đắc ý vì được con dao tốt, rồi đem cất nó đi…"
Văn Huệ Quân nói: "Hay biết chừng nào! Ta nghe lời nói của Bào Đinh mà
hiểu được cái đạo dưỡng sinh!"
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
ĐẠO DƯỠNG SINH (TT)
Công Văn Hiên thấy vị quan Hữu Sư mà kinh ngạc!
ấy là ai đó vậy? Tại sao mà lại chỉ còn có một chân? Trời làm ra thế chăng?
Hay người làm ra thế chăng?
Hữu Sư đáp:
Do trời đấy, không phải do người đâu. Trời sinh ta, bắt ta phải một chân. Hình
dung của con người thì phải có hai chân cùng đi mới được. Vì vậy, mới biết
rằng, đó là do trời, chứ không phải do người làm ra.
Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi, một lần mổ, trăm bước đi, một lần uống,
nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng. Sự sống tuy khỏe, nhưng
lại đâu có ưa việc ấy.
------------------------------------------------------
KHÓC VS CƯỜI ?
Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng rồi bước ra.
Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?
Phải.
Vậy thì, điếu như vậy coi được không?
Được chứ! Trước kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta
vào điếu, thấy có người già khóc như khóc con, có người trẻ khóc như khóc
mẹ. Cái chỗ hợp lại đó (cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai
khóc nó mà khóc. Thế là đã trốn trời, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh.
Người xưa gọi đó là hình phạt của sự trốn trời. Vui mà đến, là phu tử an thời;
vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thời xử thuận, thì buồn vui không sao xâm
nhập cõi lòng. Người xưa cho rằng đó là tháo mở cái sợi dây mà Tạo Hóa đã
cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết
đến đâu là cùng.
Công Văn Hiên thấy vị quan Hữu Sư mà kinh ngạc!
ấy là ai đó vậy? Tại sao mà lại chỉ còn có một chân? Trời làm ra thế chăng?
Hay người làm ra thế chăng?
Hữu Sư đáp:
Do trời đấy, không phải do người đâu. Trời sinh ta, bắt ta phải một chân. Hình
dung của con người thì phải có hai chân cùng đi mới được. Vì vậy, mới biết
rằng, đó là do trời, chứ không phải do người làm ra.
Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi, một lần mổ, trăm bước đi, một lần uống,
nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng. Sự sống tuy khỏe, nhưng
lại đâu có ưa việc ấy.
------------------------------------------------------
KHÓC VS CƯỜI ?
Lão Đam chết, Tần Thất đến điếu, khóc gào ba tiếng rồi bước ra.
Học trò hỏi: không phải bạn của thầy sao?
Phải.
Vậy thì, điếu như vậy coi được không?
Được chứ! Trước kia, đó là bạn ta thật; nay thì không phải vậy nữa. Lúc nãy ta
vào điếu, thấy có người già khóc như khóc con, có người trẻ khóc như khóc
mẹ. Cái chỗ hợp lại đó (cái xác của ông ta), có cầu ai nói đến mà nói, có cầu ai
khóc nó mà khóc. Thế là đã trốn trời, thêm tình, quên chỗ mình thọ lãnh.
Người xưa gọi đó là hình phạt của sự trốn trời. Vui mà đến, là phu tử an thời;
vui mà đi, là phu tử xử thuận. An thời xử thuận, thì buồn vui không sao xâm
nhập cõi lòng. Người xưa cho rằng đó là tháo mở cái sợi dây mà Tạo Hóa đã
cột ta vào cõi sống. Thì cũng như việc lửa vào củi, lửa truyền mãi không biết
đến đâu là cùng.
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
ĐẠO DƯỠNG SINH (tt)
Dưỡng sinh cũng phải vừa lo trong, vừa lo ngoài, không nên thái quá hay bất
cập.
Thiên Đạt sinh giải về cái Đạo dưỡng sinh vừa bên trong bên ngoài nầy rất rõ:
"Điền Khai Chi yết kiến Châu Uy Công. Uy công nói: Ta có nghe thầy của
khanh là Chúc Thận có được cái Đạo sống. Khanh cùng Chúc Thận ở chung
với nhau, vậy khanh có nghe nói về Đạo ấy không?
Điền Khai Chi nói: Tôi là đứa quét nhà, làm gì nghe đặng!
Uy công nói: Điền tử chớ khiêm nhượng. Quả nhân muốn nghe điều đó.
Điền Khai Chi nói: Nghe thầy tôi nói: người khéo dưỡng sinh giống như người
chăn chiên. Thấy con nào lẻ bầy, thì quất nó (cho nó trở về với bầy)."
Uy công nói: Nghĩa là sao?
Điền Khai Chi nói: Tại nước Lỗ, có tên Đơn Báo ở trong non, uống nước suối,
không cùng người cộng lợi. đã bảy mươi tuổi mà nhan sắc còn như đứa con
nít. Rủi bị cọp bắt ăn. Cũng có tên Trương Nghị, không cửa cao nhà rộng nào
mà y không chạy đến (để cầu thân). được bốn mươi tuổi, bị bệnh nội thiệt mà
chết. Báo, thì dưỡng phần trong mà cọp ăn phần ngoài; Nghị, thì dưỡng phần
ngoài mà bị bệnh giết phần trong. Hai người đó đều không biết quất con chiên
lẻ bầy."
Trong và ngoài, là hai điều không thể lìa nhau. Vật chất, tinh thần
, không phải chỉ ảnh hưởng lẫn nhau rất mật thiết mà thôi, hơn nữa, cả
hai là một. Để cho lìa nhau, là sai với tự nhiên, không khác nào con chiên lạc
bầy. Đánh cho nó trở về, là hợp lại hai lẽ "trong" và "ngoài": đạo dưỡng sinh
đến đó mới là đầy đủ và toàn hảo.
ĐẠO DƯỠNG SINH (tt)
Đến như cái hại về sinh lực do sự sắc dục ăn uống mà gây nên, người dưỡng
sinh cũng không nên không để ý: "Gặp nơi tử địa, anh em cha con còn biết lo
sợ, răn bảo nhau đừng bước vào. Còn như trên chăn chiếu, giữa cuộc uống ăn,
cũng là nơi tử địa, sao không mấy kẻ biết lo sợ, không biết răn mà nhủ nhau,
lại còn mạo hiểm lăn mình vào, thì là quá rồi!"
Nhất là đừng để kẻ khác lợi dụng lòng háo danh của mình để bắt mình phụng
sự cho tư dục họ: Trang tử, cũng trong thiên Đạt sinh, có nói: "Một vị quan
lãnh việc tế tự, nói với heo: Sao bây ghét chết? Ta nuôi bây trọn ba tháng. Vì
bây mà ta phải giữ ba ngày chay, mười ngày giới. Lúc tế, ta để bây trên chiếu
trắng, trên mâm chạm. Bây còn phàn nàn nỗi gì nữa? Ôi! Nếu vị quan ấy, thật
tình nuôi heo (vì nó), sao không để cho nó tự do ăn tấm cám, sao cũng được.
Vị quan ấy thích sống theo áo mão, chết có quan quách, và cho vậy là vinh, rồi
lại tưởng cho heo cũng như thế!"
Dưỡng sinh cũng phải vừa lo trong, vừa lo ngoài, không nên thái quá hay bất
cập.
Thiên Đạt sinh giải về cái Đạo dưỡng sinh vừa bên trong bên ngoài nầy rất rõ:
"Điền Khai Chi yết kiến Châu Uy Công. Uy công nói: Ta có nghe thầy của
khanh là Chúc Thận có được cái Đạo sống. Khanh cùng Chúc Thận ở chung
với nhau, vậy khanh có nghe nói về Đạo ấy không?
Điền Khai Chi nói: Tôi là đứa quét nhà, làm gì nghe đặng!
Uy công nói: Điền tử chớ khiêm nhượng. Quả nhân muốn nghe điều đó.
Điền Khai Chi nói: Nghe thầy tôi nói: người khéo dưỡng sinh giống như người
chăn chiên. Thấy con nào lẻ bầy, thì quất nó (cho nó trở về với bầy)."
Uy công nói: Nghĩa là sao?
Điền Khai Chi nói: Tại nước Lỗ, có tên Đơn Báo ở trong non, uống nước suối,
không cùng người cộng lợi. đã bảy mươi tuổi mà nhan sắc còn như đứa con
nít. Rủi bị cọp bắt ăn. Cũng có tên Trương Nghị, không cửa cao nhà rộng nào
mà y không chạy đến (để cầu thân). được bốn mươi tuổi, bị bệnh nội thiệt mà
chết. Báo, thì dưỡng phần trong mà cọp ăn phần ngoài; Nghị, thì dưỡng phần
ngoài mà bị bệnh giết phần trong. Hai người đó đều không biết quất con chiên
lẻ bầy."
Trong và ngoài, là hai điều không thể lìa nhau. Vật chất, tinh thần
, không phải chỉ ảnh hưởng lẫn nhau rất mật thiết mà thôi, hơn nữa, cả
hai là một. Để cho lìa nhau, là sai với tự nhiên, không khác nào con chiên lạc
bầy. Đánh cho nó trở về, là hợp lại hai lẽ "trong" và "ngoài": đạo dưỡng sinh
đến đó mới là đầy đủ và toàn hảo.
ĐẠO DƯỠNG SINH (tt)
Đến như cái hại về sinh lực do sự sắc dục ăn uống mà gây nên, người dưỡng
sinh cũng không nên không để ý: "Gặp nơi tử địa, anh em cha con còn biết lo
sợ, răn bảo nhau đừng bước vào. Còn như trên chăn chiếu, giữa cuộc uống ăn,
cũng là nơi tử địa, sao không mấy kẻ biết lo sợ, không biết răn mà nhủ nhau,
lại còn mạo hiểm lăn mình vào, thì là quá rồi!"
Nhất là đừng để kẻ khác lợi dụng lòng háo danh của mình để bắt mình phụng
sự cho tư dục họ: Trang tử, cũng trong thiên Đạt sinh, có nói: "Một vị quan
lãnh việc tế tự, nói với heo: Sao bây ghét chết? Ta nuôi bây trọn ba tháng. Vì
bây mà ta phải giữ ba ngày chay, mười ngày giới. Lúc tế, ta để bây trên chiếu
trắng, trên mâm chạm. Bây còn phàn nàn nỗi gì nữa? Ôi! Nếu vị quan ấy, thật
tình nuôi heo (vì nó), sao không để cho nó tự do ăn tấm cám, sao cũng được.
Vị quan ấy thích sống theo áo mão, chết có quan quách, và cho vậy là vinh, rồi
lại tưởng cho heo cũng như thế!"
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
ĐẠO DƯỠNG SINH (tt)
Người ta nói: "nuôi quân ngàn thuở, nhờ có một khi"…Và chỉ một khi thôi,
nhưng có khi lại phải thương sinh tính mạng là thường… "Trang tử câu trên
sông Bộc. Sở vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời ông ra làm quan.
Trang tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói: "Tôi
nghe vua Sở có con thần quy, chết đã ba nghìn năm. Vua Sở quý nó và cất trên
miếu đường. Con qui ấy, chịu chết để lưu lại cái xương của mình cho người ta
thờ, hay chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?"Hai vị đại phu
nói:" Thà sống lê cái đuôi trong bùn còn hơn."Trang tử nói:" Thôi, về đi. Ta
đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn .
Người theo Đạo Dưỡng Sinh có đâu lại lao đầu vào vòng "cân đai áo mão",
"cá chậu chim lồng" để phải bị chặt chân, lại còn ngoan cố ngụy biện cho là số
Trời ! ?
"Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi một lần mổ, trăm bước đi
một lần uống, nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng…" dù đó là
một cái lồng sơn son thếp vàng…
Người ta nói: "nuôi quân ngàn thuở, nhờ có một khi"…Và chỉ một khi thôi,
nhưng có khi lại phải thương sinh tính mạng là thường… "Trang tử câu trên
sông Bộc. Sở vương sai hai quan đại phu đem lễ vật mời ông ra làm quan.
Trang tử cầm cần câu không nhúc nhích cũng không thèm nhìn lại, nói: "Tôi
nghe vua Sở có con thần quy, chết đã ba nghìn năm. Vua Sở quý nó và cất trên
miếu đường. Con qui ấy, chịu chết để lưu lại cái xương của mình cho người ta
thờ, hay chịu thà sống mà kéo lê cái đuôi của mình trong bùn?"Hai vị đại phu
nói:" Thà sống lê cái đuôi trong bùn còn hơn."Trang tử nói:" Thôi, về đi. Ta
đây cũng chịu kéo lê cái đuôi của mình trong bùn .
Người theo Đạo Dưỡng Sinh có đâu lại lao đầu vào vòng "cân đai áo mão",
"cá chậu chim lồng" để phải bị chặt chân, lại còn ngoan cố ngụy biện cho là số
Trời ! ?
"Con trĩ ở trong chầm, mười bước đi một lần mổ, trăm bước đi
một lần uống, nhưng nào có mong được nuôi dưỡng ở trong lồng…" dù đó là
một cái lồng sơn son thếp vàng…
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
ĐẠO DƯỠNG SINH (tt)
Trang Tử viết :"cây trên
núi, tự nó là cừu địch của nó… cây quế ăn được, nên bị đốn. Cây sơn dùng
được, nên bị chặt." Con người mà có tài và để cho người người đều biết mình
là có tài, thì sẽ như cây sơn, cây quế… bị chặt, bị đốn. "người ta đều biết cái
lợi của hữu dụng, mà không biết cái lợi của vô dụng."
Trang Tử viết :"cây trên
núi, tự nó là cừu địch của nó… cây quế ăn được, nên bị đốn. Cây sơn dùng
được, nên bị chặt." Con người mà có tài và để cho người người đều biết mình
là có tài, thì sẽ như cây sơn, cây quế… bị chặt, bị đốn. "người ta đều biết cái
lợi của hữu dụng, mà không biết cái lợi của vô dụng."
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ: