MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Nước Lỗ, có người cụt chân, tên là Thúc Sơn Vô Chỉ, khập khễnh đến ra

mắt Trọng Ni. Trọng Ni nói:

Ngươi trước đây không cẩn thận nên phải bị tai họa như thế, nay dù có đến

đây cũng không sao kịp nữa!

Vô Chỉ nói: "Tôi vì không biết việc nên khinh dụng tấm thân này mà phải bị

mất hết một chân. Nay tôi đến đây, còn lại có một chân quý này, thời tôi mong

giữ cho nó vẹn toàn. Trời, không gì là không che; Đất không gì là không

chở, tôi mong xem phu tử như Trời Đất. Nào ngờ phu tử lại đối xử với tôi như

thế!"

Khổng- tử nói: "Khưu nầy quả hẹp hòi! Sao ông không vào trong chơi, tôi xin

đem những gì đã nghe được mà giảng cho ông nghe!"

Vô Chỉ ra đi. Khổng- tử nói:

Các đệ tử hãy cố gắng lên! Kìa như Vô Chỉ là kẻ cụt chân mà còn mong học

để bù lại cái việc làm sai lầm buổi trước, huống chi kẻ mà đức vẫn còn vẹn

tòan!

Vô Chỉ nói chuyện với Lão Đam:

Khổng- Khưu hình như chưa phải là bậc chí nhân! ông ta dạy làm gì mà đông

học trò thế? Ông lại còn mong được tăm tiếng về những cái học kỳ dị huyễn

hoặc, vậy chứ ông không biết rằng đối với bậc chí nhân, đó tòan là những

gông cùm cho mình ư?

Lão Đam nói:

Sao ông không bảo thẳng cho ông ta biết rằng Sống và Chết đều là cùng một

lẽ, nên và chẳng nên đều cùng là một việc, hầu mở gông cùm cho ông ta có

được không?

Vô Chỉ nói:

Trời đã hành tội ông ta, gỡ ra sao được!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

CHÂN TRI

Bậc thánh nhân không dùng lời nói mà dạy người, là vì bàn về lẽ Đạo, tức

là "cái điều chỉ có thể cảm mà không thể nói" không sao có thể được, nhất là

phải dùng đến lời nói của giới tương đối nhị nguyên.

Cho nên Lão tử mới nói: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri" (biết, thì không

nói; nói, là không biết), là vì "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo". Kẻ nào tự cho

là đã hiểu Đạo và đem cái Đạo ấy mà dạy ta, là kẻ dối ta, nếu không phải họ tự

dối với lòng.

Thiên Trí Bắc Du giải đọan này có nói: "Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền-

Thủy, lên núi ẩ- Phần, gặp Vô- Vi- Vị.

Trí gọi Vô- Vi- Vị, bảo:" Tôi muốn hỏi ông ít điều. Nghĩ làm sao, lo làm sao

mà biết được Đạo? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo? Theo đâu

và đi đường nào mà tìm được Đạo?"

Hỏi ba lời, Vô- Vi- Vị không đáp. Chẳng phải không đáp, mà là không biết

phải đáp làm sao.

Hỏi không được, Trí trở lại Bạch- Thủy, ở phương Nam, lên núi Hồ- Quyết,

gặp Cuồng- Khuất. Trí cũng đem ba câu hỏi trước, hỏi Cuồng- Khuất.

Cuồng- Khuất nói:" à! Tôi biết, để tôi nói cho." Nhưng, vừa muốn nói, thì lại

quên mất chỗ mình muốn nói.

Trí không hỏi ai được, bèn trở lại đế- cung ra mắt Hoàng- đế để hỏi:

Hoàng- đế nói: "không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu,

không làm gì mới rõ Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới được

Đạo."

Trí hỏi Hoàng- đế:" Tôi cùng ông biết Đạo chăng? Còn hai người kia không

biết Đạo chăng? Ai phải?"

Hoàng- đế nói:" Vô- Vi- Vị mới thật là phải. Cuồng- Khuất cũng giống như

Vô- Vi- Vị. Rốt lại, chỉ có ta và ngươi là không gần Đạo mà thôi. Vả, kẻ biết

thì không nói, kẻ nói là không biết. Nên chi, bậc Thánh- nhân mới thực hành

cái thuyết "bất ngôn"!"

Ấy, Đạo chẳng thể nói ra đặng; nói ra đặng chẳng phải còn là cái Đạo

"thường" nữa. Cho nên Trang tử mới nói: "Kẻ hỏi Đạo cũng như người đáp lại

đều là những kẻ không hiều Đạo!"
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

ĐỨC
Chi Ly Vô Thần vào thuyết Vệ Linh Công. Linh Công ưa thích đến đỗi

nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu!

Ứng Ánh Đại Anh vào thuyết Tề Hoàn Công. Hoàn Công ưa thích đến đỗi

nhìn lại những kẻ thân hình toàn vẹn đều có cái cổ bé nhỏ khẳng khiu!

Cho nên Đức mà hơn người có thể làm cho quên hẳn được hình hài. Người ta

(trái lại) không biết quên cái nên quên (hình hài) mà lại hay quên cái không

nên quên (đức), đó mới là thật quên. Bởi vậy, Thánh nhân có chỗ để mà tụ

lại ; hiểu rằng Trí là mầm của tội , đức là

nối tiếp. Thánh nhân không mưu tính, thì dùng chi đến Trí?

Không đẽo gọt thì dùng chi đến keo? Không mất tính thì dùng chi đến đức?

Không bán chác thì dùng chi đến buôn? Bốn cái đó là "Trời nuôi". Trời nuôi,

tức là trời cho hấp thụ (cái món ăn của trời). Đã được Trời nuôi, cần gì dùng

đến nhân tạo nữa! Thánh nhân có cái hình của người mà không có cái tình của

người. Có cái hình của người nên mới cung một đàn với người. Không có tình

của người, nên thị phi mới không động được lòng. Cùng một đàn với người là

việc nhỏ, mà riêng cùng làm một với Trời là việc lớn vậy!


"Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ

không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của

nó hơn làm vợ lớn kẻ khác (…) Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có

họa theo ý người thôi". Thế mà Lỗ Ai Công phong cho nó chức Tướng Quốc,

nó nhận rồi từ bỏ mà đi, Ai Công buồn bã đến tự thấy không làm sao an ủi

được khi mất nó.

***

Chi Ly Vô Thần, cũng như Ứng Ánh Đại Anh, người thì què chân, sứt môi,

người thì cổ bướu dị hình… thế mà khiến cho Vệ Linh Công và Tề Hoàn

Công ưa thích đến nỗi nhìn thấy kẻ thân hình tòan vẹn đều xấu xí cả.

Cho nên "đức mà hơn người có thể làm cho ta quên hẳn cả hình hài xấu xí".

Trên đây, một Vương Đài tàn tật, không nói gì cả mà thiên hạ tự hóa; một Ai

Đài Đà hình thù xấu xa, không nói gì cả mà thiên hạ đều quên cái xấu xí của

hình thù, đủ thấy rằng Đức mà đủ nơi trong thì người sẽ hợp với mọi người,

đâu đợi cần phải nhiều lời mới cảm hóa.

***

Chi Ly Vô Thần, là người có hình thể chia lìa như què chân và sứt môi

(xấu xí, kỳ dị). ứng ánh Đại Anh, tức là người cổ bướu dị hình. Nhân đây mà

gọi tên.

Thích cái đẹp bên trong, đến quên cả sự xấu xí của hình hài bên ngoài: đó là

cái thích đến tột độ.

Trong Tình sử Trung Hoa có chép câu chuyện một chàng trai si tình một

người đàn bà một mắt, bấy giờ trong thiên hạ anh ta nhìn lại tất cả mọi người

đàn bà khác trong nước đều có thừa một mắt cả.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Đầu trang

Trả lời bài viết