Mời Whitebear...

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Rất tiếc, tôi không phải là tiến sĩ ngôn ngữ học, nên không tiện nói chuyện với bạn. Cũng như tôi không có thừa thời gian, và có quá nhiều điều bổ ích để làm hơn là nói chuyện với bạn.

Bạn có thể liên lạc với khoa ngôn ngữ, ĐHKHXHNV hoặc một số nhà nghiên cứu chuyên về thành ngữ Việt Nam như là Lê Gia để xin ý kiến.

Còn cách hiểu của đại đa số quần chúng (trong đó có bạn và mấy nhà báo) và không nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ học thì sai sót là chuyện bình thường. Thôi xin tùy ý.
Sửa lần cuối bởi Whitebear vào lúc 00:13, 28/03/11 với 3 lần sửa.

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi PMK »

Hihi bạn nói vậy là thiếu trách nhiệm rồi. Nếu như bạn hiểu được ý tác giả quyển sách đó nói gì thì bạn thừa sức để trả lời. Trừ phi bạn trích dẫn một cách máy móc mà không hiểu gì cả ;)

Hình đại diện của thành viên
Chém Gió
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 00:21, 22/09/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi Chém Gió »

Hoa Tuyết đã viết:Gấu ơi là gấu
Hình ảnh
Đàn ông mà không dê thì chắc là đồ dở người :D
Được cảm ơn bởi: Hà Uyên

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi PMK »

Bạn Gấu mực làm vậy không hay, không thẳng thắn, không đáng mặt nam nhi đại trượng phu. Bạn có thể tranh luận với tôi tưng bừng khói lửa rất nhiều lần rồi cơ mà, sao bây giờ lại bảo là không có thời gian?

P.s: Bạn đừng thấy sau khi tôi có bài mới, lại lẳng lặng sửa bài viết cũ của mình nữa đấy nhé ;)

thương thương
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 552
Tham gia: 12:23, 08/09/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi thương thương »

Thật là hâm mộ bác Whitebear, lúc nào cũng có các chị em đeo bám để tranh luận, nhờ vả. Bác mà không làm tiến sỹ mà đi thi hot bot chắc cũng đậu đấy . :D

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi PMK »

Nhân tiện trong lúc chờ đợi bạn Gấu mực yêu quý của chúng ta bình tĩnh trở lại, xin post bài viết này hầu bà con :)


Tết là tâm linh...

Chủ Nhật, 30.1.2011 | 07:26 (GMT + 7)

Tết này đã bước vào tuổi 80, nhà nhiếp ảnh Quang Phùng nổi tiếng từ lâu với những bộ ảnh chụp về phố cổ với những nét văn hoá đặc trưng của người Hà Nội. Ông luôn giữ vẻ lịch lãm, tinh tế của người Hà Nội gốc từ những dòng chữ viết đẹp mà cẩn trọng của mình.


Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng
Đã bao lần trò chuyện cùng ông, lần này lại là câu chuyện khác: Về Tết xưa Hà Nội - trong không gian nhỏ hẹp của ngôi nhà nhỏ trong một cái xóm nhỏ nổi tiếng Hà Nội lại vào tiết trời se se thoáng mưa lắc rắc nên mang vẻ ảm đạm.
Hình ảnh
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng và mẹ tại Mỹ năm 1998.
“Điều cốt lõi của Tết là tâm linh, là nhớ về ông bà tổ tiên, nhớ về cội nguồn, sum họp. Bây giờ người ta coi nhẹ phần tinh thần, nặng về vật chất” - ông mở đầu câu chuyện như thế. Và rồi từng mẩu ký ức cứ hiện về, rải rác nhưng tụ lại về những cái Tết xưa của ông.

Ngày xưa, trước khi lau bàn thờ tổ tiên, cũng phải tắm rửa thân thể cho thật sạch sẽ. Tết đến là tôi biết mình lớn lên một tuổi, là ngoan hơn, hiền hơn và thêm kính trọng ông bà, cha mẹ. Ngày xưa khi đứng trước bàn thờ tổ tiên vái các cụ cũng nghiêm cẩn hơn, thành kính hơn, không qua loa, hình thức như bây giờ.

Ngày Tết nhà phải có cây mía - vì nó như cây cầu đưa ông bà ông vải về với con cháu. Giờ người ta bỏ mía vì nhà chật cũng vì người bán rong bị xua đuổi, phải ra ngoài thành phố.

Nồi bánh chưng là đặc sản ngày Tết, nhà giàu chọn gỗ đun phải là gỗ nhãn, gỗ mít còn không chọn gỗ xoan vì khói đắng. Ngày xưa, Hà Nội có 5 làng nghề: làng hoa (Nhật Tân), làng rau (Láng), làng cốm (Vòng), làng thuốc (Mơ, Bưởi) và làng nghề. Làng thuốc rất quan trọng với ngày Tết vì “phục vụ” cho buổi tắm tất niên. Người ta phải đặt trước vì hương liệu quý nên ít, hiếm. Một suất nước gội đầu (có đủ cả: sả, hương nhu, bồ kết, hoa bưởi...) gói trong lá tươi mang về nhà, trong khi ở nhà đã chuẩn bị sẵn một nồi nước đun sình sịch và buổi tắm tất niên có khác gì một nghi lễ!

Bữa cơm quan trọng nhất là bữa chiều 30 Tết vì con cháu sum họp, bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. Ngày Tết tuyệt nhiên không có chuyện nói tục, chửi bậy, không đòi nợ, không làm khó cho người khác vì ba ngày Tết cũng là ba ngày “tu nhân tích đức” để “quỷ thần hai vai chứng giám”. Ngày xưa, cây đào cũng khác bây giờ, cánh hoa đào dày chứ không mỏng như bây giờ...

Cụ ông thân sinh ra nhà nhiếp ảnh Quang Phùng ngày xưa là quan tuần phủ triều Nguyễn, là Đông các đại học sĩ. “Ông cụ tôi chữ đẹp lắm. Cả huyện, cả tổng đều tìm đến xin chữ ông cụ. Bao giờ nhà cũng tổ chức một buổi để ông viết chữ cho các cháu. Chữ Nhẫn, Lộc, Tài, Đức là hay được viết nhất”.

Ông nhớ lại mùng Ba Tết năm ấy, ông theo ông cụ về làng làm chủ tế, gặp đám trẻ con làng đánh đáo, mê quá cứ nằng nặc đứng lại xem và đòi phải xem xong mới cho ông cụ tế. “Thế mà bố tôi gật đầu. Hồi đó tôi 7 tuổi và đã đầy “quyền lực”, khi tất cả mọi người xung quanh trọng vọng tôi vì biết bố tôi chiều tôi nhất”.

Trong tâm trí của nhà nhiếp ảnh Quang Phùng, người mẹ thật đẹp. Đẹp về hình thức, đẹp về tính cách. “Cái cách mà bà chỉ huy đám phụ nữ làm bếp làm tôi nhớ mãi, quyền uy, sang trọng mà vẫn đằm thằm của người phụ nữ “tam tòng tứ đức” ngày xưa. Sau này ông cụ tôi mất, rồi về già bà sang sống bên Mỹ luôn trồng một cây mai trong phòng khách, như để luôn nhớ về quê hương”. Năm 1998, ông sang Mỹ và hình ảnh mà một người con mái đầu đã bạc vẫn như trẻ thơ sà vào lòng mẹ hiền từ, khoan dung mà thấm đẫm yêu thương thật xúc động...
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tet-la-tam-linh/30547" target="_blank

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi PMK »

BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG (Thích Chân Tính )
Quỷ thần hai vai chứng giám


Cây Bồ đề to lớn sừng sững phía trước cửa chùa. Những chiếc lá hình trái tim sum suê xanh tươi đang nhẹ nhàng lay động. Tiếng dế nỉ non hòa trong không gian tĩnh mịch. Những vì sao đang hiện rõ trên nền trời xanh thẫm. Cảnh vật chìm dần vào bóng đêm. Bên cội Bồ đề, dưới ánh sáng mờ nhạt của ngọn đèn tròn, tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi uy nghiêm. Quang cảnh đã gợi lại hình ảnh sống động cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, nơi gốc cây Pippala, Sa môn Cù Ðàm đang ngồi trầm tư mặc tưởng.

Một chiếc xe đạp dừng lại, cậu bé khoảng mười bốn tuổi xuống xe dẫn bộ qua khỏi nơi Ðức Phật ngồi. Khi em vừa định lên xe đi tiếp thì tôi từ một gốc cây bông sứ cạnh đó bước ra đón đường hỏi chuyện.

- Em đi đâu về tối vậy?

Hơi ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của tôi, em lúng túng đáp:

- Thưa... Thưa thầy, con đi mua thuốc cho má con.

- Má em bệnh gì vậy?

- Dạ, má con bị cảm sốt.

Biết em đang vội về nên tôi vào đề ngay:

- Thường thường vào ban đêm những người qua lại nơi đây đều chạy xe luôn. Lâu nay tôi để ý chỉ có một mình em là xuống xe. Nhất là hôm nay, trong khi má đau cần thuốc gấp như vậy, tại sao em không chạy luôn mà lại xuống xe dẫn bộ?

- Dạ, thưa thầy tại vì con làm theo đúng tấm bảng này.

Cậu bé đưa tay chỉ tấm bảng đen đề những chữ trắng “NƠI TÔN NGHIÊM, YÊU CẦU XUỐNG XE DẪN BỘ”.

Tôi mỉm cười nói:

- Biết rồi cậu bé ơi! Nhưng nhiều người nói ban đêm Phật ngủ. Còn chúng Tăng trong chùa thì đi nghỉ cả rồi, có ai thấy đâu mà sợ la rầy.

- Dạ, thưa thầy, má con nói là người ta có quỷ thần hai vai chứng giám. Ban ngày hay ban đêm gì cũng vậy, nếu mình làm sai quỷ thần đều ghi chép đầy đủ. Mình có dối người khác được chứ không dối quỷ thần hai vai của mình được đâu thầy.

- Vậy hả? Thế là em vì sợ quỷ thần hai vai ghi chép nên không dám làm sai lời tấm bảng này phải không?

Cậu bé gật đầu dạ rồi vội vã cáo từ và lên xe.

Do không ý thức nơi tôn nghiêm, một số người qua lại trong khuôn viên chùa, trước tượng Phật, cứ phóng xe tự nhiên. Hơn ba tháng nay chùa đã cho dựng tấm bảng cấm ấy để nhắc nhở. Sự xuất hiện của tấm bảng đã giúp họ biết lễ độ khi đi ngang qua nơi thờ phụng và nếu ai cố tình vi phạm sẽ bị chúng Tăng nhắc nhở. Thế nhưng công hiệu của tấm bảng chỉ được một vài tuần đầu. Dần dần, mỗi lần chạy xe ngang qua họ đều ghé mắt vào chùa quan sát coi có ai để ý gì không, nếu có thì chấp hành tốt xuống xe dẫn bộ, còn không thì tiếp tục hành trình trên con ngựa sắt. Dường như họ chỉ sợ người trong chùa thấy chứ không tôn trọng tấm bảng cấm. Cũng giống như đến ngã tư đường người ta không nhìn đèn đỏ mà cứ nhìn xem có anh công an không! Ðã chạy vào đường ngược chiều không sợ nguy hiểm về tai nạn xe cộ mà lại sợ cảnh sát giao thông! Hình như phần đông người ta chỉ sống bằng hình thức bên ngoài nhiều hơn là sống thực với lòng mình. Họ không tin sợ ở chính mình mà chỉ sợ những thứ bên ngoài mình. Và oái oăm thay, những điều bất hạnh xảy ra nơi cuộc đời này lại bắt nguồn từ những người không biết tin sợ chính mình. Một khi người ta tự dối mình thì cũng sẽ dối được với cha mẹ ở nhà, lừa gạt thầy bạn ở trường và gian trá với quần chúng ngoài xã hội. Nếu một lỗ mọt trong con đê không được lấp kín kịp thời, thì chẳng bao lâu nước sẽ phá vỡ cả bờ đất lớn.

Khi tinh thần tự giác còn quá thấp, trình độ giáo dục còn hạn chế, khi mà người ta chưa sống thật với lòng mình ở mọi hoàn cảnh thì sự hiện diện của Pháp luật và Công an vẫn còn cần thiết để hạn chế tội lỗi. Và nếu trình độ khoa học chưa đủ khả năng giáo dục con người sống chân thật với chính mình, thì quỷ thần hai vai cũng vẫn còn tác dụng giúp cho một đứa trẻ chân chất nơi miền quê biết xuống xe dẫn bộ khi đi qua bảng cấm lúc vắng người.

Sưu tầm: http://phatgiaovnn.com/upload1/modules. ... ew&id=2126" target="_blank
Được cảm ơn bởi: thương thương

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi PMK »

Oa, bây giờ thì PMK đã hiểu tại sao bạn thanhquangsatatec lại chỉnh lại cho PMK câu đó.

Lúc trước PMK chỉ hiểu đại khái thôi. Không ngờ có hẳn cả một câu dạng giống như thành ngữ luôn như vậy. :)

PMK phải out đây, chúc bạn Gấu mực và mọi người một đêm ngon giấc. :)
Sửa lần cuối bởi PMK vào lúc 00:12, 28/03/11 với 1 lần sửa.

orez187
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1545
Tham gia: 09:51, 09/02/11

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi orez187 »

Trong lúc chờ đợi chị PMK luận giúp em quẻ Thuần Chấn ND 5 với :D

Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Mời Whitebear...

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Hỏi thật, bạn PMK có vẻ rảnh và rỗi việc nhỉ?

Cá nhân tôi thì không có hứng thú thảo luận về ngôn ngữ học với người không chuyên về lãnh vực đấy, chỉ toàn chém ró linh tinh, không hề có tính trí tuệ, mất thời gian vô bổ. Thời gian đó để đọc sách hoặc tranh luận về học thuật với những người có tính trí tuệ cao thì tốt hơn. Rất xin lỗi là ko thể đáp ứng "lời mời" của bạn.

Bạn TVLS nói "mang tiếng nọ kia mà đi tranh luận với ông học không hết hết lớp 12 như ông thiên sứ, quá nhục", giờ nếu tôi lặp lại điều này một lần nữa ở một khía cạnh khác thì lại không hay. Nên có gì, bạn nói tôi "thiếu chí khí nam nhi vì không tranh cãi với bạn", tôi xin chịu thua. Bạn có thể giữ vững quan điểm của bạn.

Bạn ra hiệu sách mua mấy cuốn sách của các chuyên gia ngôn ngữ học/dịch học về mà đọc, hoặc đến các trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ học thảo luận sẽ thu được nhiều điều, hay hơn là đi chém ró trên forum và copy mấy bài báo của mấy em phóng viên chân dài viết kiếm tiền nhuận bút. Đó là lời khuyên chân thành
Chúc ban tiến xa trên con đường học thuật.

_______________________________
PS:"chém ró" là ngôn ngữ mới, từ này là từ mới xuất hiện, được sử dụng để "luyến láy" vì nó nghe hay, kêu và giòn hơn rất nhiều so với "chém gió" :P. Như bạn ấy thì chỉ là chém ró thôi, không được gọi là chém gió.
Sửa lần cuối bởi Whitebear vào lúc 04:04, 28/03/11 với 2 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: camchuong71

Đã khóa