Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

LỜI MỞ ĐẦU
Dân gian thường nói “bôn ba không qua thời vận”, nay nghẫm lại chả thấy sai tẹo nào cả. Xét lại bản thân; vào năm 2009, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi nên cũng kiếm được cái ghế để ngồi, có con la trẻ để cưỡi (Corola Altis đời 2008), lúc này trong đầu luôn mường tượng ra cảnh xông pha vẫy vùng cho thỏa chí bình sinh; sang năm 2010 thì chuyển sang cưỡi con la già (Corola đời 96), lúc này trong tâm trạng phải quyết tâm duy trì những thứ mình đang có; đến năm 2011 thì chả còn con la nào để cưỡi, mà cái ghế cũng gẫy nốt, trong đầu lúc này chỉ còn nghĩ đến mái ấm gia đình; cũng may ta là người thâm mưu viễn lự nên luôn chuẩn bị sẵn một gia trang mà ta đặt cho cái tên là Ẩn Long Trang trên Ẩn Long Sơn, lấy ngoại hiệu là Ẩn Long Cư Sỹ, ở nơi này ta thường ngồi phóng tầm mắt ra mọi hướng rồi suy nghĩ về thiên mệnh. Nay nhân đọc lại Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có mấy câu thơ mà nó cứ mãi đúng theo thời gian:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Nhưng cụ lại từng nói “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”; Thiên ở đây theo ý cụ là Thiên định, là những thứ mà trời đã định sẵn cho mỗi cá nhân, suy rộng ra là mỗi dân tộc, mỗi đất nước; nhưng thật ra có ai biết được “Thiên định” thế nào đâu để mà thắng? Nhìn người xưa nhưng lại nghĩ đến ta, sau một thời gian chật vật đấu tranh với số mệnh mà chưa thắng nổi nó, nay đành nuốt hận để nó khống chế, phải ẩn náu tại Ẩn Long Trang luyện Phá Thiên Đao Pháp, Phục Ma Chiêu Hồn Kiếm Pháp và tìm hiểu kỹ về “nó” tức là số mệnh để khi xuất trang với đầy đủ hành tranh bên mình quyết tranh đấu đến cùng với số mệnh một lần nữa!

Mà muốn tìm hiểu về số mệnh thì có nhiều cách, trong đó có một môn gọi là Tứ Trụ hay Tử Bình
được ứng dụng rộng rãi. Nay nhân ngày đẹp trời tôi trân trọng giới thiệu đến những quý bạn đọc yêu thích môn này chủ đề “Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận” gồm hai phần, phần I: Tứ Trụ Bản Nghĩa Giản Luận, phần II: Tứ Trụ Bản Nghĩa Ứng Dụng; nội dung bao gồm phần hệ thống lại những nguyên tắc luận giải theo trường phái “tứ trụ truyền thống”, “manh phái mệnh lý”, phần suy luận mở rộng và những ví dụ ứng dụng trong thực tế. Tư liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó căn bản từ hai cuốn mệnh lý kinh điển là Uyên Hải Tử Bình và Tử Bình Chân Thuyên.


Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Ẩn Long Cư Sỹ


Ghi chú:
Muốn hiểu được nội dung của chủ đề này thì các bạn phải có kiến thức căn bản về tứ trụ;
Do vừa viết vừa đăng nên sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện chủ đề này, quý bạn quan tâm vui lòng chờ đợi;
Yêu cầu không nhờ xem lá số tại đây, tại chủ đề khác và tin nhắn.
Được cảm ơn bởi: 9999@, vo_danh_00, timlucbinh, Ham học, thusuong1232002, hoanang88, Cáo tiểu thư, thanhlata202, strongstream41, perry, HoaSenTuoiSang, nhanai_ng
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

MỤC LỤC
PHẦN I: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA GIẢN LUẬN
A. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ

CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
I. ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
II. CAN CHI
III. TIẾT LỆNH
CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁCH CỤC
I. CHÍNH CÁCH
1. ẤN CÁCH
2. CHÍNH QUAN CÁCH
3. TÀI CÁCH
4. THỰC THẦN CÁCH
5. THƯƠNG QUAN CÁCH
6. THẤT SÁT CÁCH
7. KIẾN LỘC CÁCH
8. DƯƠNG NHẬN CÁCH
II. NGOẠI CÁCH
1. CÁCH ĐỘC VƯỢNG
2. TÒNG CÁCH
3. CÁC CÁCH CỤC ĐẶC BIỆT KHÁC
III. NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT CÁCH CỤC
1. CHÍNH CÁCH
2. NGOẠI CÁCH
CHƯƠNG III: THẦN SÁT
1. CÁT THẦN
2. HUNG THẦN
CHƯƠNG IV: LUẬN DỤNG THẦN
I. KHÁI NIỆM DỤNG THẦN
1. KHÁI NIỆM
2. QUY TẮC TRONG DỤNG THẦN
II. DỤNG THẦN TRONG PHÂN LOẠI MỆNH
1. QUÝ MỆNH
2. TẠP MỆNH
3. TIỆN MỆNH
III. LUẬN DỤNG THẦN TRONG CÁC CÁCH CỤC
1. LUẬN DỤNG THẦN TRONG CHÍNH CÁCH
2. LUẬN DỤNG THẦN TRONG NGOẠI CÁCH
Sửa lần cuối bởi Ẩn long cư sỹ vào lúc 03:49, 24/12/11 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: VULONG, timlucbinh, Cáo tiểu thư, thanhlata202, perry, HoaSenTuoiSang, PhongThuySu
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

B. MANH PHÁI MỆNH LÝ
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CĂN BẢN
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA MANH PHÁI
1. GIỚI THIỆU VỀ MANH PHÁI
2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỆNH TRONG MANH PHÁI
II. CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN
1. KHÁCH – CHỦ
2. THỂ - DỤNG
3. CÔNG THẦN – PHẾ THẦN
4. NĂNG LƯỢNG CÙNG HIỆU SUẤT
5. TẶC THẦN, BỘ THẦN
6. KHÁI NIỆM TỐ CÔNG PHƯƠNG THỨC
III. Ý NGHĨA CUNG VỊ VÀ THẬP THẦN
1. CUNG VỊ
2. THẬP THẦN
IV. LUẬN VỀ CAN CHI
1. LUẬN VỀ THẬP THIÊN CAN
2. NGUYÊN LÝ SẮP ĐẶT CAN CHI
V. PHÂN LOẠI MỆNH
1. MỆNH PHÚ QUÝ
2. MỆNH BÌNH THƯỜNG
3. MỆNH BẦN TIỆN
CHƯƠNG II: LUẬN MỆNH
I. PHƯƠNG THỨC TỐ CÔNG, CHẾ HÓA
1. PHƯƠNG THỨC TỐ CÔNG
2. CHẾ HÓA MINH TÍCH
II. LUẬN TÀI, QUAN, ẤN, NGỤC HỌA
1. TÀI MỆNH CHUYÊN TẬP
2. QUAN MỆNH CÁI NHÌN
3. BẰNG CẤP CHUYÊN TẬP
4. TÙ NGỤC CHUYÊN TẬP
C. LUẬN HÔN NHÂN, HẠN KẾT HÔN VÀ CĂN DUYÊN TIỀN ĐỊNH
CHƯƠNG I: LUẬN HÔN NHÂN
1. TẦM QUAN TRỌNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2. KHẮC HỢP TRONG HÔN PHỐI
CHƯƠNG II: HẠN HÔN NHÂN
1. HẠN KẾT HÔN
2. HẠN LY HÔN
CHƯƠNG III: CĂN DUYÊN TIỀN ĐỊNH CHO ĐÔI LỨA
1. TÌM TUỔI VỢ CHỒNG TRÊN LÁ SỐ
2. SỰ KHẮC HỢP VỀ TUỔI TRONG VIỆC CHON ĐỐI TƯỢNG

Ghi chú: tôi tách phần luận hôn phối riêng là bởi vì cá nhân tôi cho rằng hôn nhân là quan trong bậc nhất trong đời người, nếu phải người phối ngẫu không ra gì thì cuộc đời kể như mất một nửa, nếu không muốn nói là "đen như mõm chó".
Được cảm ơn bởi: VULONG, timlucbinh, Ham học, xccmaila1ngaymoi, Cáo tiểu thư, thanhlata202, Mattroinho, baochau1993
Đầu trang

tuoimuoitam
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 30
Tham gia: 21:47, 09/03/09

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi tuoimuoitam »

Đang lang thang trên mạng thì gặp bài này, có lẽ bác này là người có thâm niên nghiên cứu và cũng tự biết về thời vận của bản thân nhưng vẫn không cưỡng lại được.
Đúng là:
Bắt ở trần phải ở trần
Cho may ô mới được phần may ô
Câu nói "đen như mõm chó" của bác làm người ta có cảm tưởng bác vớ phải cô vợ không được ưng ý cho lắm.
Mong bác sớm cho các bài viết tiếp theo về “Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận”.
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

PHẦN II: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA ỨNG DỤNG
CHƯƠNG I: PHÊ BÌNH KHOA TỨ TRỤ

I. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ KHOA TỨ TRỤ
1. TÍNH MINH TRIẾT CỦA KHOA TỨ TRỤ
2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VỀ ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG DỰ ĐOÁN
II. PHẠM VI ỨNG DỤNG KHOA TỨ TRỤ
1. NHỮNG GIỚI HẠN KHI ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN
2. KHÔNG GIAN ỨNG DỤNG KHOA TỨ TRỤ
CHƯƠNG II: MỆNH LÝ TỔNG LUẬN
I. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ TỔNG LUẬN
1. CUNG VỊ LẤY TƯỢNG VÀ THẬP THẦN LOẠI TƯỢNG
2. HẠN KỲ
3. CHÍNH CÁCH TOÀN TẬP
4. NGOẠI CÁCH TOÀN TẬP
II. MANH PHÁI MỆNH LÝ TỔNG LUẬN
1. MỆNH CỤC TỔNG LUẬN
2. ỨNG KỲ
CHƯƠNG III: CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN
1. CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN ĐẠI DIỆN
2. CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN TRONG THỰC TIỄN
Được cảm ơn bởi: timlucbinh
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

PHẦN I: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA GIẢN LUẬN
A. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ

CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN
I. ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH
Khái niệm này đã được nêu ở rất nhiều sách nên tôi không nhắc lại nữa, chỉ lưu ý hai điểm:
Thứ nhất: Âm Dương là khái niệm rất rộng, Âm – Dương luôn tồn tại cùng nhau, nếu hình tượng hóa bằng tượng sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể thì có thể chỉ ra trạng thái cân bằng hay thiên lệch, nhưng điều này không cần thiết vì nó không thể định lượng như các môn khoa học. Nếu so sánh khập khiễng thì nó cũng giống như một cặp phàm trù trong triết học Phương Tây;
Thứ hai: về ngũ hành thì luôn có sinh có khắc; ngũ hành được sinh thì sinh trưởng, phát triển; ngũ hành bị khắc thì co lại, dồn lại mà thành hình, trưởng thành. Ở đây phải chú ý đến trạng thái ngũ hành thái quá thành bất cập phản sinh, phản khắc và suy vượng trong bốn mùa. Điều này vô cùng quan trọng vì liên quan đến vượng suy của thập thần trong tứ trụ nên bạn đọc cần hiểu sâu và ghi nhớ.
III. CAN CHI
Ở đây tôi cũng chỉ nhắc lại những điểm cần lưu ý:
Thứ nhất: ta chỉ cần chú ý đến nạp, âm, dương, ngũ hành cho can, chi mà không cần quá chú ý đến sự suy diễn hình tượng của nó. Ví dụ như chỉ cần hiểu Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc chứ không cần suy diễn như Giáp mộc là cây to, rừng; Ất mộc là cỏ, cây bé vì lý luận như vậy chỉ là sự suy diễn không ai chứng minh được nó sai hay đúng cả.
Thứ hai: sự sắp xếp của can chi tạo nên những trạng thái sau
a. Can – can có thể sinh, có thể khắc, có thể hợp; hợp có thể hóa, có thể không hóa , hợp xa , hợp gần. Ví dụ Giáp mộc sinh Bính hỏa, Bính hỏa khắc Canh kim, Ất mộc hợp Canh kim …
b. Chi – chi có thể sinh, có thể khắc, có thể xung, có thể hợp, có thể hội, có thể hình, có thể hại; hợp có thể lục hợp, có thể tam hợp cục, hợp cục có thể hợp toàn cục, có thể bán hợp cục, có thể bán hợp củng cục. Ví dụ Thân, Tý, Thìn là toàn hợp thủy cục; Thân, Tý là bán hợp thủy cục, Thân, Thìn là bán hợp củng thủy cục …
c. Can – chi có thể sinh, có thể khắc, có thể hợp; ví dụ như Đinh Hợi, về lý thì Hợi Thủy khắc Đinh hỏa, trong Hợi tàng Nhâm, Giáp nên Đinh – Nhâm ám hợp …
IV. TIẾT LỆNH
Cũng như trên, tôi chỉ nhấn mạnh những điểm cần lưu ý:
Thứ nhất: những nét đại cương cần nhớ :
Tháng giêng Dần mộc nắm lệnh, tháng hai Mão mộc nắm lệnh, tháng ba Thìn thổ nắm lệnh, tháng tư Tỵ hỏa nắm lệnh, tháng năm Ngọ hỏa nắm lệnh, tháng sáu Mùi thổ nắm lệnh, tháng bảy Thân kim nắm lệnh, tháng tám Dậu kim nắm lệnh, tháng chín Tuất thổ nắm lệnh, tháng mười Hợi thủy nắm lệnh, tháng một Tý thủy nắm lệnh, tháng chạp Sửu thổ nắm lệnh. Đây chỉ là nét đại cương, khi tổ hợp tứ trụ được sắp xếp thì có thể sẽ có sự biến hóa nên hành khác có thể sẽ nắm lệnh.
Thứ hai: Bài “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” cần nhớ để bổ sung:
Tháng Dần: từ Lập Xuân, Mậu thổ 7 ngày, Bính hỏa 7 ngày, Giáp mộc 16 ngày.
Tháng Mão: từ Kinh Trập, Giáp mộc 10 ngày, Ất mộc 20 ngày.
Tháng Thìn: từ Thanh Minh, Ất mộc 9 ngày, Quý thủy 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày.
Tháng Tỵ: từ Lập Hạ, Mậu thổ 5 ngày, Canh kim 9 ngày, Bính hỏa 16 ngày.
Tháng Ngọ: từ Mang Chủng, Bính hỏa 10 ngày, Kỷ thổ 9 ngày, Đinh hỏa 11 ngày.
Tháng Mùi: từ Tiểu Thử, Đinh hỏa 9 ngày, Ất mộc 13 ngày, Kỷ thổ 18 ngày.
Tháng Thân: từ Lập Thu, Mậu Kỷ thổ 10 ngày, Nhâm thủy 3 ngày, Canh kim 13 ngày.
Tháng Dậu: từ Bạch Lộ, Canh kim 10 ngày, Tân kim 20 ngày.
Tháng Tuất: từ Hàn Lộ, Tân kim 9 ngày, Đinh hỏa 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày.
Tháng Hợi: từ Lập Đông, Mậu thổ 7 ngày, Giáp mộc 5 ngày, Nhâm thủy 18 ngày.
Tháng Tý: Từ Đại Tuyết, Nhâm thủy 10 ngày, Quý thủy 20 ngày.
Tháng Sửu: Từ Tiểu Hàn, Quý thủy 9 ngày, Tân kim 3 ngày, Kỷ thổ 18 ngày.
Ví dụ: Giáp mộc sinh vào tháng Dần, trong vòng 7 ngày từ Lập Xuân thì Mậu thổ nắm lệnh, sau đó Bính hỏa nắm lệnh 7 ngày và cuối cùng là Giáp mộc nắm lệnh 16 ngày.
Được cảm ơn bởi: 9999@, timlucbinh, Ham học, Cáo tiểu thư, PhongThuySu, nhanai_ng, Phanh phành phạch
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁCH CỤC
I. CHÍNH CÁCH
1 . ẤN CÁCH
Ấn cách có ba loại:
a. Quan, Sát Ấn tương sinh
Lệnh tháng là Ấn, có Quan Sát đến sinh Ấn, thành cách Quan Ấn tương sinh hoặc Sát Ấn tương sinh.
b. Thực, Thương tiết tú cách
Ấn vượng ở lệnh tháng, Thân vững gốc, không có Quan Sát Tài mà có Thực Thương, thành cách Thực Thương tiết khí của Thân.
c. Bỏ Ấn dụng Tài cách
Gặp từ hai Ấn tinh trở lên gọi là “quá nhiều dụng thần” nếu Tài có gốc, thì bỏ Ấn mà dùng Tài thành cách cục “bỏ Ấn dụng Tài”.
Ở đây chúng ta không cần phân biệt rõ là Thiên Ấn, Chính Ấn một phần vì trong tứ trụ Ấn Thụ thường thường đại diện cho học vấn, bằng cấp, học hàm . Ví dụ như trong giáo dục có các bậc học như cao đẳng, đại học, cao học …, nếu chia nhỏ ra thành các nghành khác nhau thì chỉ làm phức tạp thêm trong quá trình dự đoán. Một điểm nổi bật nữa của Ấn Thụ là đại diện cho tổ nghiệp, ví dụ: Ấn Thụ vượng trên lệnh tháng thì thường thường đương số sinh trong gia đình khá giả và được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, tiền vận khá tốt.
2 . CHÍNH QUAN CÁCH
Lệnh tháng là Chính Quan, cần Ấn và Tài phối hợp, lại cần Tài Ấn phối hợp nhau chứ không phá hoại lẫn nhau, Quan tinh thì không bị hình xung phá hại.
Trường hợp nêu trên là lý tưởng nhất vì nếu được cách trên đương số vừa có quan cao chức trọng, vừa có học vấn cao, lại có bổng lộc hậu. Trong thực tế ta còn gặp các cách khác như Quan được Tài sinh, Quan vượng hỷ Ấn chế, Quan quá vượng mà không gặp chế … Trường hợp Quan được Tài sinh, Quan quá vượng thì đòi hỏi thân phải vượng mới gánh vác nổi, nếu không thì Quan ở đây biến thành Quan họa, Quan tai, nhẹ thì sự nghiệp thấp, thăng giáng thất thường, nặng thì không nghề nghiệp lông bông lang bang, nặng nữa thì ôi thôi nói ra chỉ khiến cho người có cách này thêm nản.
3 . TÀI CÁCH
Tài cách có ba loại:
a. Tài vượng sinh Quan cách
Tài vượng ở lệnh tháng, không có Thương Thực tương sinh, không có Quan tinh vẫn quý vì Tài vượng có thể tự sinh Quan. Nếu có Tỷ Kiếp khắc Tài gặp Quan tinh chế Kiếp hộ Tài, đều coi là Tài vượng sinh Quan cách.
b. Tài được Thực sinh cách
Tài vượng ở lệnh tháng có Thương Thực tương sinh tất mừng nhật chủ có gốc hoặc thêm Tỷ đều là cách Tài được Thực sinh.
c. Tài phối Ấn cách
Tài vượng lệnh tháng có Thương Thực tương sinh lại có Ấn hộ Thân coi là Tài Ấn tương hỗ chứ không tương phá mà thành Tài cách phối hợp với Ấn.
Ở đây chúng ta cũng không cần phân biệt Chính Tài với Thiên Tài nhưng khi dự đoán thì cần phải phân biệt.
4 . THỰC THẦN CÁCH
Thực Thần cách có ba loại:
a. Thực thần sinh Tài cách
Thực Thần nắm lệnh, Tỷ Kiếp tràn ngập, mệnh cục dù không có Tài tinh vẫn coi là quý cách, gọi là “Thực Thần có khí lực mà thắng Tài Quan”, nếu có Tài tinh tiết khí Thực Thần cũng tốt, coi như Thực sinh Tài.
b. Thực Thần chế Sát cách
Nếu Thực Thần nắm lệnh lại không có Tài và Ấn chỉ có Quan Sát cùng Thương Thực đối kháng, thì gọi là Thực Thần chế Sát cách.
c. Bỏ Thực dụng Sát cách
Nếu Thực Thần chế Sát mà thấu Ấn hóa Sát chế Thực, thì thành cách cục bỏ Thực dùng Sát.
5 . THƯƠNG QUAN CÁCH
Thương Quan cách có bốn loại:
a . Thương Quan sinh Tài cách
Thương nắm lệnh, có Tài tiết Thương, không có Quan Sát tiết Tài, thành cách Thương Quan sinh Tài.
b . Thương Quan phối Ấn cách
Thương Quan nắm lệnh không có Tài tiết Thương mà có Ấn chế Thương, thành cách Thương Quan phối Ấn.
c . Thương Quan giá Sát cách
Thương Quan nắm lệnh chỉ có Quan Sát tương khắc, thành cách Thương Quan giá Sát, còn gọi là Thương Quan hỉ Quan.
d. Thương Quan thương tận
Thương nắm lệnh, không Tài không Ấn, có Quan Sát tương khắc, có điều Thương Quan thương tận (khống chế toàn diện) Quan tinh đi mà thành cách cục đại quý, còn gọi là Thương Quan loại trừ Quan tinh.
6 . THẤT SÁT CÁCH
Thất Sát cách có ba loại
a . Sát gặp Ấn hóa
Sát tinh nắm lệnh, có Ấn hóa Sát sinh Thân là Ấn hóa Sát luận như cách Sát Ấn tương sinh.
b . Sát gặp Thực chế
Sát nắm lệnh, không có Ấn mà có Thực Thương chế Sát, thành cách Thực chế Sát.
c . Sát hợp với Kiếp
Sát nắm lệnh mà không có Ấn hóa với cả Thực chế chỉ có Kiếp Nhận hợp Sát thì thành cách Sát gặp Kiếp hợp còn gọi là Dương Nhận hợp Sát.
Thất sát cách đòi hỏi Thân vượng, chế hóa hợp lý mới thành cách
7 . KIẾN LỘC CÁCH
Kiến Lộc cách được xếp thành 3 loại sau:
a . Lệnh tháng Kiến Lộc, có Quan tinh lại có Tài Ấn phối hợp, luận như Chính Quan cách.
b . Lệnh tháng Kiến Lộc, không có Quan mà có Sát, giống như cách Thực Thần chế Sát
c . Lệnh tháng Kiến Lộc, không có Quan Sát mà có Tài, lại có Thực Thương sinh Tài, luận như cách Tài sinh Thực.
8 . DƯƠNG NHẬN CÁCH
Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng tại chi tháng thì xếp vào Dương Nhận cách.
Lệnh tháng Dương Nhận, mừng có Quan Sát chế Nhận, lại có Tài Ấn phối hợp, không tạp Thương Quan, thành cách Dương Nhận giá Sát hoặc Dương Nhận dụng Quan.
Một điểm cần chú ý là Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng ngay tại Nhật chi thì cũng cần phải chế như cách Dương Nhận.

Ghi chú: có một số sách đồng nhất Dương Nhận cách thành Kình Dương cách, điều này chắc có chút nhầm lẫn vì trong cuốn mệnh lý kinh điển Tử Bình Chân Thuyên đã chỉ rõ điều này.

Chú ý: giảng cách cục là giảng phối hợp của Bát Tự, giảng kết cấu của Mệnh chớ có quan trọng hóa điều kiện Thân Cường Thân Nhược. Vì chỉ cần phối hợp Bát Tự tốt thì Thân cường hay nhược đều tốt. Cách chính cục thanh là đều phát phúc. Ngược lại, cho dù Thân cường Tài Quan vượng mà phối hợp Bát Tự không tốt thì cũng chẳng ra gì.
Được cảm ơn bởi: 9999@, timlucbinh, Hjmama, Ham học, Cáo tiểu thư, PhongThuySu
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

II. NGOẠI CÁCH

1 . CÁCH ĐỘC VƯỢNG

Cách này là một hành nào đó (bắt buộc phải là hành của Can Nhật chủ) trong ngũ hành chuyên vượng, gồm 5 loại:
a . Cách khúc trực (mộc độc vượng)
b . Cách tòng cách (kim độc vượng)
c . Cách nhuận hạ (thủy độc vượng)
d . Cách gia tường (thổ độc vượng)
e . Cách viêm thượng (hỏa độc vượng)

Cách phân biệt thì các bạn đọc lại trong cuốn “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, tôi không nhắc lại nữa nhưng có một vấn đề lớn ở đây là đọc xong cuốn sách trên ta hiểu mà như không hiểu, tại sao thế? Là bởi vì gặp cách này ta không biết luận đoán như thế nào cho phải, mệnh quý hay không quý? Hay hay dở? Tôi lấy một ví dụ về Cách viêm thượng trong “Uyên hải tử bình”:
Nguyên văn: “Hạ hỏa viêm thiên diễm diễm cao, cục trung vô hỏa thị anh hào; vận hành bản địa phương thành khí, nhất cử tranh vanh đoạt cẩm bào. Hỏa đa viêm thượng khứ xung thiên, huyền vũ vô xâm phú quý toàn; nhất lộ Đông Phương hành hảo vận, trâm anh đầu đỉnh đới yêu huyền”.
Ở đây tôi không dịch cho dài dòng nhưng các bạn chỉ cần hiểu rằng người nào gặp cách cục này mà không bị phá hại thì cũng là mệnh quý, gặp vận tốt nhất là Đông Phương mộc.

Một điểm các bạn cần phải nhớ kỹ là bất kỳ cách cục nào được thành lập mà không bị phá hại thì đều có những điểm quý nhất định, mệnh quý đến mức nào thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể(ở đây tôi chỉ bàn về nguyên tắc của mệnh cục chứ chưa bàn về vận hạn)

Một điểm quan trọng nữa cần phải phân biệt đó là: cũng là độc vượng nhưng mệnh cục có Ấn Thụ sinh thân tất phải khác với mệnh cục gặp Tỷ Kiếp trùng trùng. Mệnh cục gặp Tỷ Kiếp trùng trùng( ở đây trừ cách mà Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng, Kiếp Tài tại chi tháng thì cứ mạnh dạn xếp vào Cách Dương Nhận cũng không sai là mấy) thì chỉ đặc biệt ở chỗ tạo cho đương số thành người bảo thủ đôi khi còn chập mạch nữa là khác, nếu có huy hoàng thì chỉ lóe lên rồi chợt tắt, giống như Tô đại ca sau khi thốt lên câu “mô mô, đứa nào xô tao vô” rồi leo thẳng lên ban thờ ngồi ăn chuối xanh, ngậm phao câu gà khỏa thân mà hưởng hương khói của chúng nhân.

2 . TÒNG CÁCH

Tòng tức là theo, theo ở đây là theo thế; ví dụ trong thực tế chẳng hạn như khi chú Kim chết, mọi người đều khóc mà ta không khóc được thì cũng cố xát ớt vào mắt để khóc được như họ, nếu không khóc được theo số đông thì coi chừng vong mạng, vì thế của số đông quá lớn mà ta lại không có chỗ dựa nên phải theo, nếu có chỗ dựa thì không cần phải “tòng”.
Có hai loại:
a . Tòng Tài cách
b . Tòng Sát cách
Cũng giống như trên, tôi không nhắc lại cách phân biệt nữa; trong sách “Dự đoán theo tứ trụ” còn thêm Cách tòng nhi nhưng ta không cần phân biệt làm gì cho phức tạp vì đây chỉ là trường hợp riêng của Thực, Thương sinh Tài cách.

3 . CÁC CÁCH CỤC ĐẶC BIỆT KHÁC

Ngoài những cách cục kể trên, còn rất nhiều các cách cục khác như: Tỉnh lan thoa cách, Lục âm triều dương cách, Củng lộc cách, Phi thiên lộc mã cách, Nhâm kỵ long bối cách, Thiên nguyên nhất khí cách, Phượng hoàng trì cách …
Ở đây tôi chỉ nêu những kết cấu mệnh cục (cách cục) hay gặp nhất. Chủ đề này sẽ được bàn kỹ vào phần sau.
Được cảm ơn bởi: timlucbinh, Cáo tiểu thư, PhongThuySu
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

III . NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT CÁCH CỤC

Trước khi đi sâu vào chủ đề này, tôi lan man ngoài lề một chút vì nó có liên quan trực tiếp đến đến phần này và các phần sau.
Như chúng ta đã biết; bất kỳ lúc nào con người cũng luôn tìm cách dự đoán trước tương lai, phạm vi nhỏ thì dự đoán tương lai cho mỗi cá nhân, rộng hơn thì cho dân tộc, cho đất nước, cho nhân loại. Có rất nhiều những hệ thống lý luận để phục vụ cho việc dự đoán tương lai, ở đây tôi chỉ bàn trong phạm vi hẹp đó là dự đoán nhân mệnh. Dự đoán nhân mệnh thì cũng có nhiều khoa, nhưng được nhiều người biết đến nhất là : khoa nhân tướng, khoa tử vi, khoa tứ trụ; mỗi khoa đều có những phương pháp lý luận độc đáo riêng nhưng có một điểm chung đó là đều dựa trên hệ thống lý luận bao trùm là Âm Dương, Ngũ Hành. Trong phần này tôi chỉ bàn riêng về khoa tứ trụ.
Theo tôi được biết thì tuy khoa tứ trụ đều dựa trên tổ hợp Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh nhưng cũng có những sự lý luận khác biệt và phân chia thành các trường phái khác nhau mà cụ thể là:

- Trường phái hiện đại

Trường phái này, người đại diện nổi tiếng mà chúng ta biết đến chính là Thiệu Vĩ Hoa. Đặc đểm lý luận nổi bật nhất của trường phái này là dựa vào sự vượng suy của ngũ hành, lấy Nhật Can làm trung tâm, tổ hợp tứ trụ lấy sự cân bằng của ngũ hành là yếu tố tiên quyết để đoán vận mệnh. Khái niệm quan trọng bậc nhất là Dụng Thần và Hỷ Thần, tùy thuộc vào sự vượng suy của Nhật chủ để chọn Dụng Thần, Thân vượng thì chọn Dụng Thần ức chế, Thân nhược thì chọn Dụng Thần sinh phù, sinh vào Đông – Xuân thì chọn Dụng Thần điều hậu, hai hành tương tranh thì chọn Dụng Thần thông quan, chọn Dụng Thần ứng cứu khi tổ hợp mệnh cục bất lợi; Hỷ Thần dùng phù trợ cho Dụng Thần. Nguyên tắc bất di bất dịch là phải dựa vào sự vượng suy của “Thân” mà chọn Dụng Thần phù ức, thông quan, ứng cứu.

Cuốn sách gối đầu giường của nhiều người theo trường phái này là “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, đặc điểm nổi bật của cuốn sách này là viết rất dễ hiểu, phù hợp với mọi loại đối tượng. Không biết mọi người thế nào chứ tôi thì đọc đến đâu hiểu đến đấy, nhưng khi dự đoán lá số cụ thể thì mới thấy mình chả hiểu gì mấy, ngoài việc cân đong đo đếm Thân vượng hay suy để chọn Dụng Thần ra thì rất khó để dự đoán sự phú quý, sang hèn của mệnh cục, nhất là rơi vào trường hợp cách cục đặc biệt. Nói ra những điều này sẽ có nhiều người nói là chắc tại tôi kém nên không hiểu hết được ý của cụ Thiệu, mà có lẽ tôi kém thật. Có câu chuyện mà tôi muốn kể với các bạn; đó là cách đây chừng mấy năm tôi có mua 20 cuốn sách trên để tặng cho 19 người thuộc mọi lứa tuổi trong giới cũng am hiểu về mệnh lý, với tôi nữa là đủ số đầu sách để cùng học cách luận mệnh theo tứ trụ. Đầu năm vừa rồi tôi đến Nha Trang để thăm một người bạn vong niên đang hành nghề xem bói, sau khi hàn huyên được một lúc tôi mới hỏi về việc tiếp thu kiến thức tứ trụ của cụ Thiệu đến đâu thì người bạn này mới cẩn thận lôi từ tủ ra một cuốn sách được bọc cẩn thận, thấy vậy tôi mới hỏi tại sao lại phải bọc thì người bạn già trả lời là phải bảo quản cẩn thận để làm kỷ niệm chứ đọc gần nát cuốn sách mà có xem được mệnh đâu, thấy vậy tôi mới móc điện thoại ra hỏi những người mà tôi đã tặng sách khi trước, họ đều trả lời là cho đám trẻ mang đi đổi kem ăn hết rồi! chỉ còn tôi do chưa có trẻ nên cùng với người bạn vong niên này là còn giữ lại được :D .

Ở đây tôi không cố chứng minh trường phái nào đúng, trường phái nào sai, vì suy cho cùng thì cũng đều dùng để dự đoán nhân mệnh cả, nếu không dự đoán nhân mệnh được thì dùng nó vào việc gì?

- Trường phái truyền thống

Đặc đểm nổi bật của trường phái này là dựa vào tổ hợp sinh khắc chế hóa của trụ ngày với các trụ khác mà tạo nên các cách cục. Dụng Thần ở đây khác biệt lớn với Dụng Thần thần trong trường phái nêu trên, ngoài ra còn có các khái niệm Tướng Thần, Tướng Thần phù tá, Hỷ Thần của nhật nguyên. Lấy Dụng Thần chủ yếu dựa vào Nguyệt lệnh, sự thấu can( can tàng trong chi nguyệt lệnh) hội chi biến hóa mà mà thành cách. Ở đây chủ yếu dựa vào thành bại của cách cục mà định mệnh cao thấp sang hèn. Khác với trường phái trên, ở đây cũng không quá quan trọng việc Thân vượng hay suy, điều hậu thì khi cần khi không. Các sách mệnh lý kinh điển như: Uyên Hải Tử Bình, Tử Bình Chân Thuyên, Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú, gần đây là cuốn Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của Hoàng Đại Lục đều theo trường phái này.

- Manh phái

Phái này mới thấy nổi lên gần đây do Đoàn Kiến Nghiệp khởi xướng. Tuy cũng dựa vào sinh khắc chế hóa của trụ ngày với các trụ khác nhưng hệ thống lý luận có những chỗ độc đáo riêng, có những khái niệm mới lạ với chúng ta như “tố công” , các khái niệm “chủ khách”, “thể dụng” …

Theo ý tôi thì chúng ta cứ ghi nhận các hệ thống lý luận của các trường phái để nghiệm lý.
Được cảm ơn bởi: timlucbinh, Cáo tiểu thư, linhanh1986, PhongThuySu, nhanai_ng
Đầu trang

find
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 495
Tham gia: 15:42, 04/03/10

TL: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Gửi bài gửi bởi find »

Ẩn long cư sỹ đã viết:LỜI MỞ ĐẦU
Dân gian thường nói “bôn ba không qua thời vận”, nay nghẫm lại chả thấy sai tẹo nào cả. Xét lại bản thân; vào năm 2009, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi nên cũng kiếm được cái ghế để ngồi, có con la trẻ để cưỡi (Corola Altis đời 2008), lúc này trong đầu luôn mường tượng ra cảnh xông pha vẫy vùng cho thỏa chí bình sinh; sang năm 2010 thì chuyển sang cưỡi con la già (Corola đời 96), lúc này trong tâm trạng phải quyết tâm duy trì những thứ mình đang có; đến năm 2011 thì chả còn con la nào để cưỡi, mà cái ghế cũng gẫy nốt, trong đầu lúc này chỉ còn nghĩ đến mái ấm gia đình; cũng may ta là người thâm mưu viễn lự nên luôn chuẩn bị sẵn một gia trang mà ta đặt cho cái tên là Ẩn Long Trang trên Ẩn Long Sơn, lấy ngoại hiệu là Ẩn Long Cư Sỹ, ở nơi này ta thường ngồi phóng tầm mắt ra mọi hướng rồi suy nghĩ về thiên mệnh. Nay nhân đọc lại Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có mấy câu thơ mà nó cứ mãi đúng theo thời gian:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

...............
Ẩn Long Cư Sỹ

.
Cư sỹ phấn đấu sắm được 2 con La liền trong 2 năm cộng với một cái ghế làm F ngưỡng mộ quá ^:)^ . F thì phấn đấu mãi cũng được con Wave110-Hon da, giờ cứ nổ máy thì lại sợ cháy với nổ, định bán đi để đi xe bus thì lại sợ các em sinh viên xinh đẹp lấy thịt đè người, lại thôi :D . Năm nay đang ở giữa Tam tai thì phải mà Thái dương cũng chả vớt vát được, xem chừng sang năm càng u ám hơn khi chưa hết hạn xấu. Thôi thì ở nhà ngâm thơ vậy. Hôm nào Cư sỹ rảnh chỉ bảo cho đôi đường lý số.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”