Bí ẩn về cái cười của Thiền
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
@binhtun: Bạn đã ngồi thiền bao giờ chưa? Nếu bạn đã từng thiền mà đầu óc đi đến "tĩnh lặng" thì sự "tĩnh lặng" đó là do bạn đã hiểu đời hơn 99% con người rồi. Nhưng "thành Phật" thì không dừng ở đó mà "sự im lặng đi đến lễ hội".
Suy ngẫm cá nhân thôi
Suy ngẫm cá nhân thôi
Được cảm ơn bởi: binhtun, linhanh1986
- linhanh1986
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1926
- Tham gia: 19:42, 19/12/11
- Đến từ: Việt nam
- Liên hệ:
TL: Re: Bí ẩn về cái cười của Thiền
You are numberone !Oi bức đã viết:@binhtun: Bạn đã ngồi thiền bao giờ chưa? Nếu bạn đã từng thiền mà đầu óc đi đến "tĩnh lặng" thì sự "tĩnh lặng" đó là do bạn đã hiểu đời hơn 99% con người rồi. Nhưng "thành Phật" thì không dừng ở đó mà "sự im lặng đi đến lễ hội".
Suy ngẫm cá nhân thôi
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
Chấp vào cái cười mà gọi đó là lễ hội chăng
Hay khi ngài Ca Diếp phá lên cười thì lúc đó ngài mới thành Phật?
Ngộ một điều đơn giản vậy mà được truyền y bát ư?
Hay khi ngài Ca Diếp phá lên cười thì lúc đó ngài mới thành Phật?
Ngộ một điều đơn giản vậy mà được truyền y bát ư?
- linhanh1986
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1926
- Tham gia: 19:42, 19/12/11
- Đến từ: Việt nam
- Liên hệ:
TL: Re: Bí ẩn về cái cười của Thiền
I don" t know you say ?binhtun đã viết:Chấp vào cái cười mà gọi đó là lễ hội chăng
Hay khi ngài Ca Diếp phá lên cười thì lúc đó ngài mới thành Phật?
Ngộ một điều đơn giản vậy mà được truyền y bát ư?
Sửa lần cuối bởi linhanh1986 vào lúc 22:59, 04/08/12 với 1 lần sửa.
TL: Re: Bí ẩn về cái cười của Thiền
you know you do not know.
linhanh1986 đã viết:I don" t knowbinhtun đã viết:Chấp vào cái cười mà gọi đó là lễ hội chăng
Hay khi ngài Ca Diếp phá lên cười thì lúc đó ngài mới thành Phật?
Ngộ một điều đơn giản vậy mà được truyền y bát ư?
- linhanh1986
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1926
- Tham gia: 19:42, 19/12/11
- Đến từ: Việt nam
- Liên hệ:
TL: Re: Bí ẩn về cái cười của Thiền
I know about ....me do not know ...okbinhtun đã viết:you know you do not know.linhanh1986 đã viết:I don" t knowbinhtun đã viết:Chấp vào cái cười mà gọi đó là lễ hội chăng
Hay khi ngài Ca Diếp phá lên cười thì lúc đó ngài mới thành Phật?
Ngộ một điều đơn giản vậy mà được truyền y bát ư?
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Tất cả đều là Thiền
Tất cả đều là Thiền
Có một du tăng nghe tiếng Thiền phong của sư Vô Tướng cao diệu, muốn tìm đến tranh biện Thiền Pháp. Nhưng gặp khi sư Vô Tướng vắng nhà, chỉ có sa di theo hầu ra tiếp :
– “Sư phụ vắng nhà, có chuyện chi tôi có thể tùy ứng thay người”
Du tăng :”Ngươi hãy còn qúa nhỏ, không được”.
Sa di :”Tuổi tuy nhỏ chứ trí tuệ không nhỏ à”
Du tăng nghe vậy, bèn dùng ngón tay vẽ một vòng tròn nhỏ, chỉ về phía trước. Sa di dang hai tay vạch một vòng tròn lớn. Du tăng giơ một ngón tay, Sa di giơ năm ngón tay. Du tăng giơ ba ngón tay ra, Sa di chỉ tay vào mắt.
Du tăng kính sợ quỳ xuống lạy ba lạy, quay đầu bỏ đi. Vừa đi vừa nghĩ :Ta dùng tay vẽ một vòng tròn nhỏ chỉ về phía trước, ý hỏi Sa di kia rằng : Trí lực của người được bao lớn ? Sa di dang tay vẽ một vòng lớn, ý trả lời : Rộng lớn như đại dương. Ta lai giơ tay chỉ tới, ý hỏi tự thân anh ta như thế nào ? Anh ta giơ năm ngón tay, ý trả lời : Thọ trì ngũ giới. Ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Tam giới ra sao ? Anh ta chỉ vào mắt, ý trả lời tam giới đều trong mắt.
Một Sa di thị giả mà cao minh như vậy, thì không biết hạnh duệ thiền sư Vô Tướng còn uyên thâm đến bậc nào nữa. Nghĩ lại, ta bỏ đi là thượng sách !
Sau đó, sư Vô Tướng trở về. Sa di thuật lại chuyện và nói :
– “Thưa sư phụ, không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh. Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi : Bánh nhà ngươi to cỡ nào ? Con dang hai tay, ý trả lời :Có to lớn gì đâu !.. Ông ta chỉ tay, ý hỏi : Một cái giá mấy ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời : Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Vậy Ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời : Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à !. Không ngờ, ông ta lại bỏ đi”.
Sư Vô Tướng nghe rồi, nói : “Tất cả đều là Pháp, Tất cả đều là Thiền ! Này, Sa di, người có hiểu không?”
Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.
Người ta nói :
Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền. Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền. Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền vậy.
Có một du tăng nghe tiếng Thiền phong của sư Vô Tướng cao diệu, muốn tìm đến tranh biện Thiền Pháp. Nhưng gặp khi sư Vô Tướng vắng nhà, chỉ có sa di theo hầu ra tiếp :
– “Sư phụ vắng nhà, có chuyện chi tôi có thể tùy ứng thay người”
Du tăng :”Ngươi hãy còn qúa nhỏ, không được”.
Sa di :”Tuổi tuy nhỏ chứ trí tuệ không nhỏ à”
Du tăng nghe vậy, bèn dùng ngón tay vẽ một vòng tròn nhỏ, chỉ về phía trước. Sa di dang hai tay vạch một vòng tròn lớn. Du tăng giơ một ngón tay, Sa di giơ năm ngón tay. Du tăng giơ ba ngón tay ra, Sa di chỉ tay vào mắt.
Du tăng kính sợ quỳ xuống lạy ba lạy, quay đầu bỏ đi. Vừa đi vừa nghĩ :Ta dùng tay vẽ một vòng tròn nhỏ chỉ về phía trước, ý hỏi Sa di kia rằng : Trí lực của người được bao lớn ? Sa di dang tay vẽ một vòng lớn, ý trả lời : Rộng lớn như đại dương. Ta lai giơ tay chỉ tới, ý hỏi tự thân anh ta như thế nào ? Anh ta giơ năm ngón tay, ý trả lời : Thọ trì ngũ giới. Ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Tam giới ra sao ? Anh ta chỉ vào mắt, ý trả lời tam giới đều trong mắt.
Một Sa di thị giả mà cao minh như vậy, thì không biết hạnh duệ thiền sư Vô Tướng còn uyên thâm đến bậc nào nữa. Nghĩ lại, ta bỏ đi là thượng sách !
Sau đó, sư Vô Tướng trở về. Sa di thuật lại chuyện và nói :
– “Thưa sư phụ, không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh. Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi : Bánh nhà ngươi to cỡ nào ? Con dang hai tay, ý trả lời :Có to lớn gì đâu !.. Ông ta chỉ tay, ý hỏi : Một cái giá mấy ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời : Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Vậy Ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời : Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à !. Không ngờ, ông ta lại bỏ đi”.
Sư Vô Tướng nghe rồi, nói : “Tất cả đều là Pháp, Tất cả đều là Thiền ! Này, Sa di, người có hiểu không?”
Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.
Người ta nói :
Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền. Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền. Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền vậy.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: linhanh1986, ptan, TiT_TinhKhong_TiT, Oi bức
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Nhặt từng chiếc lá
Nhặt từng chiếc lá
Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cúi xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi : “ Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi buổi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà !”
Sư Đỉnh Châu điềm nhiên : “ Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sạch hết được sao ? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ “.
Sa di : “ Nhưng lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đằng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết “.
Đỉnh Châu : “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta hẳn có lúc sẽ sạch”
Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “Phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm) . Anh ta làm theo như vậy, một thời gian lâu và nghĩ bụng : Bụi bẩn bên ngòai thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét ?
Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.
Người ta nói : Thiền Sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền não trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết ? Nhưng lá rụng trong tâm thì nhặt được một chiếc lá, là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy tất cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.
Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cúi xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi : “ Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi buổi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà !”
Sư Đỉnh Châu điềm nhiên : “ Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sạch hết được sao ? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ “.
Sa di : “ Nhưng lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đằng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết “.
Đỉnh Châu : “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta hẳn có lúc sẽ sạch”
Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “Phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm) . Anh ta làm theo như vậy, một thời gian lâu và nghĩ bụng : Bụi bẩn bên ngòai thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét ?
Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.
Người ta nói : Thiền Sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền não trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết ? Nhưng lá rụng trong tâm thì nhặt được một chiếc lá, là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy tất cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: cocacola, ptan, TiT_TinhKhong_TiT, Oi bức
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Cái đuôi
Cái đuôi
Chuyện kể về một cô công chúa bị đau nhẹ ở mắt nhưng cô lại cảm thấy rất nặng. Là con vua, khá được nuông chìêu, hư nết nên cô nàng cứ khóc mãi. Cô ta khăng khăng từ chối mọi cách chữa trị bằng thuốc men và đưa tay sờ hòai vào chỗ đau trên con mắt. Cứ thế, con mắt càng ngày càng nặng thêm. Rút cuộc nhà vua tuyên thưởng lớn cho ai bất kỳ ai chữa lành bệnh con gái mình. Ít lâu sau có một kẻ xưng là danh y đến ra mắt, tuy rằng thật sự ông ta chưa từng làm lương y ngày nào.
Ông ta tuyên bố có thể chữa lành hẳn bệnh và được đưa vào phòng công chúa. Sau khi khám xong, ông la lên :
– “Chà, tiếc qúa đi thôi !”
– Công chúa hỏi : “Chuyện gì vậy ?”
– Ông lương y nói :”Mắt của cô nương chẳng có gì nặng lắm nhưng có chuyện khác rất nghiêm trọng”
– Công chú hốt hỏang hỏi : “Chuyện gì mà nghiêm trọng đến thế ?”
– Ông lương y ngập ngừng rồi bảo :”Nguy dữ lắm. Tôi không dám nói cho cô biết được đâu”. Công chúa năn nỉ đến mấy ông ta cũng không chịu cho hay, bảo rằng ông không thể nói nếu không được phép của nhà vui.
Khi nhà vua đến, ông lương y vẫn dùng dằng chưa muốn tiết lộ điều ông đã khám phá ra. Cuối cùng nhà vua truyền lệnh :
– “Bệnh gì hảy nói đi. Bất cứ bệnh gì, nhà ngươi cũng phải nói cho trẩm biết !”
– Cuối ông lương y thưa : “Nội trong vài ngày nữa thì con mắt sẽ lành thôi - điều đó chẳng ngại. Vấn đề quan trọng là công chúa sẽ mọc một cái đuôi và nó sẽ dài ra ít nhất cũng đến chín sải. Có thể nó sẽ bắt đầu ló ra rất nhanh. Nếu công chúa phát hiện được ngay lúc nó mới chớm thì hạ thần mói có thể chặn không cho nó mọc”.
Nghe tin ấy, mọi người đều hết sức lo âu. Còn cô công chúa thì làm gì đây ?. Cô nàng ngày đêm nằm suốt trên giường, dồn hết sức chú ý để phát hiện cái đuôi lúc nào có thể xuất hiện. Thế là sau vài hôm, con mắt của cô ta hết đau.
Câu chuyện này cho thấy cách phản ứng của chúng ta thường có trước các sự việc. Chúng ta tập trung chú ý vào vấn đề nhỏ bé của mình, khiến nó trở thành trung tâm, bắt mọi chuyện khác xoay quanh nó. Bấy lâu nay chúng ta đã lặp đi lặp lại như thế nhiều lần, hết đời này qua đời khác. Chúng ta nghĩ :” Các ước vọng của tôi, lợi ích của tôi, sở thích của tôi là chuyện trước tiên !” Bao lâu chúng ta còn vận hành trên căn bản đó thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả. Bị cuốn theo đà thúc đẩy của tham ái và kỳ thị, chúng ta sẽ lặn lội trong cõi luân hồi không tìm thấy lối ra. Khi nào tham đắm và sân hận vẫn được xem là những nguồn năng sống, cuốn lăn chúng ta đi theo thì thân tâm chúng ta không thể nào được an lạc.
Chuyện kể về một cô công chúa bị đau nhẹ ở mắt nhưng cô lại cảm thấy rất nặng. Là con vua, khá được nuông chìêu, hư nết nên cô nàng cứ khóc mãi. Cô ta khăng khăng từ chối mọi cách chữa trị bằng thuốc men và đưa tay sờ hòai vào chỗ đau trên con mắt. Cứ thế, con mắt càng ngày càng nặng thêm. Rút cuộc nhà vua tuyên thưởng lớn cho ai bất kỳ ai chữa lành bệnh con gái mình. Ít lâu sau có một kẻ xưng là danh y đến ra mắt, tuy rằng thật sự ông ta chưa từng làm lương y ngày nào.
Ông ta tuyên bố có thể chữa lành hẳn bệnh và được đưa vào phòng công chúa. Sau khi khám xong, ông la lên :
– “Chà, tiếc qúa đi thôi !”
– Công chúa hỏi : “Chuyện gì vậy ?”
– Ông lương y nói :”Mắt của cô nương chẳng có gì nặng lắm nhưng có chuyện khác rất nghiêm trọng”
– Công chú hốt hỏang hỏi : “Chuyện gì mà nghiêm trọng đến thế ?”
– Ông lương y ngập ngừng rồi bảo :”Nguy dữ lắm. Tôi không dám nói cho cô biết được đâu”. Công chúa năn nỉ đến mấy ông ta cũng không chịu cho hay, bảo rằng ông không thể nói nếu không được phép của nhà vui.
Khi nhà vua đến, ông lương y vẫn dùng dằng chưa muốn tiết lộ điều ông đã khám phá ra. Cuối cùng nhà vua truyền lệnh :
– “Bệnh gì hảy nói đi. Bất cứ bệnh gì, nhà ngươi cũng phải nói cho trẩm biết !”
– Cuối ông lương y thưa : “Nội trong vài ngày nữa thì con mắt sẽ lành thôi - điều đó chẳng ngại. Vấn đề quan trọng là công chúa sẽ mọc một cái đuôi và nó sẽ dài ra ít nhất cũng đến chín sải. Có thể nó sẽ bắt đầu ló ra rất nhanh. Nếu công chúa phát hiện được ngay lúc nó mới chớm thì hạ thần mói có thể chặn không cho nó mọc”.
Nghe tin ấy, mọi người đều hết sức lo âu. Còn cô công chúa thì làm gì đây ?. Cô nàng ngày đêm nằm suốt trên giường, dồn hết sức chú ý để phát hiện cái đuôi lúc nào có thể xuất hiện. Thế là sau vài hôm, con mắt của cô ta hết đau.
Câu chuyện này cho thấy cách phản ứng của chúng ta thường có trước các sự việc. Chúng ta tập trung chú ý vào vấn đề nhỏ bé của mình, khiến nó trở thành trung tâm, bắt mọi chuyện khác xoay quanh nó. Bấy lâu nay chúng ta đã lặp đi lặp lại như thế nhiều lần, hết đời này qua đời khác. Chúng ta nghĩ :” Các ước vọng của tôi, lợi ích của tôi, sở thích của tôi là chuyện trước tiên !” Bao lâu chúng ta còn vận hành trên căn bản đó thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả. Bị cuốn theo đà thúc đẩy của tham ái và kỳ thị, chúng ta sẽ lặn lội trong cõi luân hồi không tìm thấy lối ra. Khi nào tham đắm và sân hận vẫn được xem là những nguồn năng sống, cuốn lăn chúng ta đi theo thì thân tâm chúng ta không thể nào được an lạc.
(Theo Báo Giác ngộ)
Được cảm ơn bởi: TiT_TinhKhong_TiT
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Diệu dụng của Thiền
Diệu dụng của Thiền
Trên đường hoằng pháp, một hôm Thiền sư Tiên Nhai gặp đôi vợ chồng nọ đang cãi nhau dữ dội.
Người vợ : “ Chồng chiếc gì mày, thực không đáng là đàn ông !”
Người chồng : “ Mày còn chửi nữa, ông đánh bỏ mẹ bây giờ !”
Người vợ : “ Bà cứ chửi đấy, cái đồ không đáng làm đàn ông !”
Lúc đó, sư Tiên Nhai bèn hô lớn : “ Mọi người nhanh nhanh đến đây mà xem này ! Xem chọi trâu phải mua vé, xem đá dế hay đá gà cũng phải mua vé; còn bây giờ xem người đánh người miễn phí đây, mời mọi người mau mau đến xem !’
Trong khi đó, đôi vợ chồng nọ vẫn tiếp tục chửi bới nhau dữ dội.
Người chồng : “ Mày còn há họng nói một câu bảo ông không phải là đàn ông nữa, ông giết chết !”
Người vợ :” Giết đi ! Giết đi ! Bà cứ nói : “ Mày không phải là đàn ông !”
Sư Tiên Nhai : “ Hay qúa, sắp có người bị giết rồi, mau mau đến xem nào !”
Một người đi đường chạy đến nói : “Ông thầy chùa kia la lối om sòm cái gì vậy ? Vợ chồng người ta cãi nhau. Mắc mớ gì đến ông mà ông xía vô ?”
Sư Tiên nhai : “ Sao lại không mắc mớ gì đến thầy chùa ta ? Chú không nghe họ sắp giết nhau à ? Có người chết, đám ma nào mà lại không phải mời thầy chùa ta đến tụng kinh và đưa phong bì … ?
Người đi đường : “ Có lý gớm nhỉ ? Vì phong bì mà ông mong người ta giết người !”
Sư Tiên Nhai : ” Không mong giết người cũng được, vậy bây giờ ta đi thuyết pháp đây !”
Từ lúc sư Tiên Nhai và người đi đường lớn tiếng với nhau, hai vợ chồng nọ đã ngưng cuộc chửi bới, cùng chạy đến nghe xem ông thầy chùa và người đi đường cãi nhau chuyện gì.
Sư Tiên Nhai nói rồi, quay sang đôi vợ chồng nọ nói : “ Băng giá dù lạnh và dày đến mấy cũng sẽ tan chảy khi ánh sáng mặt trời xuất hiện. Cơm canh có lạnh, nhen chút lửa hâm lại sẽ nóng. Vợ chồng sống ở với nhau la do duyên nợ, thì người này phải như ánh mặt trời, như ngọn lửa sưởi ấm của người kia. Ta hy vọng hai vợ chồng các con sẽ mãi yêu thương nhau !”
Sư nói rồi đi tiếp. Đôi vợ chồng nọ đứng ngượng ngùng nhìn theo.
Người ta nói :
Đứng trước tình hình căng thẳng và khó xử trên, sư Tiên Nhai đã nhanh trí thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng đang cãi nhau kia bằng cách tạo ra một cuộc “cãi vã kỳ lạ” khác giữa mình với người đi đường. Chính vì vậy, mâu thuẫn cực độ giữa hai vợ chồng nọ đã được hóa giải thật tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là chỗ diệu dụng, một nghệ thuật ứng biến trong Thiền Môn của các thiền giả.
Trên đường hoằng pháp, một hôm Thiền sư Tiên Nhai gặp đôi vợ chồng nọ đang cãi nhau dữ dội.
Người vợ : “ Chồng chiếc gì mày, thực không đáng là đàn ông !”
Người chồng : “ Mày còn chửi nữa, ông đánh bỏ mẹ bây giờ !”
Người vợ : “ Bà cứ chửi đấy, cái đồ không đáng làm đàn ông !”
Lúc đó, sư Tiên Nhai bèn hô lớn : “ Mọi người nhanh nhanh đến đây mà xem này ! Xem chọi trâu phải mua vé, xem đá dế hay đá gà cũng phải mua vé; còn bây giờ xem người đánh người miễn phí đây, mời mọi người mau mau đến xem !’
Trong khi đó, đôi vợ chồng nọ vẫn tiếp tục chửi bới nhau dữ dội.
Người chồng : “ Mày còn há họng nói một câu bảo ông không phải là đàn ông nữa, ông giết chết !”
Người vợ :” Giết đi ! Giết đi ! Bà cứ nói : “ Mày không phải là đàn ông !”
Sư Tiên Nhai : “ Hay qúa, sắp có người bị giết rồi, mau mau đến xem nào !”
Một người đi đường chạy đến nói : “Ông thầy chùa kia la lối om sòm cái gì vậy ? Vợ chồng người ta cãi nhau. Mắc mớ gì đến ông mà ông xía vô ?”
Sư Tiên nhai : “ Sao lại không mắc mớ gì đến thầy chùa ta ? Chú không nghe họ sắp giết nhau à ? Có người chết, đám ma nào mà lại không phải mời thầy chùa ta đến tụng kinh và đưa phong bì … ?
Người đi đường : “ Có lý gớm nhỉ ? Vì phong bì mà ông mong người ta giết người !”
Sư Tiên Nhai : ” Không mong giết người cũng được, vậy bây giờ ta đi thuyết pháp đây !”
Từ lúc sư Tiên Nhai và người đi đường lớn tiếng với nhau, hai vợ chồng nọ đã ngưng cuộc chửi bới, cùng chạy đến nghe xem ông thầy chùa và người đi đường cãi nhau chuyện gì.
Sư Tiên Nhai nói rồi, quay sang đôi vợ chồng nọ nói : “ Băng giá dù lạnh và dày đến mấy cũng sẽ tan chảy khi ánh sáng mặt trời xuất hiện. Cơm canh có lạnh, nhen chút lửa hâm lại sẽ nóng. Vợ chồng sống ở với nhau la do duyên nợ, thì người này phải như ánh mặt trời, như ngọn lửa sưởi ấm của người kia. Ta hy vọng hai vợ chồng các con sẽ mãi yêu thương nhau !”
Sư nói rồi đi tiếp. Đôi vợ chồng nọ đứng ngượng ngùng nhìn theo.
Người ta nói :
Đứng trước tình hình căng thẳng và khó xử trên, sư Tiên Nhai đã nhanh trí thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng đang cãi nhau kia bằng cách tạo ra một cuộc “cãi vã kỳ lạ” khác giữa mình với người đi đường. Chính vì vậy, mâu thuẫn cực độ giữa hai vợ chồng nọ đã được hóa giải thật tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là chỗ diệu dụng, một nghệ thuật ứng biến trong Thiền Môn của các thiền giả.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: TiT_TinhKhong_TiT, anhlinhmotminh