Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Chính thức
- Bài viết: 87
- Tham gia: 09:21, 26/01/10
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Đồng nhân thì được đại hữu .
-------------------------------
Bản ngã phù du tựa khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
-------------------------------
Bản ngã phù du tựa khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Gần tới rồi đó, nói đại ra đi!mutsuto_2005 đã viết:Đồng nhân thì được đại hữu .
"đồng đạo lại ra có tiền"

TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Tại sao người ta lại bảo cá chép vượt vũ môn hóa rồng, mà không phải là cá trê hay cá mập?mutsuto_2005 đã viết:Bác đồng nhân đúng là chưa hề hiểu qua phật pháp mới buông được câu đó .Và chẳng ai có trí tuệ đầy đủ cả bác ạ (Cá nhân tôi chỉ có chư phật,đức phật), tôi cũng vậy ,chắc trí tuệ của bác đầy đủ nhỉ .Tôi nói bác ko hiểu sao ,đó là 1 khía cạnh để tu tập nhân cách ,bác có thể học giáo dục công dân, thiên chúa giáo ,đạo hồi ,hay là học về quy luật vũ trụ như bác nói để hoàn chỉnh nhân cách của bác ,tôi đâu có tuyên truyền hay ép uổng gì chỉ là 1 lời khuyên thôi .CÁI NÀY ĐÚNG LÀ TIÊU QUÁ mà thích nói chuyện đại quá đây . Còn câu dưới "Một con người có sức lực và trí tuệ của thời Tiểu quá, mà lại đi nói và làm những công việc của con người ở thời Đại quá, là họ đang diễn trò gì cho thiên hạ xem đây? " Con người có sức lực của thời tiểu quá mà dám làm chuyện đại quá thì cũng là 1 hảo hán đấy ,cá chép vượt vũ môn hoá rồng mà .
Sức nhỏ chí lớn ,tiểu quá thấy sự khác biệt trong cái đồng mà không ai nhìn ra ,vận dụng nó mà làm nên chuyện đại quá ,đại quá cũng là hình tượng chống đỡ sức nặng như cái cột oàn mình xuống gánh vác trọng trách to lớn .Nhìn được tiểu quá sẽ vượt được sông lớn đó là đại quá .Học dịch cũng vậy vận dụng tiểu quá thấy cái khác trong cái giống nhau ,thấy cái giống nhau trong cái khác nhau .
Lời hào 1 quẻ Càn có nói: tiềm long vật dụng. Dù là rồng mà chưa đến thời thì vẫn phải nằm chờ thời.
Rồng vốn tài trí và sức lực có thừa, nhưng chưa gặp thời thì vẫn không làm gì được. Cho thấy chữ THỜI ghê gớm như thế nào.
Cá chép là loài có tiềm năng có thể biến hóa thành rồng, nhưng phải nỗ lực hết sức mới có thể chuyển biến về chất được chứ không dễ dàng chút nào đâu, và không phải chú cá chép nào cũng qua được ải này. Sau khi có thể biến hóa thành rồng rồi thì vẫn còn phải tiếp tục xem thời của con rồng biến ra từ con cá chép đó đang ở thời nào mà hành xử, chứ không phải hiu hiu tự đắc ta đã biến được thành rồng mà tác sự sơ cuồng, chỉ chuốc họa vào thân mà thôi.
Chị hỏi em, người biết rằng mình có trí tuệ và sức lực kém hơn người khác mà không biết chọn công việc cho phù hợp với mình, lại cứ cố muốn làm công việc đáng lẽ dành cho người có trí tuệ và sức lực phù hợp hơn thì gọi là gì? Hình như có câu nói vui là: "Đã yếu mà còn ra gió" thì phải ^_^
Bất kỳ ai cũng đều có thể đóng góp được cho xã hội, cho cộng đồng hết, nhưng mà "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". (ví dụ, bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác giới tính ... đều có thể tuân thủ luật giao thông được hết, đấy là góp phần làm cho xã hội văn minh đó ^_^)
Khi nói về quẻ Trạch Phong Đại Quá, PBC có nêu: Đại Quá là công việc quá chừng lớn. Sách Sử Ký có câu: Tất có người phi thường mới làm nên việc phi thường. Mà những việc phi thường tất phải chờ đến người phi thường. Bởi vì những việc phi thường, quyết không phải những hạng người thường làm nổi. Đó chính là nghĩa chữ Đại Quá.
PBC phụ chú: Quẻ Đại Quá ở sau quẻ Di là rất hay. Xưa nay, thánh hiền hào kiệt, trước khi chưa làm việc Đại Quá, tất phải tiềm tàng ẩn súc, trải biết bao thời giờ súc dưỡng (tích lũy, nuôi). Súc dưỡng có đầy đủ, phát triển mới lớn lao. Tuyệt chưa thấy ai không súc dưỡng mà làm nên đại quá (phi thường).
Chưa hết, có tài Đại Quá nhưng vẫn phải đúng thời. Nếu có tài đại quá, mà chưa gặp thời đại quá, tất nhiên cũng không làm xong. Chỉ có gặp Thời Đại Quá, thì người có Tài Đại Quá mới làm nên những Việc Đại Quá.
Đấy, dù là thánh hiền hào kiệt mà còn phải trải biết bao thời giờ súc dưỡng trước khi làm việc Đại Quá, thế mà người chỉ có tài Tiểu Quá lại đi tính chuyện làm việc Đại Quá thì có hiểu đạo không? Sao không đi tìm người có tài Đại Quá mà phò tá, trợ lực cho người ta, thế cũng xem là mình có đóng góp sức lực để làm việc Đại Quá, có phải là hợp đạo hơn không?
***************
Em nhận định như trên là chưa hiểu được đạo Tùy nói riêng, đạo Dịch nói chung rồi.
Những lời em nói từ đầu đến giờ, người nào không biết, nghe qua sẽ có cảm tưởng thật là thâm sâu, nhưng với những người có hiểu biết thật sự thì rất dễ dàng nhận ra thực chất em vẫn đang còn mờ mịt lắm, em thường hay nói vòng vo tam quốc chủ yếu mang đầy tính ngụy biện. Người luôn mang tinh thần ngụy biện, không chịu nhìn thẳng vào thực tế (thực tế xã hội, thực tế bản thân) sẽ mãi mãi không bao giờ tiến bộ được.
Em cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới mong vượt được vũ môn.
Thân mến.
Được cảm ơn bởi: thuquanvn
- vo_danh_00
- Thất đẳng
- Bài viết: 6278
- Tham gia: 10:12, 03/05/10
- Đến từ: nam định
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
mustuto!
hai câu thơ ấy lấy từ đạo y của tuệ tĩnh tiên sinh đấy không phải của mình! ;)
bạn không phải mệnh vô chính diệu mà cách cục không phải là chọn vẹn!
về dịch nói thực mình mới biết không giỏi, nhưng khi xem quẻ cũng ít khi trang thêm lục thú, chỉ trọng dụng thần và tượng quẻ, tuy hiểu biết có hạn song tự thấy rằng người ta thêm nhưng cái đó vào không phải là vô dụng!, bạn bác bỏ hết kể thì hơi quá, tui không chú trọng xong vẫn để tham khảo thêm
các sách từng đọc đều nói rõ rằng thần là thần phụ hoạ cát có cát thần thì càng chắc, dụng thần vô dụng có cát thần cũng như không, hay là tượng trong cát ẩn hung!
a hỏi bạn chút về quẻ đồng nhân
theo cụ PHAN BỘI CHÂU đây là quẻ đẹp nhất trong 64 quẻ! thực tình mình ngẫm mãi không hiểu nói như vậy dựa vào khía cạnh nào! quẻ này chỉ có 1 hào âm ứng với hào 5 trung chính có thể nói là cát nhưng như vậy âm dương chênh quá chẳng phải là dương thịnh sao có thể hiểu là trên đỉnh cao thịnh vượng chứ nói đẹp nhất thực tình không hiểu! 8->
hai câu thơ ấy lấy từ đạo y của tuệ tĩnh tiên sinh đấy không phải của mình! ;)
bạn không phải mệnh vô chính diệu mà cách cục không phải là chọn vẹn!
về dịch nói thực mình mới biết không giỏi, nhưng khi xem quẻ cũng ít khi trang thêm lục thú, chỉ trọng dụng thần và tượng quẻ, tuy hiểu biết có hạn song tự thấy rằng người ta thêm nhưng cái đó vào không phải là vô dụng!, bạn bác bỏ hết kể thì hơi quá, tui không chú trọng xong vẫn để tham khảo thêm

các sách từng đọc đều nói rõ rằng thần là thần phụ hoạ cát có cát thần thì càng chắc, dụng thần vô dụng có cát thần cũng như không, hay là tượng trong cát ẩn hung!

a hỏi bạn chút về quẻ đồng nhân

theo cụ PHAN BỘI CHÂU đây là quẻ đẹp nhất trong 64 quẻ! thực tình mình ngẫm mãi không hiểu nói như vậy dựa vào khía cạnh nào! quẻ này chỉ có 1 hào âm ứng với hào 5 trung chính có thể nói là cát nhưng như vậy âm dương chênh quá chẳng phải là dương thịnh sao có thể hiểu là trên đỉnh cao thịnh vượng chứ nói đẹp nhất thực tình không hiểu! 8->
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Chào bạn mustuto.
Dường như thời gian trước đây, bạn có qui y và tu học bên Phật giáo nguyên thủy, thì phải ?
Chào bạn PMK.
Bạn là người có học Dịch, nên đã trích dẫn lời kinh của thời Đại quá vào nghe hay và thuyềt phục lắm! Nhưng có người còn cho rằng: Con người có sức lực và trí tuệ của thời Tiểu quá mà đi làm công việc của một con người ở thời Đại quá là: chỉ làm trò cười cho thiên hạ xem thôi.
Câu này không biết có hơi quá không?
Dường như thời gian trước đây, bạn có qui y và tu học bên Phật giáo nguyên thủy, thì phải ?
Chào bạn PMK.
Bạn là người có học Dịch, nên đã trích dẫn lời kinh của thời Đại quá vào nghe hay và thuyềt phục lắm! Nhưng có người còn cho rằng: Con người có sức lực và trí tuệ của thời Tiểu quá mà đi làm công việc của một con người ở thời Đại quá là: chỉ làm trò cười cho thiên hạ xem thôi.
Câu này không biết có hơi quá không?
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Chào bạn thainhat,thainhat đã viết:
Chào bạn PMK.
Bạn là người có học Dịch, nên đã trích dẫn lời kinh của thời Đại quá vào nghe hay và thuyềt phục lắm! Nhưng có người còn cho rằng: Con người có sức lực và trí tuệ của thời Tiểu quá mà đi làm công việc của một con người ở thời Đại quá là: chỉ làm trò cười cho thiên hạ xem thôi.
Câu này không biết có hơi quá không?
Về điều bạn hỏi, cần chia ra hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, người chỉ có tài Tiểu Quá nhưng có cái Tâm tốt, muốn làm điều thật to tát, thật tốt đẹp cho xã hội (việc Đại Quá). Chỉ tiếc rằng, con mắt xem thời của người đó chưa tốt, chưa hiểu đạo tùy thời (THỜI ở đây gồm có THỜI CHUNG của xã hội và THỜI RIÊNG của bản thân) nên đã hành động sai lầm, cố đem cái tài Tiểu Quá để làm việc Đại Quá, không phù hợp với trí tuệ và sức lực của mình.
Trường hợp thứ hai, người cũng chỉ có tài Tiểu Quá, hơn nữa cái Tâm lại còn không tốt, chỉ muốn danh lợi cho riêng cá nhân bản thân, chứ không phải có cái Tâm mong muốn làm điều tốt đẹp cho xã hội như trường hợp trên. Trường hợp này có lẽ không cần giải thích nhiều vì trong thực tế xã hội khá phổ biến.
Cả hai trường hợp trên thì hành động của họ đều không có kết quả tốt. Tuy nhiên, đánh giá của người đời dành cho họ có khác nhau một chút. Với người có cái Tâm xấu thì đúng là chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Với người có cái Tâm tốt, thiên hạ sẽ thương cảm cho một người có cái Tâm tốt muốn làm điều tốt đẹp nhưng Lực bất tòng Tâm, ngoài ra, trong một vài trường hợp đáng buồn thì: NHIỆT TÌNH (cái Tâm tốt) + tài TIỂU QUÁ mà không ý thức rằng mình có tài TIỂU QUÁ nên cố làm việc ĐẠI QUÁ = PHÁ HOẠI (dù cái Tâm họ hoàn toàn không mong muốn điều này, híc).
Trên đây là đánh giá của thế nhân dành cho hai trường hợp trên. Còn nhìn dưới góc độ của Dịch Đạo thì sẽ lại khác nữa. Điều này nếu như bạn thainhat thử nghiền ngẫm sẽ thấy rất hay đó ^_^
Thân mến.
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Bạn PMK phân tích rất chi tiết, cảm ơn bạn.
Bạn mutsuto_2005, câu này bạn nói có ý nghĩa là gì vậy, khonghieu?
mutsuto_2005 đã viết:Đồng nhân thì được đại hữu .
Bạn mutsuto_2005, câu này bạn nói có ý nghĩa là gì vậy, khonghieu?
-
- Chính thức
- Bài viết: 76
- Tham gia: 22:48, 20/06/09
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Trong Đồng Nhân có Đại Hữu, trong Đại Hữu có Đồng Nhân. Đây là Thuyết Phản-Đối.
-
- Chính thức
- Bài viết: 87
- Tham gia: 09:21, 26/01/10
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
thainhat đã viết:Chào bạn mustuto.
Dường như thời gian trước đây, bạn có qui y và tu học bên Phật giáo nguyên thủy, thì phải ?
Không mình không có qui y gì cả .Chỉ là có duyen với nhà phật nên thích nghe kinh phật ,nghiên cứu giáo lý ,thiền định,dần dần tu tâm cho tốt hơn thôi, với lại đạo phật mang lại rất nhiều kiến thức và điều hay .