CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
VI. Liêm Trinh ở cung mệnh (Thân):
Liêm Trinh chủ về tình cảm, cũng chủ về máu. Liêm Trinh Hoá Kỵ, về phương diện quan hệ nhân tế là tình cảm bị tổn thương, hoạ hại; về phương diện cơ thể là bệnh tật liên quan đến máu.
Vì Liêm Trinh chủ về tình cảm, nên khi có các sao đào hoa hội hợp, bèn chuyển biến thành tình cảm nam nữ, vì vậy gọi nó là sao "đào hoa thứ". "Đào hoa thứ" là đối nhau với "đào hoa chính" của Tham Lang. Tham Lang chủ về hành động, Liêm Trinh chủ về tư tưởng, nên gọi là "thứ". Nói cách khác, đào hoa của Tham Lang chủ về theo đuổi sắc tình; còn đào hoa của Liêm Trinh là chủ về ghi lòng tạc dạ.
Liêm Trinh còn là chính trị, hoặc đối với chính trị rất cuồng nhiệt và có lý tưởng. Tinh hệ "Liêm Trinh, Thiên Tướng" đặc biệt có tính chất này. Tính chất này khi nhuyễn hoá sẽ thành quyền biến hay thủ đoạn; khác với khuynh hướng quan hệ giao tế thiên về tửu sắc của Tham Lang.
Liêm Trinh trôi nổi, nóng nảy, thuộc về phương diện tinh thần; Tham Lang lẳng lơ, thuộc về hành vi, cử chỉ. Cho nên Liêm Trinh ưa Thiên Tướng, nhuyễn hoá thành thủ đoạn chính trị linh hoạt và tính chất phục vụ; còn Tham Lang thì ưa Vũ Khúc, nhuyễn hoá thành thủ đoạn kiếm tiền linh động, khéo ăn khéo ở.
Liêm Trinh có thể văn mà cũng có thể võ. Cho nên cổ nhân nói: "Liêm Trinh gặp Văn Xương thì giỏi lễ nhạc, gặp sát tinh võ nghiệp hiển hách." Vì vậy lúc có Văn Xương, Văn Khúc, các sao đào hoa cùng bay đến, đây là thi tửu phong lưu; đồng độ với Phá Quân, gặp sát tinh, sẽ chủ về võ nghiệp, hoặc làm những nghề nghiệp có tính hung hiểm, hay có công cụ bén nhọn. Rất ưa đồng độ với Thiên Phủ, hội Tử Vi của cung Ngọ và "Vũ Khúc, Thiên Tướng" của cung Dần, đây là kết cấu tốt. Gặp cát tinh có thể trở thành người hữu dụng. Đây đều là đặc tính văn võ bắt nguồn từ Liêm Trinh.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ rất ngại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, chủ về gặp trắc trở nghiêm trọng, hoặc có khuynh hướng tự sát. Nhất là lúc Liêm Trinh Hoá Kị bị Vũ Khúc Hoá Kị xung hội, lại gặp thêm Kình Dương, Đà La, Thiên Hình xung hội, khuynh hướng này càng đúng.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ, người sinh năm Bính Liêm Trinh Hoá Kỵ, đến cung hạn Thiên Đồng thì hoạnh phát, đến cung hạn Vũ Khúc thì phải đề phòng hoạnh phá.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ rất ưa "tài ấm giáp ấn", Liêm trinh Hoá Lộc, hoặc Phá Quân Hoá Lộc ở đối cung, sẽ chủ về phú quý, nhưng vẫn chủ về chỉ nên ở vị trí phụ tá, hay phó, nghề nghiệp có tính chất làm việc hưởng lương.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ngoại trừ người sinh năm Bính lấy hai cung hạn Thiên Đồng, Vũ Khúc làm vận trình có tính then chốt, còn lại là đều lấy các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ" Vũ Khúc, Cự Môn, Phá Quân làm đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chỉ có cung Mùi mới có thể cấu thành cách cục "Hùng tú kiền nguyên". Điều kiện là gặp các sao phụ, tá cát, không có tứ sát tinh và các sao hình, kị, Địa Không, Địa Kiếp xung hội, chủ về trải qua gian khổ mà thành giàu có. Ở cung Sửu chỉ có mức sống trung bình. Ở cung Mùi, Liêm Trinh Hoá Lộc, là cách "thanh bạch", cũng chủ về dư giả, nếu không có Hoà Tinh, Linh Tinh hội chiếu sẽ chủ về phú quý; ở cung Sửu cũng chỉ thành cục trung bình.
"Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi không ưa có Kình Dương đồng độ, chủ về gặp nhiều thị phi; cũng không ưa có Đà La đồng độ, chủ về gặp nhiều rối ren vô vị; còn không ưa gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, chủ về bị trắc trở nghiêm trọng.
"Liêm Trinh, Thất Sát" đồng độ, mà Liêm trinh Hoá Kỵ, lại gặp các sao hình, hao, sát, chủ về chết ở xứ người. Nếu Vũ Khúc Hoá Kỵ, hoặc Văn Khúc hay Văn Xương Hoá Kỵ xung khởi, lại có Hoả Tinh, Linh Tinh hội hợp, chủ về sự cố bấc trắc, nghiêm trọng thì ngầm có ý định tự sát.
Đối với "Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn Thiên Lương, "Vũ Khúc, Phá Quân", Thiên Đồng là những lưu niên hay đại hạn có tính then chốt.
Liêm Trinh độc toạ ở hai cung Dần hoặc Thân, trường hợp ở cung Thân cũng thành cách cục "Hùng tú kiền nguyên", có thể tham khảo ở trên. Trường hợp ở cung dần, không thành cách cũng như trên.
Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, rất kỵ Văn Khúc bay đến cung thiên di, cung mệnh lại hội Văn Xương, còn hội các tạp diệu Âm Sát, Đại Hao, Thiên Hư, Thiên Hình, và Vũ Khúc Hoá Kỵ đến hội; các sao ác sát nặng, chủ về có khuynh hướng trộm cắp, mà còn chủ về quyến luyến tửu sắc, truỵ lạc, mà dẫn đến thất bại. Cổ quyết nói, "Liêm Trinh, Tham Lang, Thất Sát, Phá Quân gặp nhau, Văn Khúc ở thiên di là làm giặc".(Liêm Trinh Tham Sát Phá Quân phùng, Văn Khúc thiên di tác bối nhung). Theo Vương Đình Chi, hai chữ "bối nhung" ghép lại là chữ tặc. Đời nay, có người cho rằng đây là do chép lầm của hai chữ "binh nhung", giải thích là "võ nghiệp hiển quý", hoàn toàn trái ngược với kiến giải của Vương Đình Chi.
Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, cũng ưa Tham Lang ở đối cung thành cách "Hoả Tham" hay cách "Linh Tham", chủ về phát lên một cách đột ngột, cũng chủ về được tiền của nhờ vợ, hoặc nhờ vợ trợ giúp mà trở nên giàu có.
Đối với Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, các cung hạn Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Thiên Lương và bản thân Liêm trinh, là những lưu niên có tính then chốt; và các cung hạn Thất Sát, Thiên Lương, "Thiên Cơ, Cự Môn", Vũ Khúc, Thiên Phủ" là những đại vận có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, rất ngại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, chủ về suy sụp nhanh chóng; gặp sát tinh nặng, còn gặp thêm Thiên Hình, sẽ chủ về bị phẩu thuật, hoặc xảy ra sự cố bất trắc; Liêm Trinh Hoá Kị ở lưu niên xung khởi là năm ứng nghiệm (cung mệnh của nguyên cục là "Liêm Trinh, Phá Quân", lúc cung tật ách của lưu niên cũng là "Liêm Trinh, Phá Quân", có sao kỵ xung phá cũng vậy).
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, có năng lực sáng tạo, gặp Kình Dương đồng độ, không có các sao hình, hao, là chủ về suy nghĩ khéo, có tay nghề khéo.
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, người sinh năm Bính cũng chủ về hoạnh phát, hoạnh phá. Đến đại hạn Thiên Phủ thì hoạnh phát, đề phòng đến cung hạn "Thiên Đồng, Thái Âm" thì hoạnh phá.
Ngoài những điều thuật ở trên, đối với "Liêm Trinh, Phá Quân", các cung hạn "Vũ Khúc, Tham Lang", "Thiên Đồng, Thái Âm", "Thái Dương, Cự Môn" là những niên hạn có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Thiên Phủ" ở hai cung Thìn hoặc Tuất, khí rất hoà hoãn, gặp sao lộc thì cát; Thiên Phủ là "kho trống", "kho lộ" thì hung, nhưng nhẹ hơn các tổ hợp sao khác; có điều, kết hôn sớm thì bất lợi, thường dễ bị tình trạng "ngó đứt mà tơ chưa lìa", hoặc có một thời kỳ hữu danh vô thực.
"Liêm Trinh, Thiên Phủ" gặp sao lộc, lại có sao phụ, tá cát, có thể làm việc trong giới kinh tế tài chính, hoặc là quan thuế. Gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật thì rất tốt.
Nếu "Liêm Trinh, Thiên Phủ" được Thái Dương và Thái Âm giáp cung, thì ở cung Tuất ưu hơn ở cung Thìn. Nếu hội các sao cát là đại phú đại quý.
Đối với "Liêm Trinh, Thiên Phủ", các cung hạn Phá Quân, Tham Lang, "Thái Dương, Thiên Lương", có Văn Xương, Văn Khúc là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao sát, kị, chủ về phiêu lưu tứ hải, rời xa quê hương. Gặp các sao phụ, tá (không nên chỉ gặp Văn Xương, Văn Khúc), thì khí chất cao thượng, phong lưu nho nhã, làm việc trong chính giới hay quân đội có thể hơn người.
"Liêm Trinh, Tham Lang" ở hai cung Tị hoặc Hợi, phần nhiều bất lợi trong hôn nhân, dễ "ngó đứt mà tơ chưa lìa". cần phải xem xét kỹ cung phu thê mà định mức độ.
Đối với "Liêm Trinh, Tham Lang" ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn Cự Môn, Thiên Tướng, "Tử Vi, Phá Quân", "Thiên Đồng, Thiên Lương" là những niên vận có tính then chốt. Cần chú ý, "Liêm Trinh, Tham Lang" ở cung Tị, cuộc đời gặp nhiều nạn tai, nhưng có thể chuyển nguy thành an.
Liêm Trinh chủ về tình cảm, cũng chủ về máu. Liêm Trinh Hoá Kỵ, về phương diện quan hệ nhân tế là tình cảm bị tổn thương, hoạ hại; về phương diện cơ thể là bệnh tật liên quan đến máu.
Vì Liêm Trinh chủ về tình cảm, nên khi có các sao đào hoa hội hợp, bèn chuyển biến thành tình cảm nam nữ, vì vậy gọi nó là sao "đào hoa thứ". "Đào hoa thứ" là đối nhau với "đào hoa chính" của Tham Lang. Tham Lang chủ về hành động, Liêm Trinh chủ về tư tưởng, nên gọi là "thứ". Nói cách khác, đào hoa của Tham Lang chủ về theo đuổi sắc tình; còn đào hoa của Liêm Trinh là chủ về ghi lòng tạc dạ.
Liêm Trinh còn là chính trị, hoặc đối với chính trị rất cuồng nhiệt và có lý tưởng. Tinh hệ "Liêm Trinh, Thiên Tướng" đặc biệt có tính chất này. Tính chất này khi nhuyễn hoá sẽ thành quyền biến hay thủ đoạn; khác với khuynh hướng quan hệ giao tế thiên về tửu sắc của Tham Lang.
Liêm Trinh trôi nổi, nóng nảy, thuộc về phương diện tinh thần; Tham Lang lẳng lơ, thuộc về hành vi, cử chỉ. Cho nên Liêm Trinh ưa Thiên Tướng, nhuyễn hoá thành thủ đoạn chính trị linh hoạt và tính chất phục vụ; còn Tham Lang thì ưa Vũ Khúc, nhuyễn hoá thành thủ đoạn kiếm tiền linh động, khéo ăn khéo ở.
Liêm Trinh có thể văn mà cũng có thể võ. Cho nên cổ nhân nói: "Liêm Trinh gặp Văn Xương thì giỏi lễ nhạc, gặp sát tinh võ nghiệp hiển hách." Vì vậy lúc có Văn Xương, Văn Khúc, các sao đào hoa cùng bay đến, đây là thi tửu phong lưu; đồng độ với Phá Quân, gặp sát tinh, sẽ chủ về võ nghiệp, hoặc làm những nghề nghiệp có tính hung hiểm, hay có công cụ bén nhọn. Rất ưa đồng độ với Thiên Phủ, hội Tử Vi của cung Ngọ và "Vũ Khúc, Thiên Tướng" của cung Dần, đây là kết cấu tốt. Gặp cát tinh có thể trở thành người hữu dụng. Đây đều là đặc tính văn võ bắt nguồn từ Liêm Trinh.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ rất ngại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, chủ về gặp trắc trở nghiêm trọng, hoặc có khuynh hướng tự sát. Nhất là lúc Liêm Trinh Hoá Kị bị Vũ Khúc Hoá Kị xung hội, lại gặp thêm Kình Dương, Đà La, Thiên Hình xung hội, khuynh hướng này càng đúng.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ, người sinh năm Bính Liêm Trinh Hoá Kỵ, đến cung hạn Thiên Đồng thì hoạnh phát, đến cung hạn Vũ Khúc thì phải đề phòng hoạnh phá.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở hai cung Tí hoặc Ngọ rất ưa "tài ấm giáp ấn", Liêm trinh Hoá Lộc, hoặc Phá Quân Hoá Lộc ở đối cung, sẽ chủ về phú quý, nhưng vẫn chủ về chỉ nên ở vị trí phụ tá, hay phó, nghề nghiệp có tính chất làm việc hưởng lương.
"Liêm Trinh, Thiên Tướng" ngoại trừ người sinh năm Bính lấy hai cung hạn Thiên Đồng, Vũ Khúc làm vận trình có tính then chốt, còn lại là đều lấy các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ" Vũ Khúc, Cự Môn, Phá Quân làm đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chỉ có cung Mùi mới có thể cấu thành cách cục "Hùng tú kiền nguyên". Điều kiện là gặp các sao phụ, tá cát, không có tứ sát tinh và các sao hình, kị, Địa Không, Địa Kiếp xung hội, chủ về trải qua gian khổ mà thành giàu có. Ở cung Sửu chỉ có mức sống trung bình. Ở cung Mùi, Liêm Trinh Hoá Lộc, là cách "thanh bạch", cũng chủ về dư giả, nếu không có Hoà Tinh, Linh Tinh hội chiếu sẽ chủ về phú quý; ở cung Sửu cũng chỉ thành cục trung bình.
"Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi không ưa có Kình Dương đồng độ, chủ về gặp nhiều thị phi; cũng không ưa có Đà La đồng độ, chủ về gặp nhiều rối ren vô vị; còn không ưa gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, chủ về bị trắc trở nghiêm trọng.
"Liêm Trinh, Thất Sát" đồng độ, mà Liêm trinh Hoá Kỵ, lại gặp các sao hình, hao, sát, chủ về chết ở xứ người. Nếu Vũ Khúc Hoá Kỵ, hoặc Văn Khúc hay Văn Xương Hoá Kỵ xung khởi, lại có Hoả Tinh, Linh Tinh hội hợp, chủ về sự cố bấc trắc, nghiêm trọng thì ngầm có ý định tự sát.
Đối với "Liêm Trinh, Thất Sát" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn Thiên Lương, "Vũ Khúc, Phá Quân", Thiên Đồng là những lưu niên hay đại hạn có tính then chốt.
Liêm Trinh độc toạ ở hai cung Dần hoặc Thân, trường hợp ở cung Thân cũng thành cách cục "Hùng tú kiền nguyên", có thể tham khảo ở trên. Trường hợp ở cung dần, không thành cách cũng như trên.
Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, rất kỵ Văn Khúc bay đến cung thiên di, cung mệnh lại hội Văn Xương, còn hội các tạp diệu Âm Sát, Đại Hao, Thiên Hư, Thiên Hình, và Vũ Khúc Hoá Kỵ đến hội; các sao ác sát nặng, chủ về có khuynh hướng trộm cắp, mà còn chủ về quyến luyến tửu sắc, truỵ lạc, mà dẫn đến thất bại. Cổ quyết nói, "Liêm Trinh, Tham Lang, Thất Sát, Phá Quân gặp nhau, Văn Khúc ở thiên di là làm giặc".(Liêm Trinh Tham Sát Phá Quân phùng, Văn Khúc thiên di tác bối nhung). Theo Vương Đình Chi, hai chữ "bối nhung" ghép lại là chữ tặc. Đời nay, có người cho rằng đây là do chép lầm của hai chữ "binh nhung", giải thích là "võ nghiệp hiển quý", hoàn toàn trái ngược với kiến giải của Vương Đình Chi.
Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, cũng ưa Tham Lang ở đối cung thành cách "Hoả Tham" hay cách "Linh Tham", chủ về phát lên một cách đột ngột, cũng chủ về được tiền của nhờ vợ, hoặc nhờ vợ trợ giúp mà trở nên giàu có.
Đối với Liêm Trinh ở hai cung Dần hoặc Thân, các cung hạn Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Thiên Lương và bản thân Liêm trinh, là những lưu niên có tính then chốt; và các cung hạn Thất Sát, Thiên Lương, "Thiên Cơ, Cự Môn", Vũ Khúc, Thiên Phủ" là những đại vận có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, rất ngại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, chủ về suy sụp nhanh chóng; gặp sát tinh nặng, còn gặp thêm Thiên Hình, sẽ chủ về bị phẩu thuật, hoặc xảy ra sự cố bất trắc; Liêm Trinh Hoá Kị ở lưu niên xung khởi là năm ứng nghiệm (cung mệnh của nguyên cục là "Liêm Trinh, Phá Quân", lúc cung tật ách của lưu niên cũng là "Liêm Trinh, Phá Quân", có sao kỵ xung phá cũng vậy).
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, có năng lực sáng tạo, gặp Kình Dương đồng độ, không có các sao hình, hao, là chủ về suy nghĩ khéo, có tay nghề khéo.
"Liêm Trinh, Phá Quân" ở hai cung Mão hoặc Dậu, người sinh năm Bính cũng chủ về hoạnh phát, hoạnh phá. Đến đại hạn Thiên Phủ thì hoạnh phát, đề phòng đến cung hạn "Thiên Đồng, Thái Âm" thì hoạnh phá.
Ngoài những điều thuật ở trên, đối với "Liêm Trinh, Phá Quân", các cung hạn "Vũ Khúc, Tham Lang", "Thiên Đồng, Thái Âm", "Thái Dương, Cự Môn" là những niên hạn có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Thiên Phủ" ở hai cung Thìn hoặc Tuất, khí rất hoà hoãn, gặp sao lộc thì cát; Thiên Phủ là "kho trống", "kho lộ" thì hung, nhưng nhẹ hơn các tổ hợp sao khác; có điều, kết hôn sớm thì bất lợi, thường dễ bị tình trạng "ngó đứt mà tơ chưa lìa", hoặc có một thời kỳ hữu danh vô thực.
"Liêm Trinh, Thiên Phủ" gặp sao lộc, lại có sao phụ, tá cát, có thể làm việc trong giới kinh tế tài chính, hoặc là quan thuế. Gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật thì rất tốt.
Nếu "Liêm Trinh, Thiên Phủ" được Thái Dương và Thái Âm giáp cung, thì ở cung Tuất ưu hơn ở cung Thìn. Nếu hội các sao cát là đại phú đại quý.
Đối với "Liêm Trinh, Thiên Phủ", các cung hạn Phá Quân, Tham Lang, "Thái Dương, Thiên Lương", có Văn Xương, Văn Khúc là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
"Liêm Trinh, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao sát, kị, chủ về phiêu lưu tứ hải, rời xa quê hương. Gặp các sao phụ, tá (không nên chỉ gặp Văn Xương, Văn Khúc), thì khí chất cao thượng, phong lưu nho nhã, làm việc trong chính giới hay quân đội có thể hơn người.
"Liêm Trinh, Tham Lang" ở hai cung Tị hoặc Hợi, phần nhiều bất lợi trong hôn nhân, dễ "ngó đứt mà tơ chưa lìa". cần phải xem xét kỹ cung phu thê mà định mức độ.
Đối với "Liêm Trinh, Tham Lang" ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn Cự Môn, Thiên Tướng, "Tử Vi, Phá Quân", "Thiên Đồng, Thiên Lương" là những niên vận có tính then chốt. Cần chú ý, "Liêm Trinh, Tham Lang" ở cung Tị, cuộc đời gặp nhiều nạn tai, nhưng có thể chuyển nguy thành an.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
VII. Thiên Phủ ở cung mệnh (thân):
Thiên Phủ ưa tương hội Tử Vi ở tam phương, mà lại không ưa đồng độ, hễ đồng độ ắt sẽ có khuyết điểm. Cần xem xét các sao ở cung phúc đức, cung sự nghiệp và cung phu thê mà định tính chất.
Thiên Phủ ở cung mệnh, gặp sao lộc, là điều kiện cơ bản để thu hoạch lợi ích; sau đó mới xem tính chất của Thiên Tướng để định cách cục cao thấp.
Thiên Phủ ưa đến cung hạn Thiên Lương, Thái Dương; nếu có các sao cát, sẽ chủ về địa vị thăng tiến. Ưa đến cung hạn có Lộc Tồn, Hoá Lộc, hội hợp sao cát, chủ về tài phú tăng nhiều.
Thiên Phủ hội Thiên Tướng là "Tài ấm giáp ấn", thì Thiên Phủ cũng chủ về phú quý, sự nghiệp không từ tay trắng làm nên. Nếu là "Hình kị giáp ấn", sẽ chủ về bị cô lập, không có cứu viện, tinh thần bị áp lực, vật chất thì bị tranh đoạt.
Đối cung của Thiên Phủ ắt là Thất Sát, đây là một cách bố trí các sao rất xảo diệu. Thiên Phủ chỉ sở trường phòng thủ, không giỏi khai sáng, cũng không giỏi chỉ huy. Năng lực khai sáng và quyền lực có vận dụng được tự nhiên hay không, cần phải xem các sao hội hợp cung Thất Sát mà định. Cho nên gọi là "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), thực ra cũng là "phùng Tướng khán Phủ" (gặp Thiên Tướng thì phải xem Thiên Phủ).
Thiên Phủ không có sao lộc, là "kho trống", hội Địa Không, Địa Kiếp, cũng là "kho trống", hễ kho trống mà Thất Sát ở đối cung hội hợp các sao cát, mới chủ về tạo dựng sự nghiệp từ "hư không".
Thiên Phủ có tứ sát hội hợp, đây là "kho lộ". Hễ kho lộ thì Thiên Tướng cần phải có sao lộc, hoặc thành cách "Tài ấm giáp ấn", mới chủ về giỏi cạch tranh, và nhờ đó mà giàu có.
Thiên Phủ có các sao khác đồng độ, trường hợp "Liêm Trinh, Thiên Phủ" đồng độ ở cung Tuất là tốt nhất, cổ nhân nói "Thiên Phủ đến cung Tuất có sao phù trợ, là đai vàng áo tía" (Liêm Phủ lâm Tuất hữu tinh phù, yêu kim y tử). Trường hợp Liêm Trinh Hoá Lộc, hoặc hội Vũ Khúc Hoá Lộc là thượng cách; hội Tử Vi Hoá Khoa là quý mà không phú; còn ưa Tả Phụ, Hữu Bật đến hội; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung, sẽ chủ về địa vị rất cao.
Nếu "Tử Vi, Thiên Phủ" đồng độ, thì Tử Vi là chủ, Thiên Phủ là phụ. Cho nên cũng ưa Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp. Không có sao phụ, tá, thì tinh hệ này có những khiếm khuyết đáng tiếc, chủ về tiến thoái thiếu quyết đoán; nếu có Lộc Tồn đồng độ, thì Thiên Phủ sẽ thành vai chủ, luận đoán cát hung cũng nặng về tính chất của Thiên Phủ.
"Vũ Khúc, Thiên Phủ" đồng độ hai cung Tí hoặc Ngọ, gặp Lộc Tồn ở cung tài bạch tốt hơn ở cung mệnh; gặp Vũ Khúc Hoá Lộc, thì gặp ở cung mệnh tốt hơn. Trường hợp trước, gặp ở cung mệnh thì chủ về bủn xỉn, keo kiệt, tham lam; gặp ở cung tài bạch thì chủ về giỏi quản lý tài chính, giỏi kiếm tiền. Trường hợp sau, gặp ở cung mệnh thì chủ về độ lượng, còn có năng lực quyết đoán và quản lý tài chính.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có Văn Xương, Văn Khúc giáp cung thì lợi về cầu danh, tiền của thì xem địa vị xã hội mà định; được Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung thì lợi về tiền của, địa vị xã hội thì xem tiền của nhiều ít mà định. Do đó có thể định mục tiêu nỗ lực của Thiên Phủ.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, trường hợp ở cung Mùi tốt hơn; vì ở cung Sửu sẽ hội Thiên Tướng ở Tị, mà Thiên Lương cung Ngọ giáp Thiên Tướng, khí "hình sát" khá nặng, gián tiếp gây ảnh hưởng khiến Thiên Phủ bị áp lực khá nặng.
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn "Tử Vi, Tham Lang", Thiên Lương, "Liêm Trinh, Thất Sát", "Vũ Khúc, Phá Quân", có Lộc Tồn và Hoá Lộc là những lưu niên, đại vận có tính then chốt.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, là nhược địa, nếu có hai sao Địa Không, Địa Kiếp, một sao bay đến cung mệnh, một sao bay đến cung sự nghiệp, thì Thiên Phủ là "kho lộ", "kho trống", lại gặp thêm sát tinh, chủ về cơ mưu cỡ nào thì cũng chẳng được gì.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa Tả Phụ đồng cung, hội Hữu Bật, sẽ chủ về có địa vị rất cao, hoặc có sự nghiệp hiện có đang phát triển. Có điều rất sợ đến niên hạn Thái Dương Hoá Kỵ, bị "Hình kị giáp ấn" là điềm tượng đổ vỡ, gặp trắc trở nghiêm trọng.
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là "Tử Vi, Thất Sát", là tinh hệ quyền lực. Cho nên chủ về nữ mệnh thao túng chồng, ở thời hiện đại, còn chủ về phụ nữ có sự nghiệp riêng.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi gặp các sao phụ, tá, bất quả chỉ làm tăng trợ lực, nhưng vì đối nhau với "Tử Vi, Thất Sát", nên chẳng cần thiết. Không bằng gặp Lộc Tồn và Thiên Tướng thuộc loại "Tài ấm giáp ấn", hoặc hội Vũ Khúc Hoá Lộc (mượn sao an cung) và Tham Lang Hoá Lộc là tốt, có thể phú quý song toàn.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, nếu Thiên Tướng được "Tài ấm giáp ấn", ở thời hiện đại phần nhiều chủ về được người ngoại quốc (hay người phương xa) đề bạt. Nếu không, cần phải gặp Thiên Khôi, Thiên Việt mới chủ về được quý nhân đề bạt.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi rất ưa đến cung hạn "Thiên khôi, Thiên Việt trùng điệp" (tức Lưu Khôi và Lưu Việt trùng điệp với Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, xung khởi nhau, chủ về phát đột ngột.)
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn "Vũ Khúc, Tham Lang", Thiên Tướng, "Tử Vi, Thất Sát" là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thiên Phủ ưa tương hội Tử Vi ở tam phương, mà lại không ưa đồng độ, hễ đồng độ ắt sẽ có khuyết điểm. Cần xem xét các sao ở cung phúc đức, cung sự nghiệp và cung phu thê mà định tính chất.
Thiên Phủ ở cung mệnh, gặp sao lộc, là điều kiện cơ bản để thu hoạch lợi ích; sau đó mới xem tính chất của Thiên Tướng để định cách cục cao thấp.
Thiên Phủ ưa đến cung hạn Thiên Lương, Thái Dương; nếu có các sao cát, sẽ chủ về địa vị thăng tiến. Ưa đến cung hạn có Lộc Tồn, Hoá Lộc, hội hợp sao cát, chủ về tài phú tăng nhiều.
Thiên Phủ hội Thiên Tướng là "Tài ấm giáp ấn", thì Thiên Phủ cũng chủ về phú quý, sự nghiệp không từ tay trắng làm nên. Nếu là "Hình kị giáp ấn", sẽ chủ về bị cô lập, không có cứu viện, tinh thần bị áp lực, vật chất thì bị tranh đoạt.
Đối cung của Thiên Phủ ắt là Thất Sát, đây là một cách bố trí các sao rất xảo diệu. Thiên Phủ chỉ sở trường phòng thủ, không giỏi khai sáng, cũng không giỏi chỉ huy. Năng lực khai sáng và quyền lực có vận dụng được tự nhiên hay không, cần phải xem các sao hội hợp cung Thất Sát mà định. Cho nên gọi là "phùng Phủ khán Tướng" (gặp Thiên Phủ thì phải xem Thiên Tướng), thực ra cũng là "phùng Tướng khán Phủ" (gặp Thiên Tướng thì phải xem Thiên Phủ).
Thiên Phủ không có sao lộc, là "kho trống", hội Địa Không, Địa Kiếp, cũng là "kho trống", hễ kho trống mà Thất Sát ở đối cung hội hợp các sao cát, mới chủ về tạo dựng sự nghiệp từ "hư không".
Thiên Phủ có tứ sát hội hợp, đây là "kho lộ". Hễ kho lộ thì Thiên Tướng cần phải có sao lộc, hoặc thành cách "Tài ấm giáp ấn", mới chủ về giỏi cạch tranh, và nhờ đó mà giàu có.
Thiên Phủ có các sao khác đồng độ, trường hợp "Liêm Trinh, Thiên Phủ" đồng độ ở cung Tuất là tốt nhất, cổ nhân nói "Thiên Phủ đến cung Tuất có sao phù trợ, là đai vàng áo tía" (Liêm Phủ lâm Tuất hữu tinh phù, yêu kim y tử). Trường hợp Liêm Trinh Hoá Lộc, hoặc hội Vũ Khúc Hoá Lộc là thượng cách; hội Tử Vi Hoá Khoa là quý mà không phú; còn ưa Tả Phụ, Hữu Bật đến hội; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung, sẽ chủ về địa vị rất cao.
Nếu "Tử Vi, Thiên Phủ" đồng độ, thì Tử Vi là chủ, Thiên Phủ là phụ. Cho nên cũng ưa Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp. Không có sao phụ, tá, thì tinh hệ này có những khiếm khuyết đáng tiếc, chủ về tiến thoái thiếu quyết đoán; nếu có Lộc Tồn đồng độ, thì Thiên Phủ sẽ thành vai chủ, luận đoán cát hung cũng nặng về tính chất của Thiên Phủ.
"Vũ Khúc, Thiên Phủ" đồng độ hai cung Tí hoặc Ngọ, gặp Lộc Tồn ở cung tài bạch tốt hơn ở cung mệnh; gặp Vũ Khúc Hoá Lộc, thì gặp ở cung mệnh tốt hơn. Trường hợp trước, gặp ở cung mệnh thì chủ về bủn xỉn, keo kiệt, tham lam; gặp ở cung tài bạch thì chủ về giỏi quản lý tài chính, giỏi kiếm tiền. Trường hợp sau, gặp ở cung mệnh thì chủ về độ lượng, còn có năng lực quyết đoán và quản lý tài chính.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có Văn Xương, Văn Khúc giáp cung thì lợi về cầu danh, tiền của thì xem địa vị xã hội mà định; được Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung thì lợi về tiền của, địa vị xã hội thì xem tiền của nhiều ít mà định. Do đó có thể định mục tiêu nỗ lực của Thiên Phủ.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, trường hợp ở cung Mùi tốt hơn; vì ở cung Sửu sẽ hội Thiên Tướng ở Tị, mà Thiên Lương cung Ngọ giáp Thiên Tướng, khí "hình sát" khá nặng, gián tiếp gây ảnh hưởng khiến Thiên Phủ bị áp lực khá nặng.
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn "Tử Vi, Tham Lang", Thiên Lương, "Liêm Trinh, Thất Sát", "Vũ Khúc, Phá Quân", có Lộc Tồn và Hoá Lộc là những lưu niên, đại vận có tính then chốt.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, là nhược địa, nếu có hai sao Địa Không, Địa Kiếp, một sao bay đến cung mệnh, một sao bay đến cung sự nghiệp, thì Thiên Phủ là "kho lộ", "kho trống", lại gặp thêm sát tinh, chủ về cơ mưu cỡ nào thì cũng chẳng được gì.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa Tả Phụ đồng cung, hội Hữu Bật, sẽ chủ về có địa vị rất cao, hoặc có sự nghiệp hiện có đang phát triển. Có điều rất sợ đến niên hạn Thái Dương Hoá Kỵ, bị "Hình kị giáp ấn" là điềm tượng đổ vỡ, gặp trắc trở nghiêm trọng.
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là "Tử Vi, Thất Sát", là tinh hệ quyền lực. Cho nên chủ về nữ mệnh thao túng chồng, ở thời hiện đại, còn chủ về phụ nữ có sự nghiệp riêng.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi gặp các sao phụ, tá, bất quả chỉ làm tăng trợ lực, nhưng vì đối nhau với "Tử Vi, Thất Sát", nên chẳng cần thiết. Không bằng gặp Lộc Tồn và Thiên Tướng thuộc loại "Tài ấm giáp ấn", hoặc hội Vũ Khúc Hoá Lộc (mượn sao an cung) và Tham Lang Hoá Lộc là tốt, có thể phú quý song toàn.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, nếu Thiên Tướng được "Tài ấm giáp ấn", ở thời hiện đại phần nhiều chủ về được người ngoại quốc (hay người phương xa) đề bạt. Nếu không, cần phải gặp Thiên Khôi, Thiên Việt mới chủ về được quý nhân đề bạt.
Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi rất ưa đến cung hạn "Thiên khôi, Thiên Việt trùng điệp" (tức Lưu Khôi và Lưu Việt trùng điệp với Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, xung khởi nhau, chủ về phát đột ngột.)
Đối với Thiên Phủ độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn "Vũ Khúc, Tham Lang", Thiên Tướng, "Tử Vi, Thất Sát" là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Được cảm ơn bởi: nhanai_ng, Thienphu84
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
VIII. Thái Âm ở cung mệnh (thân):
Thái Âm nên nhập miếu, không nên lạc hãm, nên là người sinh vào ban đêm, không nên là người sinh vào ban ngày. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm nhập miếu thì rất tốt; người sinh vào ban ngày thì giảm phúc. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm lạc hãm, chưa chắc đã hung, vẫn cần phải xem xét các sao phụ, tá, sát, hoá mà định; nếu người sinh vào ban ngày gặp Thái Âm lạc hãm, ắt sẽ bất lợi đối với người thân phái nữ. Nữ mệnh cũng bất lợi đối với bản thân, hoặc sớm mồ côi.
Cung mệnh vô chính diệu, cung thân ở cung thiên di là Thái Âm lạc hãm, gặp sát tinh (sợ nhất là Hoả Tinh, Linh Tinh), người sinh vào ban ngày chủ về theo mẹ cải giá, hoặc làm con thừa tự của bác hay chú.
Thái Âm thủ mệnh, lại còn chia ra hai nhóm, nhóm người sinh vào thượng huyền (ngày 1 đến 15) và người sinh vào hạ huyền (ngày 16 đến 30). Sinh vào thượng huyền thì cát, đây là thời kỳ trăng tròn dần; sinh vào hạ huyền thì không cát tường, đây là thời kỳ trăng khuyết dần. Người sinh vào hạ huyền càng đúng với ứng nghiệm "theo mẹ cải giá" thuật ở trên.
Thái Âm nhập miếu, gặp sao cát ở tam phương đến hội, chủ về hưởng thụ, nhất là hưởng thụ tinh thần. Tức không mang toàn bộ tinh thần tập trung vào việc kiếm tiền và theo đuổi sinh hoạt vật chất. Còn gặp Văn Xương, Văn Khúc thì thiên về văn chương; gặp Thiên Đồng thì ưa thích âm nhạc, dù gặp Thiên Cơ cũng chủ về có hứng thú nhiều lãnh vực, lấy đó để tiêu khiển. Chỉ đồng độ với Thái Dương là thiếu sinh hoạt tinh thần.
Hễ Thái Âm ở cung mệnh, lúc luận đoán cần phải xem kèm cung phúc đức, mà cung phúc đức ắt sẽ là Cự Môn toạ thủ, cát hung của nó có thể ảnh hưởng đến Thái Âm của cung mệnh, nhất là về phương diện hưởng thụ tinh thần. Thái Âm chủ về phú, nên ưa có Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc đồng độ hoặc vây chiếu; trường hợp Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc ở cung tam hợp là kế đó. Gặp Hoá Quyền, Hoá Khoa mà không gặp sao lộc, sẽ chủ về tài lộc do địa vị xã hội và học lực quyết định. Cho nên cần phải cực lực tranh thủ tiến bộ; gặp Văn Xương, Văn Khúc là chủ về thông minh; gặp Tả Phụ, Hữu Bật mới có thể làm tăng địa vị.
Thái Âm có bản tính hướng nội, nhưng nếu hướng nội thái quá sẽ chủ về tiêu trầm. Nó không ưa các sao Đà La, Linh Tinh, Hoá Kị, Âm Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình. Nếu có các sao hình, hao tụ tập, sẽ chủ về chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, hoặc có tâm lý mặc cảm; nhất là ở bốn cung Dần, Thân, Mão, Dậu thì càng đúng.
Cổ quyết: "Thái Dương ở cung Tị, Thái Âm ở cung Dậu, an mệnh ở cung Sửu là chủ về phú, bước lên cung Hằng" (Nhật Tị Nguyệt dậu, an mệnh Sửu phú, bộ thiềm cung); "Thái Dương ở cung Mão, Thái Âm ở cung Hợi, an mệnh ở cung Mùi, phần nhiều đỗ đạt" (Nhật Mão Nguyệt Hợi, an mệnh Mùi cung, đa chiết quế). Đây là Thái Dương, Thái Âm miếu vượng, hội chiếu cung mệnh. Còn nói: "Thái Dương, Thái Âm cùng ở cung Mùi, an mệnh ở cung Sửu, là tài đến bậc hầu bá" (Nhật Nguyệt đồng Mùi, an mệnh Sửu, hầu bá chi tài). Đây là mệnh vô chính diệu, mượn "Thái Âm, Thái Dương" của cung Mùi để an sao, cũng bằng Thái Dương, Thái Âm hội chiếu. Hễ Thái Dương, Thái Âm hội chiếu, trong các tình hình thông thường thì tốt hơn Thái Dương, Thái Âm đồng cung. Vì tính chất của Thái Dương, Thái Âm đồng cung không hợp nhau, dễ sinh khuyết điểm.
Cung mệnh được Thái Dương, Thái Âm giáp, nếu Thái Dương và Thái Âm miếu vượng thì cũng chủ về phú quý. Giáp Thiên Phủ Hoá Khoa, hoặc Thiên Phủ đối nhau với Liêm Trinh Hoá Lộc là cát lợi; giáp Vũ Khúc, Tham Lang Hoá Lộc là kế đó.
Thái Dương ở cung Hợi, Thái Âm ở cung Mão, không phải là cách cục "phản bối", các sách thường lầm. "Phản bối" là Thái Dương ở Tuất, Thái Âm ở cung Thìn. Cách cục "phản bối" chủ về rời xa quê hương, hay làm con nuôi người khác, nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, thì còn bé đã rời xa cha mẹ, sát tinh nặng chủ về bị bỏ rơi. Nếu lại gặp các sao phụ, tá cát, thì rời xa quê hương mà phát phúc.
Thái Âm không ưa có Kình Dương, Đà La cùng ở cung mệnh, chủ về gian khổ. Nếu Thái Âm Hoá Kị (hoặc hội sao kị, hoặc Thái Âm Hoá Kị bị Kình Dương, Đà La giáp cung), đều chủ về không có duyên với lục thân, cô quả linh đinh, còn chủ về dễ đầu tư sai lầm.
Thái Âm chủ về ẩn tàng, vì vậy cũng không nên có Địa Không, Địa Kiếp, Thiên không đồng độ. Mức độ không cát tường lớn hơn so với Thái Dương.
Thái Âm chủ về phú, cho nên rất ưa gặp sao lộc. Hoá Lộc là rất tốt, Lộc Tồn là kế đó. Thái Âm Hoá Quyền chỉ chủ về quản lý tài chính, hoặc nắm quyền tài chính, dù có thể phú cũng nhờ đó mà ra.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ở cung dậu ưu hơn ở cung Mão rất nhiều. Có điều, nếu ở cung Mão gặp các sao phụ, tá cát mà không gặp sát tinh, lại được cát hoá, đây là cách cục "phản bối", chủ về đại phú.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, các cung hạn Cự Môn, "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Thất Sát, Thiên Cơ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Cách cục "phản bối" thì không luận Thiên Cơ.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm đều sáng, là thượng cách. Có điều, cần phải được cát hoá mới chủ về phú quý. Nếu không có sao cát, mà gặp sát tinh, sẽ chủ về danh lợi đều trống rỗng, hôn nhân cũng bất lợi.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn "Liêm Trinh, Tham Lang", Cự Môn, "Vũ Khúc, Thất Sát", Thiên Cơ là đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị phần nhiều dễ có những khuyết khuyết đáng tiếc; nữ mệnh chủ về chồng là người tính toán cho người khác nhiều hơn là tính toán cho mình; nam mệnh phần nhiều trôi dạt. Đây là do Thái Âm lạc hãm phát tán thái quá. Ở cung Hợi, gọi là "Nguyệt lãng thiên môn", gặp sao lộc thì chủ về kiếm được tiền một cách bất ngờ mà thành đại phú.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao đào hoa và các sao sát, hình, kị, hao, chủ về nhiều âm mưu mà còn ham tửu sắc.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn "Thiên Đồng, Cự Môn", Thất Sát, "Liêm Trinh, Thiên Phủ", "Thái Dương, Thiên Lương" là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thái Âm nên nhập miếu, không nên lạc hãm, nên là người sinh vào ban đêm, không nên là người sinh vào ban ngày. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm nhập miếu thì rất tốt; người sinh vào ban ngày thì giảm phúc. Nếu người sinh vào ban đêm gặp Thái Âm lạc hãm, chưa chắc đã hung, vẫn cần phải xem xét các sao phụ, tá, sát, hoá mà định; nếu người sinh vào ban ngày gặp Thái Âm lạc hãm, ắt sẽ bất lợi đối với người thân phái nữ. Nữ mệnh cũng bất lợi đối với bản thân, hoặc sớm mồ côi.
Cung mệnh vô chính diệu, cung thân ở cung thiên di là Thái Âm lạc hãm, gặp sát tinh (sợ nhất là Hoả Tinh, Linh Tinh), người sinh vào ban ngày chủ về theo mẹ cải giá, hoặc làm con thừa tự của bác hay chú.
Thái Âm thủ mệnh, lại còn chia ra hai nhóm, nhóm người sinh vào thượng huyền (ngày 1 đến 15) và người sinh vào hạ huyền (ngày 16 đến 30). Sinh vào thượng huyền thì cát, đây là thời kỳ trăng tròn dần; sinh vào hạ huyền thì không cát tường, đây là thời kỳ trăng khuyết dần. Người sinh vào hạ huyền càng đúng với ứng nghiệm "theo mẹ cải giá" thuật ở trên.
Thái Âm nhập miếu, gặp sao cát ở tam phương đến hội, chủ về hưởng thụ, nhất là hưởng thụ tinh thần. Tức không mang toàn bộ tinh thần tập trung vào việc kiếm tiền và theo đuổi sinh hoạt vật chất. Còn gặp Văn Xương, Văn Khúc thì thiên về văn chương; gặp Thiên Đồng thì ưa thích âm nhạc, dù gặp Thiên Cơ cũng chủ về có hứng thú nhiều lãnh vực, lấy đó để tiêu khiển. Chỉ đồng độ với Thái Dương là thiếu sinh hoạt tinh thần.
Hễ Thái Âm ở cung mệnh, lúc luận đoán cần phải xem kèm cung phúc đức, mà cung phúc đức ắt sẽ là Cự Môn toạ thủ, cát hung của nó có thể ảnh hưởng đến Thái Âm của cung mệnh, nhất là về phương diện hưởng thụ tinh thần. Thái Âm chủ về phú, nên ưa có Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc đồng độ hoặc vây chiếu; trường hợp Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc ở cung tam hợp là kế đó. Gặp Hoá Quyền, Hoá Khoa mà không gặp sao lộc, sẽ chủ về tài lộc do địa vị xã hội và học lực quyết định. Cho nên cần phải cực lực tranh thủ tiến bộ; gặp Văn Xương, Văn Khúc là chủ về thông minh; gặp Tả Phụ, Hữu Bật mới có thể làm tăng địa vị.
Thái Âm có bản tính hướng nội, nhưng nếu hướng nội thái quá sẽ chủ về tiêu trầm. Nó không ưa các sao Đà La, Linh Tinh, Hoá Kị, Âm Sát, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình. Nếu có các sao hình, hao tụ tập, sẽ chủ về chứng tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, hoặc có tâm lý mặc cảm; nhất là ở bốn cung Dần, Thân, Mão, Dậu thì càng đúng.
Cổ quyết: "Thái Dương ở cung Tị, Thái Âm ở cung Dậu, an mệnh ở cung Sửu là chủ về phú, bước lên cung Hằng" (Nhật Tị Nguyệt dậu, an mệnh Sửu phú, bộ thiềm cung); "Thái Dương ở cung Mão, Thái Âm ở cung Hợi, an mệnh ở cung Mùi, phần nhiều đỗ đạt" (Nhật Mão Nguyệt Hợi, an mệnh Mùi cung, đa chiết quế). Đây là Thái Dương, Thái Âm miếu vượng, hội chiếu cung mệnh. Còn nói: "Thái Dương, Thái Âm cùng ở cung Mùi, an mệnh ở cung Sửu, là tài đến bậc hầu bá" (Nhật Nguyệt đồng Mùi, an mệnh Sửu, hầu bá chi tài). Đây là mệnh vô chính diệu, mượn "Thái Âm, Thái Dương" của cung Mùi để an sao, cũng bằng Thái Dương, Thái Âm hội chiếu. Hễ Thái Dương, Thái Âm hội chiếu, trong các tình hình thông thường thì tốt hơn Thái Dương, Thái Âm đồng cung. Vì tính chất của Thái Dương, Thái Âm đồng cung không hợp nhau, dễ sinh khuyết điểm.
Cung mệnh được Thái Dương, Thái Âm giáp, nếu Thái Dương và Thái Âm miếu vượng thì cũng chủ về phú quý. Giáp Thiên Phủ Hoá Khoa, hoặc Thiên Phủ đối nhau với Liêm Trinh Hoá Lộc là cát lợi; giáp Vũ Khúc, Tham Lang Hoá Lộc là kế đó.
Thái Dương ở cung Hợi, Thái Âm ở cung Mão, không phải là cách cục "phản bối", các sách thường lầm. "Phản bối" là Thái Dương ở Tuất, Thái Âm ở cung Thìn. Cách cục "phản bối" chủ về rời xa quê hương, hay làm con nuôi người khác, nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, thì còn bé đã rời xa cha mẹ, sát tinh nặng chủ về bị bỏ rơi. Nếu lại gặp các sao phụ, tá cát, thì rời xa quê hương mà phát phúc.
Thái Âm không ưa có Kình Dương, Đà La cùng ở cung mệnh, chủ về gian khổ. Nếu Thái Âm Hoá Kị (hoặc hội sao kị, hoặc Thái Âm Hoá Kị bị Kình Dương, Đà La giáp cung), đều chủ về không có duyên với lục thân, cô quả linh đinh, còn chủ về dễ đầu tư sai lầm.
Thái Âm chủ về ẩn tàng, vì vậy cũng không nên có Địa Không, Địa Kiếp, Thiên không đồng độ. Mức độ không cát tường lớn hơn so với Thái Dương.
Thái Âm chủ về phú, cho nên rất ưa gặp sao lộc. Hoá Lộc là rất tốt, Lộc Tồn là kế đó. Thái Âm Hoá Quyền chỉ chủ về quản lý tài chính, hoặc nắm quyền tài chính, dù có thể phú cũng nhờ đó mà ra.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, ở cung dậu ưu hơn ở cung Mão rất nhiều. Có điều, nếu ở cung Mão gặp các sao phụ, tá cát mà không gặp sát tinh, lại được cát hoá, đây là cách cục "phản bối", chủ về đại phú.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Mão hoặc Dậu, các cung hạn Cự Môn, "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Thất Sát, Thiên Cơ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Cách cục "phản bối" thì không luận Thiên Cơ.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, Thái Dương và Thái Âm đều sáng, là thượng cách. Có điều, cần phải được cát hoá mới chủ về phú quý. Nếu không có sao cát, mà gặp sát tinh, sẽ chủ về danh lợi đều trống rỗng, hôn nhân cũng bất lợi.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn "Liêm Trinh, Tham Lang", Cự Môn, "Vũ Khúc, Thất Sát", Thiên Cơ là đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, ở cung Tị phần nhiều dễ có những khuyết khuyết đáng tiếc; nữ mệnh chủ về chồng là người tính toán cho người khác nhiều hơn là tính toán cho mình; nam mệnh phần nhiều trôi dạt. Đây là do Thái Âm lạc hãm phát tán thái quá. Ở cung Hợi, gọi là "Nguyệt lãng thiên môn", gặp sao lộc thì chủ về kiếm được tiền một cách bất ngờ mà thành đại phú.
Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao đào hoa và các sao sát, hình, kị, hao, chủ về nhiều âm mưu mà còn ham tửu sắc.
Đối với Thái Âm độc toạ ở hai cung Tị hoặc Hợi, các cung hạn "Thiên Đồng, Cự Môn", Thất Sát, "Liêm Trinh, Thiên Phủ", "Thái Dương, Thiên Lương" là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
IX. Tham Lang ở cung mệnh (thân):
Tham Lang chủ về vật dục lẫn sắc dục. Cho nên ưa Hoá Lộc, Hoá Quyền, không cần có Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật cũng có thể phú quý. Gặp Văn Xương, Văn Khúc, trái lại còn biến thành vật dục có ý vị phấn son bề ngoài, còn có ý vị xảo trá lừa dối. Tức là nói, ham muốn vật chất lợi về tranh thủ một cách đường đường chính chính, mà không ưa giấu giấu diếm diếm, che lấp lỗi lầm.
Ở phương diện sinh hoạt tinh thần, Tham Lang thích sự vật thần bí, nhất là tôn giáo, vu thuật. Ở thời cổ đại thường có biểu hiện là tu tiên, luyện đan; ở thời hiện đại, thì có sắc thái thần bí của tôn giáo.
Do Tham Lang có biểu hiện tranh thủ ham muốn vật chất, cho nên giỏi giao tế thù tạc, mà những cuộc giao tế này ắt sẽ có khuynh hướng tửu sắc. Có Liêm Trinh và Văn Xương, Văn Khúc hội hợp, có thể diễn hoá thành thi tửu cầm kỳ.
Tham Lang toạ mệnh, không ưa Thất Sát thủ cung thân, cũng không ưa Phá Quân thủ cung thân; nếu hội sát tinh, thì chủ về trôi nổi, hiếu động, hiếu sắc, hoặc chủ về có thú vui không lành mạnh.
Tham Lang đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, chủ về phát đột ngột. Ở thời cổ đại chỉ có võ nghiệp mới dễ có công trạng một cách đột ngột. Cho nên cổ nhân nói "Tham Lang, Hoả Tinh ở cung miếu vượng, danh chấn các nước" (Tham Lang, Hoả Tinh cư miếu vượng, danh chấn chư bang). Ở thời hiện đại có thể luận đoán là phát một cách đột ngột.
Tham Lang Hoá Kị có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, sẽ chủ về bạo phát bạo bại. Không có Hoả Tinh, Linh Tinh, thì đây là thành công bất ngờ, tức là nói "vô tình cắm liễu, liễu xanh um".
Tham Lang Hoá Kị, lưu diệu Hoá Lộc, cũng chủ về "vô tình cắm liễu, liễu xanh um". Nếu Tham Lang Hoá Lộc, lưu diệu Hoá Kị, sẽ chủ về bị người ta chiếm đoạt lợi ích.
Tham Lang ở cung Tứ Mộ là nhập miếu. Cho nên cách cục "Hoả Tham", "Linh Tham", đều lấy trường hợp cung Tứ Mộ là tốt. Trường hợp Tham Lang độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là Vũ Khúc, và trường hợp "Vũ Khúc, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đều là thượng cách. Các trường hợp còn lại là kế đó.
Tham Lang ưa Hoả Tinh, Linh Tinh, lại không sợ sao không, cũng không sợ Thiên Hình. Tham Lang có sao không và Thiên Hình cùng bay đến, lại chủ về đoan chính. Thiên Hình chủ về tự kềm chế, nhưng vẫn không ưa có Địa Kiếp cùng bay đến, sẽ chủ về trắc trở.
Trong các sát tinh, Tham Lang chỉ không ưa Kình Dương, Đà La, sẽ chủ về tửu sắc. Tham Lang ở cung Tí thì đồng cung với Kình Dương; Tham Lang ở cung Hợi thì đồng cung với Đà La, đây gọi là "Phiếm thuỷ đào hoa"; Tham Lang ở cung Dần thì đồng cung với Đà La, gọi là "Phong lưu thái trượng", đều chủ về vì sắc mà thất bại. Hai cách cục này nếu hội Thiên Hình, thì Thiên Hình không còn chủ về tự kềm chế, mà chủ về tai hoạ lao ngục.
Cách "Hoả Tham", "Linh Tham" cũng không ưa gặp Kình Dương, Đà La, gặp chúng là "phá cục". Dù lúc này Tham Lang Hoá Lộc, cũng chủ về sau khi hoạnh phát lập tức hoạnh phá. Nếu lại gặp các sao phụ, tá, sẽ chủ về trải qua nguy cơ, khốn khó mới lập được công danh.
Tham Lang độc toạ cung Thân, là ở chổ bị kềm chế. Nếu có các sao sát, kị và các sao phụ, tá tụ tập lẫn lộn, sẽ chủ về lúc đầu nghèo khổ, trải qua nguy khó mới phát đột ngột, nhưng sau khi phát đạt thì vì thú vui không lành mạnh mà phá tán, thất bại. Nếu chỉ gặp sát tinh, thì dễ đi vào con đường tà, đời người cũng vì vậy mà gặp nhiều khốn khó. Nếu chỉ gặp cát tinh, có thể phú quý, nhưng vẫn phải chú ý duy trì thành tựu đã đạt được. Cách cục "Hoả Tham", "Linh Tham" ở cung Thân, tính chất bạo phát, bạo bại càng nặng.
Tham Lang độc toạ ở Dần cung, không có Kình Dương và Thiên Hình hội chiếu (nếu có sẽ chủ về bị hình phạt), thì lại không thành cách "phong lưu thái trượng"; nếu có cát tinh, cũng có thể thành quý cục, nhưng cuộc đời gặp sóng gió không ít; có sát tinh, thì sự nghiệp hưng thịnh, nhưng kiện tụng, phạm pháp cũng theo đó mà đến. Có điều, Tham Lang Hoá Kị thì chỉ chủ về làm các ngành nghề về công nghệ, khoa học kĩ thuật để mưu sinh.
Tham Lang độc toạ ở cung Tí, nếu không nhập cách "Phiếm thuỷ đào hoa", mà có cát tinh, hoặc có Thiên Hình tương chế, cũng là phú cục, chủ về trung niên sẽ phát đạt.
Tham Lang ở cung Ngọ, gọi là "Mộc hoả thông minh", không có các sao sát, kị, mà gặp cát tinh, đây là cách cự phú, hoặc là nhân vật quan trọng trong giới kinh tế tài chính. Gặp sát tinh thì bình thường, chỉ tiểu phú, nhưng tuyệt đối không nên đầu cơ.
Tham Lang độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, sau trung niên mới có thể phát đạt. Nếu có các sao sát, kị cùng đến, sẽ chủ về lúc trẻ nhiều nạn tai, bệnh tật. Khác với "Vũ Khúc, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, "Vũ Khúc, Tham Lang" chủ về tuổi trẻ hưởng thụ (Xin xem lại tiết "Vũ Khúc ở cung mệnh").
Người sinh năm Thân, Tí, Thìn, Tham Lang thủ mệnh ở cung Tí; người sinh năm Dần, Ngọ, Tuất, Tham Lang thủ mệnh ở cung Ngọ; người sinh năm Tị, Dậu, Sửu, "Vũ Khúc, Tham Lang" thủ mệnh ở cung Sửu; người sinh năm Hợi, Mão, Mùi, "Tử Vi, Tham Lang" thủ mệnh ở cung Mão; đều chủ về tham lợi nhỏ, có thị hiếu, thú vui không lành mạnh. Cổ nhân cho rằng đây là mạng "trộm cắp". Thực ra đây là do tính chất ham muốn vật chất quá nặng. Nếu có các sao đào hoa bay đến, thì dục tình cũng sâu. Ưa gặp cát tinh, tính chất không lành sẽ giảm nhẹ; cũng ưa gặp Thiên Hình và sao không, gặp Thiên Hình thì có thể tự kềm chế, gặp sao không thì chủ về thanh bạch.
Hễ Tham Lang thủ mệnh, thì các cung hạn Thất Sát, Phá Quân, Thái Âm, Thái Dương, Cự Môn, Tử Vi là những đại vận hay lưu niên có tính then chốt.
Cách "Hoả Tham", "Linh Tham", phải đề phòng lưu niên có Hoá Kị trùng điệp xung khởi. Nếu lại gặp lưu sát tinh xung khởi, đây là điềm ứng nghiệm suy sụp nhanh chóng, nếu không cũng là năm dẫn đến suy sụp nhanh chóng.
Tham Lang rất kỵ đến cung hạn "Thái Dương, Cự Môn" giao thoa với Hoá Kỵ của niên vận, chủ về tai nạn, kiện tụng.
Tham Lang chủ về vật dục lẫn sắc dục. Cho nên ưa Hoá Lộc, Hoá Quyền, không cần có Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật cũng có thể phú quý. Gặp Văn Xương, Văn Khúc, trái lại còn biến thành vật dục có ý vị phấn son bề ngoài, còn có ý vị xảo trá lừa dối. Tức là nói, ham muốn vật chất lợi về tranh thủ một cách đường đường chính chính, mà không ưa giấu giấu diếm diếm, che lấp lỗi lầm.
Ở phương diện sinh hoạt tinh thần, Tham Lang thích sự vật thần bí, nhất là tôn giáo, vu thuật. Ở thời cổ đại thường có biểu hiện là tu tiên, luyện đan; ở thời hiện đại, thì có sắc thái thần bí của tôn giáo.
Do Tham Lang có biểu hiện tranh thủ ham muốn vật chất, cho nên giỏi giao tế thù tạc, mà những cuộc giao tế này ắt sẽ có khuynh hướng tửu sắc. Có Liêm Trinh và Văn Xương, Văn Khúc hội hợp, có thể diễn hoá thành thi tửu cầm kỳ.
Tham Lang toạ mệnh, không ưa Thất Sát thủ cung thân, cũng không ưa Phá Quân thủ cung thân; nếu hội sát tinh, thì chủ về trôi nổi, hiếu động, hiếu sắc, hoặc chủ về có thú vui không lành mạnh.
Tham Lang đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, chủ về phát đột ngột. Ở thời cổ đại chỉ có võ nghiệp mới dễ có công trạng một cách đột ngột. Cho nên cổ nhân nói "Tham Lang, Hoả Tinh ở cung miếu vượng, danh chấn các nước" (Tham Lang, Hoả Tinh cư miếu vượng, danh chấn chư bang). Ở thời hiện đại có thể luận đoán là phát một cách đột ngột.
Tham Lang Hoá Kị có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, sẽ chủ về bạo phát bạo bại. Không có Hoả Tinh, Linh Tinh, thì đây là thành công bất ngờ, tức là nói "vô tình cắm liễu, liễu xanh um".
Tham Lang Hoá Kị, lưu diệu Hoá Lộc, cũng chủ về "vô tình cắm liễu, liễu xanh um". Nếu Tham Lang Hoá Lộc, lưu diệu Hoá Kị, sẽ chủ về bị người ta chiếm đoạt lợi ích.
Tham Lang ở cung Tứ Mộ là nhập miếu. Cho nên cách cục "Hoả Tham", "Linh Tham", đều lấy trường hợp cung Tứ Mộ là tốt. Trường hợp Tham Lang độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, đối cung là Vũ Khúc, và trường hợp "Vũ Khúc, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đều là thượng cách. Các trường hợp còn lại là kế đó.
Tham Lang ưa Hoả Tinh, Linh Tinh, lại không sợ sao không, cũng không sợ Thiên Hình. Tham Lang có sao không và Thiên Hình cùng bay đến, lại chủ về đoan chính. Thiên Hình chủ về tự kềm chế, nhưng vẫn không ưa có Địa Kiếp cùng bay đến, sẽ chủ về trắc trở.
Trong các sát tinh, Tham Lang chỉ không ưa Kình Dương, Đà La, sẽ chủ về tửu sắc. Tham Lang ở cung Tí thì đồng cung với Kình Dương; Tham Lang ở cung Hợi thì đồng cung với Đà La, đây gọi là "Phiếm thuỷ đào hoa"; Tham Lang ở cung Dần thì đồng cung với Đà La, gọi là "Phong lưu thái trượng", đều chủ về vì sắc mà thất bại. Hai cách cục này nếu hội Thiên Hình, thì Thiên Hình không còn chủ về tự kềm chế, mà chủ về tai hoạ lao ngục.
Cách "Hoả Tham", "Linh Tham" cũng không ưa gặp Kình Dương, Đà La, gặp chúng là "phá cục". Dù lúc này Tham Lang Hoá Lộc, cũng chủ về sau khi hoạnh phát lập tức hoạnh phá. Nếu lại gặp các sao phụ, tá, sẽ chủ về trải qua nguy cơ, khốn khó mới lập được công danh.
Tham Lang độc toạ cung Thân, là ở chổ bị kềm chế. Nếu có các sao sát, kị và các sao phụ, tá tụ tập lẫn lộn, sẽ chủ về lúc đầu nghèo khổ, trải qua nguy khó mới phát đột ngột, nhưng sau khi phát đạt thì vì thú vui không lành mạnh mà phá tán, thất bại. Nếu chỉ gặp sát tinh, thì dễ đi vào con đường tà, đời người cũng vì vậy mà gặp nhiều khốn khó. Nếu chỉ gặp cát tinh, có thể phú quý, nhưng vẫn phải chú ý duy trì thành tựu đã đạt được. Cách cục "Hoả Tham", "Linh Tham" ở cung Thân, tính chất bạo phát, bạo bại càng nặng.
Tham Lang độc toạ ở Dần cung, không có Kình Dương và Thiên Hình hội chiếu (nếu có sẽ chủ về bị hình phạt), thì lại không thành cách "phong lưu thái trượng"; nếu có cát tinh, cũng có thể thành quý cục, nhưng cuộc đời gặp sóng gió không ít; có sát tinh, thì sự nghiệp hưng thịnh, nhưng kiện tụng, phạm pháp cũng theo đó mà đến. Có điều, Tham Lang Hoá Kị thì chỉ chủ về làm các ngành nghề về công nghệ, khoa học kĩ thuật để mưu sinh.
Tham Lang độc toạ ở cung Tí, nếu không nhập cách "Phiếm thuỷ đào hoa", mà có cát tinh, hoặc có Thiên Hình tương chế, cũng là phú cục, chủ về trung niên sẽ phát đạt.
Tham Lang ở cung Ngọ, gọi là "Mộc hoả thông minh", không có các sao sát, kị, mà gặp cát tinh, đây là cách cự phú, hoặc là nhân vật quan trọng trong giới kinh tế tài chính. Gặp sát tinh thì bình thường, chỉ tiểu phú, nhưng tuyệt đối không nên đầu cơ.
Tham Lang độc toạ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, sau trung niên mới có thể phát đạt. Nếu có các sao sát, kị cùng đến, sẽ chủ về lúc trẻ nhiều nạn tai, bệnh tật. Khác với "Vũ Khúc, Tham Lang" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, "Vũ Khúc, Tham Lang" chủ về tuổi trẻ hưởng thụ (Xin xem lại tiết "Vũ Khúc ở cung mệnh").
Người sinh năm Thân, Tí, Thìn, Tham Lang thủ mệnh ở cung Tí; người sinh năm Dần, Ngọ, Tuất, Tham Lang thủ mệnh ở cung Ngọ; người sinh năm Tị, Dậu, Sửu, "Vũ Khúc, Tham Lang" thủ mệnh ở cung Sửu; người sinh năm Hợi, Mão, Mùi, "Tử Vi, Tham Lang" thủ mệnh ở cung Mão; đều chủ về tham lợi nhỏ, có thị hiếu, thú vui không lành mạnh. Cổ nhân cho rằng đây là mạng "trộm cắp". Thực ra đây là do tính chất ham muốn vật chất quá nặng. Nếu có các sao đào hoa bay đến, thì dục tình cũng sâu. Ưa gặp cát tinh, tính chất không lành sẽ giảm nhẹ; cũng ưa gặp Thiên Hình và sao không, gặp Thiên Hình thì có thể tự kềm chế, gặp sao không thì chủ về thanh bạch.
Hễ Tham Lang thủ mệnh, thì các cung hạn Thất Sát, Phá Quân, Thái Âm, Thái Dương, Cự Môn, Tử Vi là những đại vận hay lưu niên có tính then chốt.
Cách "Hoả Tham", "Linh Tham", phải đề phòng lưu niên có Hoá Kị trùng điệp xung khởi. Nếu lại gặp lưu sát tinh xung khởi, đây là điềm ứng nghiệm suy sụp nhanh chóng, nếu không cũng là năm dẫn đến suy sụp nhanh chóng.
Tham Lang rất kỵ đến cung hạn "Thái Dương, Cự Môn" giao thoa với Hoá Kỵ của niên vận, chủ về tai nạn, kiện tụng.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
X. Cự Môn ở cung mệnh (thân):
Cự Môn là "ám tinh", không phải là bản thân sao này không có ánh sáng, mà chỉ là nó có thể che ánh sáng của các sao khác mà thôi. Cho nên gọi là "Cự Môn" (cửa lớn) là có ý nghĩa "che ám".
Nói về ánh sáng của các sao, chỉ Thái Dương là không có chổ nào không chiếu đến, vì vậy Cự Môn không thể che ánh sáng của Thái Dương. Chỉ khi Thái Dương lạc hãm, lúc đó ánh sáng yếu nhất, Cự Môn mới che được, do đó Thái Dương lạc hãm cũng không nên hội Cự Môn.
Ảnh hưởng của Cự Môn đối với các sao, dựa vào kết quả tính chất của các sao bị "ám" mà định. Như Thiên Đồng gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Đồng chủ về tình cảm và tâm trạng, sẽ biến thành tình cảm và tâm trạng u ám. Thế là tận trong thâm sâu nội tâm, có nỗi đau khổ thầm kín mà không thể cho ai biết. Lại như Thiên Cơ gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Cơ chủ về cơ mưu, kế hoạch, biến thành cơ mưu và kế hoạch bị tính sai, do đó có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời, do dự, thiếu quyết đoán. Có điều, Thái Dương gặp Cự Môn đồng độ hoặc vây chiếu, nếu Thái Dương nhập miếu thì không bị Cự Môn "ám", ánh sáng chiếu xa, nên chủ về được người ngoại quốc hoặc người ở nơi xa xem trọng; lạc hãm thì ánh sáng lu mờ, làm việc đầu voi đuôi chuột.
Như đã thuật ở trên, để luận đoán điểm quan trọng của Cự Môn, cần phải xem xét tính chất toàn bộ các sao mà định, sau đó thâm nhập tính chất "che ám", mới có thể luận đoán hoàn chỉnh.
Ví dụ như "Thiên Cơ, Cự Môn" vốn chủ về phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, cho nên chủ về ý chí không kiên định, nhưng nếu Thiên Cơ Hoá Quyền, làm tăng tính ổn định, thì lực "che ám" của Cự Môn lại biến thành chủ quan quyết định mà phạm sai lầm, vì vậy mà đánh mất cơ hội tốt.
Lại ví dụ như "Thiên Đồng, Cự Môn" vốn chủ về có ẩn tình che giấu triền miên, nhưng nếu Thiên Đồng Hoá Lộc, thì lại có thể biến thành chấp trước một môn học nào đó hoặc chấp trước một thú vui, sở thích nào đó. Như vậy chưa chắc là không tốt.
Cự Môn rất ưa Thái Dương miếu vượng; nên "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Dần được cát hoá và có sao cát, chủ về nhờ phú mà được quý, còn dương danh ở nơi xa. "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Thân, được cát hoá và có sao cát, lại chủ về nhờ quý mà được phú, vì vậy rất thích hợp làm công việc ngoại giao, hay luật sư. Cự Môn và Thiên Đồng đồng độ, phải có sao lộc, nếu không có lộc thì dù gặp cát tinh cũng không cát tường. Cổ nhân nói "Cự Môn ở Sửu, Mùi là hạ cách, dù phú quý cũng không được lâu" (Sửu Mùi Cự Môn vi hạ cách, túng nhiên phú quý diệc bất trường). Khuyết điểm của kết cấu tinh hệ này là ở chổ dễ nghe lời dèm xiểm, nói xấu, xử sự nặng tình cảm mà dẫn đến thất bại. Cự Môn đồng độ với Thiên Cơ cần phải được cát hoá và có sao cát, mới phú quý (ở cung Mão ưu hơn ở cung Dậu); nhưng gặp Hoả Tinh, Linh Tinh cùng bay đến là phá cách, chủ về cuộc đời nhiều chìm nổi. Không gặp cát tinh hoặc không được cát hoá, mà gặp sát tinh thì phá tán, thất bại.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ là cách "Thạch trung ẩn ngọc", được cát hoá là tốt. Hoá Lộc thì chủ về phú; Hoá Quyền thì chủ về quý. Có điều, cuộc đời không nên ở vị trí tối cao. Trường hợp Cự Môn Hoá Lộc hay Hoá Quyền, thường đều thất bại ở đại vận cung Tị; Hoá Quyền thì thất bại vì tranh quyền; Hoá Lộc thì thất bại vì quá muốn làm giàu. Nó thường thành công ở các đại vận "Vũ Khúc, Thất Sát", Thiên Phủ.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc Tồn, cần phải gặp cát tinh mới phú quý. Rất kị cung hạn Thiên Cơ; cũng không ưa cung tam phương có Địa Không, Địa Kiếp bay đến. Nó thường thành công ở đại vận gặp sao lộc trùng điệp.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không có sao lộc, cần phải đến đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc mới chủ về phát vượt lên; gặp niên hạn có Địa Không, Địa Kiếp và Hoá Kỵ (nhất là Thiên Cơ Hoá Kị) sẽ chủ về phá tán, thất bại.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thông thường bất lợi cung huynh đệ. Vì vậy không nên hợp tác với người khác, cũng thường chủ về kết hôn muộn, Cự Môn ở cung Tí càng đúng.
Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thông thường là bất lợi. Cổ nhân nói: "Cự Môn ngại bị hãm ở hai cung Thìn Tuất." (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn). Chủ về vất vả, tranh chấp thị phi. Cự Môn Hoá Kị, có sát tinh bay đến là hạ cách. Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất không nên đến các cung hạn Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thiên Phủ, thường xảy ra sự cố; mà nên đến các cung hạn Thái Âm, Thái Dương nhập miếu. Rất nên đến các vận hạn gặp Lộc Tồn, Hoá Lộc. Có thể giải tai ách của Cự Môn không có gì qua Lộc Tồn và Hoá Lộc.
Cự Môn Hoá Lộc ở cung Thìn, có Văn Xương Hoá Kị đồng cung hoặc vây chiếu, là cách cục đặc biệt, rất phú quý. Đến cung hạn Thiên Phủ, là đại vận phát đạt. Cự Môn ưa sao tiền tài, cho nên ưa cung hạn Thiên Phủ, Nhưng Cự Môn không nên đến niên hạn Thiên Đồng, thường vì tham cầu thái quá mà gặp hung.
Cự Môn ở cung Tuất, Hoá Lộc hay Hoá Quyền đều cát, nhưng không nên gặp Văn Xương Hoá Kị, gặp Thiên Phủ là nên, Thiên Đồng thì ngại.
Cự Môn ở hai cung Tị hoặc Hợi, có sự khác biệt rất lớn. Ở cung Hợi thì có Thái Dương ở cung Tị vây chiếu, cho nên cát; nếu được cát hoá và có sao cát ắt sẽ chủ về phú quý. Nhưng đến đại vận Thiên Cơ, Thiên Đồng (kị nhất là lưu niên Thất sát), sẽ dễ vì cố xuất đầu lộ diện mà gây ra tai hoạ; hoặc vì quá lộ tài năng mà chuốc tai ương.
Cự Môn ở cung Tị thì Thái Dương của đối cung vô lực, cho nên không là cát lợi, chỉ khi nào gặp sao lộc mới chủ về nhờ cần kiệm mà trở nên giàu có. Ưa đến các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ", Vũ Khúc, có Lộc Tồn, Hoá Lộc; không ưa đến cung hạn Thất Sát, "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Tham Lang.
Cự Môn ở 12 cung đều ưa gặp sao lộc, trường hợp Hoá Lộc thì rất tốt, trường hợp Lộc Tồn là kế đó. Các vận hạn trong cuộc đời cũng ưa có Hoá Lộc và gặp sao lộc. Hễ Cự Môn Hoá Quyền, ưa đến nhất là đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc. "Thiên Đồng, Cự Môn" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, là được Vũ Khúc Hoá Lộc và Tham Lang Hoá Quyền giáp cung, cũng khá tốt. Rất sợ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, dù phú quý cũng không lâu dài.
Cự Môn là "ám tinh", không phải là bản thân sao này không có ánh sáng, mà chỉ là nó có thể che ánh sáng của các sao khác mà thôi. Cho nên gọi là "Cự Môn" (cửa lớn) là có ý nghĩa "che ám".
Nói về ánh sáng của các sao, chỉ Thái Dương là không có chổ nào không chiếu đến, vì vậy Cự Môn không thể che ánh sáng của Thái Dương. Chỉ khi Thái Dương lạc hãm, lúc đó ánh sáng yếu nhất, Cự Môn mới che được, do đó Thái Dương lạc hãm cũng không nên hội Cự Môn.
Ảnh hưởng của Cự Môn đối với các sao, dựa vào kết quả tính chất của các sao bị "ám" mà định. Như Thiên Đồng gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Đồng chủ về tình cảm và tâm trạng, sẽ biến thành tình cảm và tâm trạng u ám. Thế là tận trong thâm sâu nội tâm, có nỗi đau khổ thầm kín mà không thể cho ai biết. Lại như Thiên Cơ gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Cơ chủ về cơ mưu, kế hoạch, biến thành cơ mưu và kế hoạch bị tính sai, do đó có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời, do dự, thiếu quyết đoán. Có điều, Thái Dương gặp Cự Môn đồng độ hoặc vây chiếu, nếu Thái Dương nhập miếu thì không bị Cự Môn "ám", ánh sáng chiếu xa, nên chủ về được người ngoại quốc hoặc người ở nơi xa xem trọng; lạc hãm thì ánh sáng lu mờ, làm việc đầu voi đuôi chuột.
Như đã thuật ở trên, để luận đoán điểm quan trọng của Cự Môn, cần phải xem xét tính chất toàn bộ các sao mà định, sau đó thâm nhập tính chất "che ám", mới có thể luận đoán hoàn chỉnh.
Ví dụ như "Thiên Cơ, Cự Môn" vốn chủ về phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, cho nên chủ về ý chí không kiên định, nhưng nếu Thiên Cơ Hoá Quyền, làm tăng tính ổn định, thì lực "che ám" của Cự Môn lại biến thành chủ quan quyết định mà phạm sai lầm, vì vậy mà đánh mất cơ hội tốt.
Lại ví dụ như "Thiên Đồng, Cự Môn" vốn chủ về có ẩn tình che giấu triền miên, nhưng nếu Thiên Đồng Hoá Lộc, thì lại có thể biến thành chấp trước một môn học nào đó hoặc chấp trước một thú vui, sở thích nào đó. Như vậy chưa chắc là không tốt.
Cự Môn rất ưa Thái Dương miếu vượng; nên "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Dần được cát hoá và có sao cát, chủ về nhờ phú mà được quý, còn dương danh ở nơi xa. "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Thân, được cát hoá và có sao cát, lại chủ về nhờ quý mà được phú, vì vậy rất thích hợp làm công việc ngoại giao, hay luật sư. Cự Môn và Thiên Đồng đồng độ, phải có sao lộc, nếu không có lộc thì dù gặp cát tinh cũng không cát tường. Cổ nhân nói "Cự Môn ở Sửu, Mùi là hạ cách, dù phú quý cũng không được lâu" (Sửu Mùi Cự Môn vi hạ cách, túng nhiên phú quý diệc bất trường). Khuyết điểm của kết cấu tinh hệ này là ở chổ dễ nghe lời dèm xiểm, nói xấu, xử sự nặng tình cảm mà dẫn đến thất bại. Cự Môn đồng độ với Thiên Cơ cần phải được cát hoá và có sao cát, mới phú quý (ở cung Mão ưu hơn ở cung Dậu); nhưng gặp Hoả Tinh, Linh Tinh cùng bay đến là phá cách, chủ về cuộc đời nhiều chìm nổi. Không gặp cát tinh hoặc không được cát hoá, mà gặp sát tinh thì phá tán, thất bại.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ là cách "Thạch trung ẩn ngọc", được cát hoá là tốt. Hoá Lộc thì chủ về phú; Hoá Quyền thì chủ về quý. Có điều, cuộc đời không nên ở vị trí tối cao. Trường hợp Cự Môn Hoá Lộc hay Hoá Quyền, thường đều thất bại ở đại vận cung Tị; Hoá Quyền thì thất bại vì tranh quyền; Hoá Lộc thì thất bại vì quá muốn làm giàu. Nó thường thành công ở các đại vận "Vũ Khúc, Thất Sát", Thiên Phủ.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc Tồn, cần phải gặp cát tinh mới phú quý. Rất kị cung hạn Thiên Cơ; cũng không ưa cung tam phương có Địa Không, Địa Kiếp bay đến. Nó thường thành công ở đại vận gặp sao lộc trùng điệp.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không có sao lộc, cần phải đến đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc mới chủ về phát vượt lên; gặp niên hạn có Địa Không, Địa Kiếp và Hoá Kỵ (nhất là Thiên Cơ Hoá Kị) sẽ chủ về phá tán, thất bại.
Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thông thường bất lợi cung huynh đệ. Vì vậy không nên hợp tác với người khác, cũng thường chủ về kết hôn muộn, Cự Môn ở cung Tí càng đúng.
Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thông thường là bất lợi. Cổ nhân nói: "Cự Môn ngại bị hãm ở hai cung Thìn Tuất." (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn). Chủ về vất vả, tranh chấp thị phi. Cự Môn Hoá Kị, có sát tinh bay đến là hạ cách. Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất không nên đến các cung hạn Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thiên Phủ, thường xảy ra sự cố; mà nên đến các cung hạn Thái Âm, Thái Dương nhập miếu. Rất nên đến các vận hạn gặp Lộc Tồn, Hoá Lộc. Có thể giải tai ách của Cự Môn không có gì qua Lộc Tồn và Hoá Lộc.
Cự Môn Hoá Lộc ở cung Thìn, có Văn Xương Hoá Kị đồng cung hoặc vây chiếu, là cách cục đặc biệt, rất phú quý. Đến cung hạn Thiên Phủ, là đại vận phát đạt. Cự Môn ưa sao tiền tài, cho nên ưa cung hạn Thiên Phủ, Nhưng Cự Môn không nên đến niên hạn Thiên Đồng, thường vì tham cầu thái quá mà gặp hung.
Cự Môn ở cung Tuất, Hoá Lộc hay Hoá Quyền đều cát, nhưng không nên gặp Văn Xương Hoá Kị, gặp Thiên Phủ là nên, Thiên Đồng thì ngại.
Cự Môn ở hai cung Tị hoặc Hợi, có sự khác biệt rất lớn. Ở cung Hợi thì có Thái Dương ở cung Tị vây chiếu, cho nên cát; nếu được cát hoá và có sao cát ắt sẽ chủ về phú quý. Nhưng đến đại vận Thiên Cơ, Thiên Đồng (kị nhất là lưu niên Thất sát), sẽ dễ vì cố xuất đầu lộ diện mà gây ra tai hoạ; hoặc vì quá lộ tài năng mà chuốc tai ương.
Cự Môn ở cung Tị thì Thái Dương của đối cung vô lực, cho nên không là cát lợi, chỉ khi nào gặp sao lộc mới chủ về nhờ cần kiệm mà trở nên giàu có. Ưa đến các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ", Vũ Khúc, có Lộc Tồn, Hoá Lộc; không ưa đến cung hạn Thất Sát, "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Tham Lang.
Cự Môn ở 12 cung đều ưa gặp sao lộc, trường hợp Hoá Lộc thì rất tốt, trường hợp Lộc Tồn là kế đó. Các vận hạn trong cuộc đời cũng ưa có Hoá Lộc và gặp sao lộc. Hễ Cự Môn Hoá Quyền, ưa đến nhất là đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc. "Thiên Đồng, Cự Môn" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, là được Vũ Khúc Hoá Lộc và Tham Lang Hoá Quyền giáp cung, cũng khá tốt. Rất sợ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, dù phú quý cũng không lâu dài.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
XI. Thiên Tướng ở cung mệnh (thân):
Người xưa luận Thiên Tướng, thường nhấn mạnh quá đáng phương tiện "tường hoà". Thiên Tướng gặp thiện thì thành thiện, gặp ác thì thành ác. Ví dụ như "Tử Vi, Thiên Tướng" đồng độ, nếu có "bách quan triều củng", thì Thiên Tướng sẽ phát huy lực tương trợ; nhưng nếu Tử Vi là "tại dã cô quân", thì Thiên Tướng cũng có thể giúp Trụ phò ác.
Trong 14 chính diệu của Đẩu Số, chỉ có Thiên Tướng là rất xem trọng việc giáp cung. Bị các sao như Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; đều không cát tường. Phần nhiều chủ về thị phi, rối rắm, vất vả, bôn ba, đột nhiên xảy ra trắc trở. Xấu nhất là "Hình kị giáp ấn", tức Cự Môn Hoá Kị và Thiên Lương giáp cung, chủ về phạm pháp, hình phạt (theo Vương Đình Chi, người xưa lầm là "Hình tù giáp ấn", nên cho là Kình Dương và Liêm Trinh giáp cung). Nếu Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; đều là điềm cát. Rất ưa "Tài ấm giáp ấn", tức là Cự Môn Hoá Lộc đến giáp cung.
Người xưa nhấn mạnh "Thiên Tướng có thể hoá giải cái ác của Liêm Trinh". Ở đây không phải nói tổ hợp tinh hệ "Liêm Trinh, Thiên Tướng". Thiên Tướng toạ mệnh, đến cung hạn Liêm trinh toạ thủ, gặp sao cát thì cát, gặp sao hung thì giảm hung, cũng là điềm hoá giải cái ác.
Cục "Hình kị giáp ấn", rất ngại Thiên Lương đồng độ với Kình Dương, là cách "Hình kị giáp ấn" khá hung. Vì đồng thời sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Lúc này Thiên Tướng tuy đồng độ với Lộc Tồn, nhưng chủ về tiền bạc phá tán, khó tụ, mà còn dễ vì tiền bạc mà sinh điều tiếng thị phi, kiện tụng.
Thiên Tướng đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, lại gặp Kình Dương, Đà La giáp cung, hoặc "Hình kị giáp ấn", chủ về lúc nhỏ bất lợi chủ về cha mẹ, hoặc làm con nuôi của người khác. Nếu cung phúc đức là Thất Sát lại hội các sao sát, hình, kị, hao, thì chủ về tàn tật.
Hễ Thiên Tướng toạ mệnh, nên xem kèm cát tinh của cung phụ mẫu. Vì Thiên Tướng cần được người phù trợ, cung phụ mẫu là cấp trên phù trợ. Lúc này cung phụ mẫu ắt là Thiên Lương, tối kị Thiên Lương đồng độ với Lộc Tồn, lại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, chủ về suốt đời không có hậu trường để nương dựa, mà bản thân lại khó tự sáng lập sự nghiệp. Có tài mà không gặp thời, thường thường là cách cục này.
Thiên Tướng gặp Văn Xương, Văn Khúc, thì không được gặp Hoá Kị và Kình Dương, Đà La mới cát. Nếu không, thì thông minh nhưng mệnh bạc, cũng là điềm có tài mà không gặp thời. Cổ nhân cho rằng, nếu là nữ mệnh là mạng tì thiếp, cũng có ý vị thông minh mà mệnh bạc.
Cổ nhân cho rằng, (Thiên Tướng) Tham Lang, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân Kình Dương, Đà La mà gặp nhau thì chủ về nhờ tay nghề khéo mà yên thân. Cổ quyết này trọng điểm là ở Liêm Trinh. Liêm Trinh gặp Thiên Tướng chủ về thông minh mẫn tiệp, lại có ý vị phục vụ. Cho nên gặp cát tinh thì thích hợp làm việc trong chính giới; nếu gặp Kình Dương, Đà La thì không nên làm việc trong chính giới, mà thích hợp làm việc hưởng lương, có thể theo ngành nghề công nghệ, khoa học kỹ thuật. Chỉ trường hợp Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu mới có cách cục này.
Thiên Tướng ở cung mệnh của lưu niên, cũng mẫn cảm đối với các sao cát, hung. Vì vậy không nên gặp các lưu diệu như Tang Môn, Điếu Khách, Bạch Hổ, Đại Hao, Quan Phù; ưa gặp các sao cát như Thanh Long, Tấu Thư, Long Đức, Thiên Đức.
"Thiên Tướng, Vũ Khúc" đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, xin tham khảo đoạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng" thuật ở trước.
Thiên Tướng độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ưa có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ; nếu cung kế cận là Thiên Đồng Hoá Kị, tuy không thành cách "Hình kị giáp ấn", nhưng cũng không tốt, chủ về tuy có hậu trường để dựa dẫm, nhưng thường thường vào lúc quan trọng thì lại không được trợ lực, cũng là điềm tượng có tài mà không gặp thời. Lúc này nếu có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ, sẽ chủ về tuy không được bậc trên trước nâng đỡ, trợ lực, nhưng lại được bạn bè chi viện. Thiên Tướng cũng ưa "bách quan triều củng", đây là ý tể tướng chỉ dưới một người mà trên vạn người. Nhưng rốt cuộc thì bị cấp trên gây trắc trở.
Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có "Tử Vi, Phá Quân" vây chiếu, cho nên cũng chủ về nặng thành kiến, chủ quan. Nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, thường vì thành kiến chủ quan mà chuốc thất bại.
Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu, gặp các sao sát, kị thì chỉ nên theo ngành công nghệ hay kỹ thuật để mưu sinh. Được cát hoá và có sao cát, chủ về dùng kỹ năng chuyên môn để khởi nghiệp.
Thiên Tướng độc toạ hai cung mão hoặc Dậu, ưa gặp các sao tài nghệ, như Thiên Tài, Long Trì, Phượng Các; gặp Tấu Thư cũng cát. Nếu đồng thời lại gặp sát tinh và Văn Xương, Văn Khúc Hoá Kỵ, thì đây là thanh khách của nhà giàu thời cổ đại.
Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu thì nên gặp sao lộc, thì tài cao nghề giỏi, có thể lập thân, trở nên giàu có. Nhưng cuối cùng dễ bị người ta gây trắc trở hoặc điều khiển.
Thiên Tướng độc toạ hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là "Vũ Khúc, Phá Quân" cần phải gặp sao lộc hoặc Hoá Lộc, mới cát; nếu không, là bất ổn, tiêu cực; rất ưa Vũ Khúc Hoá Lộc vây chiếu.
Thiên Tướng ở cung Hợi, nếu đối cung là Vũ Khúc Hoá Kị, thì Thiên Tướng ắt sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng không sợ Kình Dương, Đà La giáp cung. Nhưng trong tình hình này thì lại đại bất lợi, phần nhiều chủ về sắp thành lại hỏng, tài lực không đủ để chi lúc khẩn cấp.
Nữ mệnh Thiên Tướng độc toạ, chủ về nên lấy chồng lớn tuổi; nếu không, nhỏ hơn một hai tuổi cũng thích hợp.
Nữ mệnh Thiên Tướng, cũng là "phu xướng phụ tuỳ", nên giúp chồng sáng lập sự nghiệp.
Hễ Thiên Tướng độc toạ, các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Kỵ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Đến các cung hạn bị "Hình kị giáp ấn"; Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; Thiên Thương, Thiên Sứ giáp cung; hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; hay các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa bị ác hoá; ứng nghiệm cát hung đều rất mẫn cảm.
Người xưa luận Thiên Tướng, thường nhấn mạnh quá đáng phương tiện "tường hoà". Thiên Tướng gặp thiện thì thành thiện, gặp ác thì thành ác. Ví dụ như "Tử Vi, Thiên Tướng" đồng độ, nếu có "bách quan triều củng", thì Thiên Tướng sẽ phát huy lực tương trợ; nhưng nếu Tử Vi là "tại dã cô quân", thì Thiên Tướng cũng có thể giúp Trụ phò ác.
Trong 14 chính diệu của Đẩu Số, chỉ có Thiên Tướng là rất xem trọng việc giáp cung. Bị các sao như Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; đều không cát tường. Phần nhiều chủ về thị phi, rối rắm, vất vả, bôn ba, đột nhiên xảy ra trắc trở. Xấu nhất là "Hình kị giáp ấn", tức Cự Môn Hoá Kị và Thiên Lương giáp cung, chủ về phạm pháp, hình phạt (theo Vương Đình Chi, người xưa lầm là "Hình tù giáp ấn", nên cho là Kình Dương và Liêm Trinh giáp cung). Nếu Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; đều là điềm cát. Rất ưa "Tài ấm giáp ấn", tức là Cự Môn Hoá Lộc đến giáp cung.
Người xưa nhấn mạnh "Thiên Tướng có thể hoá giải cái ác của Liêm Trinh". Ở đây không phải nói tổ hợp tinh hệ "Liêm Trinh, Thiên Tướng". Thiên Tướng toạ mệnh, đến cung hạn Liêm trinh toạ thủ, gặp sao cát thì cát, gặp sao hung thì giảm hung, cũng là điềm hoá giải cái ác.
Cục "Hình kị giáp ấn", rất ngại Thiên Lương đồng độ với Kình Dương, là cách "Hình kị giáp ấn" khá hung. Vì đồng thời sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Lúc này Thiên Tướng tuy đồng độ với Lộc Tồn, nhưng chủ về tiền bạc phá tán, khó tụ, mà còn dễ vì tiền bạc mà sinh điều tiếng thị phi, kiện tụng.
Thiên Tướng đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, lại gặp Kình Dương, Đà La giáp cung, hoặc "Hình kị giáp ấn", chủ về lúc nhỏ bất lợi chủ về cha mẹ, hoặc làm con nuôi của người khác. Nếu cung phúc đức là Thất Sát lại hội các sao sát, hình, kị, hao, thì chủ về tàn tật.
Hễ Thiên Tướng toạ mệnh, nên xem kèm cát tinh của cung phụ mẫu. Vì Thiên Tướng cần được người phù trợ, cung phụ mẫu là cấp trên phù trợ. Lúc này cung phụ mẫu ắt là Thiên Lương, tối kị Thiên Lương đồng độ với Lộc Tồn, lại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, chủ về suốt đời không có hậu trường để nương dựa, mà bản thân lại khó tự sáng lập sự nghiệp. Có tài mà không gặp thời, thường thường là cách cục này.
Thiên Tướng gặp Văn Xương, Văn Khúc, thì không được gặp Hoá Kị và Kình Dương, Đà La mới cát. Nếu không, thì thông minh nhưng mệnh bạc, cũng là điềm có tài mà không gặp thời. Cổ nhân cho rằng, nếu là nữ mệnh là mạng tì thiếp, cũng có ý vị thông minh mà mệnh bạc.
Cổ nhân cho rằng, (Thiên Tướng) Tham Lang, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân Kình Dương, Đà La mà gặp nhau thì chủ về nhờ tay nghề khéo mà yên thân. Cổ quyết này trọng điểm là ở Liêm Trinh. Liêm Trinh gặp Thiên Tướng chủ về thông minh mẫn tiệp, lại có ý vị phục vụ. Cho nên gặp cát tinh thì thích hợp làm việc trong chính giới; nếu gặp Kình Dương, Đà La thì không nên làm việc trong chính giới, mà thích hợp làm việc hưởng lương, có thể theo ngành nghề công nghệ, khoa học kỹ thuật. Chỉ trường hợp Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu mới có cách cục này.
Thiên Tướng ở cung mệnh của lưu niên, cũng mẫn cảm đối với các sao cát, hung. Vì vậy không nên gặp các lưu diệu như Tang Môn, Điếu Khách, Bạch Hổ, Đại Hao, Quan Phù; ưa gặp các sao cát như Thanh Long, Tấu Thư, Long Đức, Thiên Đức.
"Thiên Tướng, Vũ Khúc" đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, xin tham khảo đoạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng" thuật ở trước.
Thiên Tướng độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ưa có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ; nếu cung kế cận là Thiên Đồng Hoá Kị, tuy không thành cách "Hình kị giáp ấn", nhưng cũng không tốt, chủ về tuy có hậu trường để dựa dẫm, nhưng thường thường vào lúc quan trọng thì lại không được trợ lực, cũng là điềm tượng có tài mà không gặp thời. Lúc này nếu có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ, sẽ chủ về tuy không được bậc trên trước nâng đỡ, trợ lực, nhưng lại được bạn bè chi viện. Thiên Tướng cũng ưa "bách quan triều củng", đây là ý tể tướng chỉ dưới một người mà trên vạn người. Nhưng rốt cuộc thì bị cấp trên gây trắc trở.
Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có "Tử Vi, Phá Quân" vây chiếu, cho nên cũng chủ về nặng thành kiến, chủ quan. Nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, thường vì thành kiến chủ quan mà chuốc thất bại.
Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu, gặp các sao sát, kị thì chỉ nên theo ngành công nghệ hay kỹ thuật để mưu sinh. Được cát hoá và có sao cát, chủ về dùng kỹ năng chuyên môn để khởi nghiệp.
Thiên Tướng độc toạ hai cung mão hoặc Dậu, ưa gặp các sao tài nghệ, như Thiên Tài, Long Trì, Phượng Các; gặp Tấu Thư cũng cát. Nếu đồng thời lại gặp sát tinh và Văn Xương, Văn Khúc Hoá Kỵ, thì đây là thanh khách của nhà giàu thời cổ đại.
Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu thì nên gặp sao lộc, thì tài cao nghề giỏi, có thể lập thân, trở nên giàu có. Nhưng cuối cùng dễ bị người ta gây trắc trở hoặc điều khiển.
Thiên Tướng độc toạ hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là "Vũ Khúc, Phá Quân" cần phải gặp sao lộc hoặc Hoá Lộc, mới cát; nếu không, là bất ổn, tiêu cực; rất ưa Vũ Khúc Hoá Lộc vây chiếu.
Thiên Tướng ở cung Hợi, nếu đối cung là Vũ Khúc Hoá Kị, thì Thiên Tướng ắt sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng không sợ Kình Dương, Đà La giáp cung. Nhưng trong tình hình này thì lại đại bất lợi, phần nhiều chủ về sắp thành lại hỏng, tài lực không đủ để chi lúc khẩn cấp.
Nữ mệnh Thiên Tướng độc toạ, chủ về nên lấy chồng lớn tuổi; nếu không, nhỏ hơn một hai tuổi cũng thích hợp.
Nữ mệnh Thiên Tướng, cũng là "phu xướng phụ tuỳ", nên giúp chồng sáng lập sự nghiệp.
Hễ Thiên Tướng độc toạ, các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Kỵ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Đến các cung hạn bị "Hình kị giáp ấn"; Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; Thiên Thương, Thiên Sứ giáp cung; hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; hay các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa bị ác hoá; ứng nghiệm cát hung đều rất mẫn cảm.
Được cảm ơn bởi: Onedream, tuetue, Viendanho, meomeo88
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
XII. Thiên Lương ở cung mệnh (thân):
Thiên Lương là "ấm tinh", trong Đẩu số, "ấm" có nhiều ý nghĩa, như: tiêu tai giải ách; kéo dài tuổi thọ; trợ lực của cấp trên hay cha mẹ; có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều có ý vị "che chở". Cần lưu ý, những lực che chở này đều thuộc về tinh thần, không thuộc về vật chất. Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.
Tính chất "tiêu tai giải ách" của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước rồi mới hoá giải. Cho nên ắt sẽ trải qua nguy khó rồi mới bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chổ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần trống rỗng (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) rồi mới ký thác nơi tôn giáo, những thứ như vậy không cách nào liệt kê ra hết được.
Do Thiên Lương thiên nặng về tinh thần, mà không thiên nặng về vật chất, cho nên Thiên Lương ưa Hoá Khoa, mà không ưa Hoá Lộc. Hoá Lộc sẽ mang lại thị phi, rối rắm, bị người oán hận. Nó cũng rất ghét Hoá Quyền, lúc Hoá Quyền có thể thành khuynh hướng lộng quyền; gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì càng đúng.
Do có ý nghĩa "che chở", có thể mở rộng thành "hình pháp, kỷ luật", bởi vì "hình pháp" có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm vì dân trừ hại, như Bao Công, Hải Thuỵ trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý điểm này.
Do hàm nghĩa mở rộng ở trên, Thiên Lương còn là chức vị giám sát. Phần nhiều kiểm toán viên, quản đốc, thanh tra, hoặc chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ, v.v... phần nhiều cung mệnh hay cung sự nghiệp đều gặp Thiên Lương. Hàm nghĩa "giám sát" của Thiên Lương cũng có thể diễn hoá thành ý vị "lui về hậu trường".
Do "che chở" có thể mở rộng "phục vụ người khác", cho nên tinh bàn của bác sĩ, thầy thuốc, luật sư cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Dựa vào tiêu chuẩn này có thể định Thiên Lương là nhân tài chuyên nghiệp, là chuyên viên.
Thiên Lương có Thái Dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên Hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình Dương, thì không phải là bác sĩ ngoại khoa (bao gồm khoa phụ sản); nếu gặp Thiên Nguyệt, là người trong giới y học.
"Thiên Lương, Thiên Cơ" là vạch kế sách quản lý; gặp Thiên Mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử, v.v... (Có một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường thường rất khó nói cụ thể.)
Thiên Lương có Văn Xương, Văn Khúc, Tấu Thư đồng độ, cũng có thể xem là nhân tài trong ngành luật pháp, sở trường văn thư án lệ, nhưng có lúc cũng có thể là thư ký văn phòng của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hoá, xuất bản.
Thiên Lương có Bạch Hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về "hình pháp, kỷ luật", cũng có thể là bác sĩ phẫu thuật, ngoại khoa.
Cổ nhân nói: "Thiên Lương và Thiên Mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt." (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng vô nghi.) Đây là nói Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về rời xa quê hương. Ở thời hiện đại người ta thường rời khỏi quê hương để phát triển, vì vậy không nên đoán là trôi dạt; chỉ trong tình hình gặp sao không, hao đồng cung với Hoả Tinh, Linh Tinh, mới có thể đoán là không giữ một nghề, rời khỏi quê hương mà không có nền tảng. Gặp các sao khoa văn là người cuồng ngạo phóng túng.
Cổ nhân nói: "Thiên Lương ở hãm địa gặp Kình Dương, Đà La, là trái với thuần phong mỹ tục." (Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại cục.) Đây là nói nữ mệnh Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi. Ở thời hiện đại, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên Lương đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, mà Thiên Đồng của đối cung Hoá Kị; hoặc hội Thiên Cơ Hoá Kị, mà Kình Dương, Đà La giáp Thiên Lương, càng gặp nhiều tình huống rối rắm khó xử và đau khổ về tình cảm.
Thiên Lương đến hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao sát, hình, không, hao, chủ về cuộc đời nhiều tai hoạ, hoặc nhiều hung hiểm. Thường ứng nghiệm ở niên hạn "Thiên Cơ, Cự Môn", hay "Thái Âm, Thái Dương". Niên hạn gặp Hoá Kỵ cũng thường ngầm chứa nguy cơ hoạ hoạn. Ngoài ra, các cung hạn Tham Lang, Thiên Đồng toạ thủ là những niên hạn có tính then chốt.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không gặp Văn Xương, Văn Khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên duyên với người không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân, ở cung Tí tốt hơn ở cung Ngọ.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không cần gặp sao đào hoa cũng dể thay đổi tình cảm. Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về có nỗi đau khổ không ai biết trong quan hệ hôn nhân.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nếu gặp sao lộc, rất kị là người thông minh mà lạnh lùng, nghiêm khắc. Cần phải đối đãi với người chân thành nhân hậu mới có thể xoay chuyển mệnh vận, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa. Nhưng thường thường mệnh tạo không tự biết, lúc đến hậu vận gập ghềnh, bất đắc chí, thì oán trời trách người, mà không biết hoạ căn đã có từ lâu.
Thiên Lương ở cung Ngọ thì không cát tường, do hội Thái Âm và Thái Dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung tài bạch là "Thiên Cơ, Thái Âm" gặp các sao sát, hao, Thiên Mã, sẽ chủ về mệnh tạo có lối suy nghĩ đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại với ai, và khó gần gũi, gây ảnh hưởng đến sự nghiệp, khiến thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, bỗng nhiên khách hàng bỏ đi sang chỗ khác, hoặc thường thay đổi cương vị công tác, v.v...
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, cần phải gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp; lại không gặp các sao sát, kị, hình, hao; mới phú quý, mà phú cũng nhờ quý mà có.
Đối với Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, các cung hạn "Thiên Cơ, Thái Âm", Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những niên hạn có tính then chốt.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, vì Thiên Cơ vây chiếu, nên chủ về kế hoạch mưu lược, còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Vì vậy, nếu gặp các sao sát, không, hao, cổ nhân cho rằng đây là mạng xuất gia làm tăng nhân, đạo sĩ. Ở thời hiện đại, phần nhiều chủ về có nhân sinh quan đặc biệt (khác với lối suy nghĩ đặc biệt của Thiên Lương ở cung Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan, một bên là tác phong xử sự.) Cho nên nếu có các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài bay đến, thì mệnh tạo là người thông minh tuyệt đỉnh, nhưng không yên ở một nghề, khiến về già không có thành tựu.
Thiên Lương ở cung Mùi hội Thái Dương của cung Hợi, nên cũng không bằng ở cung Sửu. Hễ Thiên Lương hội Thái Dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc oán trách. Nhưng nếu gặp sao hình và các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thanh Long, Tấu Thư, Quan Phù, mà không gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp thì thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến "hình pháp, kỹ luật".
Thiên Lương ở cung Sửu, nếu cung phu thê là Cự Môn cát hoá (ưa nhất là Hoá Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ngại đến đại vận Tham Lang Hoá Kị. Theo bí truyền của phái Trung Châu Vương Đình Chi, đây là hạn vì sắc mà gây hoạ, hoặc là vận gặp nhiều tranh chấp. Cần phải xem hội các sao nào mà định.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, không gặp các sao khoa văn cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.
Đối với Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn Tham Lang, Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.
Thiên Lương là "ấm tinh", trong Đẩu số, "ấm" có nhiều ý nghĩa, như: tiêu tai giải ách; kéo dài tuổi thọ; trợ lực của cấp trên hay cha mẹ; có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều có ý vị "che chở". Cần lưu ý, những lực che chở này đều thuộc về tinh thần, không thuộc về vật chất. Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.
Tính chất "tiêu tai giải ách" của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước rồi mới hoá giải. Cho nên ắt sẽ trải qua nguy khó rồi mới bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chổ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần trống rỗng (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) rồi mới ký thác nơi tôn giáo, những thứ như vậy không cách nào liệt kê ra hết được.
Do Thiên Lương thiên nặng về tinh thần, mà không thiên nặng về vật chất, cho nên Thiên Lương ưa Hoá Khoa, mà không ưa Hoá Lộc. Hoá Lộc sẽ mang lại thị phi, rối rắm, bị người oán hận. Nó cũng rất ghét Hoá Quyền, lúc Hoá Quyền có thể thành khuynh hướng lộng quyền; gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì càng đúng.
Do có ý nghĩa "che chở", có thể mở rộng thành "hình pháp, kỷ luật", bởi vì "hình pháp" có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm vì dân trừ hại, như Bao Công, Hải Thuỵ trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý điểm này.
Do hàm nghĩa mở rộng ở trên, Thiên Lương còn là chức vị giám sát. Phần nhiều kiểm toán viên, quản đốc, thanh tra, hoặc chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ, v.v... phần nhiều cung mệnh hay cung sự nghiệp đều gặp Thiên Lương. Hàm nghĩa "giám sát" của Thiên Lương cũng có thể diễn hoá thành ý vị "lui về hậu trường".
Do "che chở" có thể mở rộng "phục vụ người khác", cho nên tinh bàn của bác sĩ, thầy thuốc, luật sư cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Dựa vào tiêu chuẩn này có thể định Thiên Lương là nhân tài chuyên nghiệp, là chuyên viên.
Thiên Lương có Thái Dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên Hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình Dương, thì không phải là bác sĩ ngoại khoa (bao gồm khoa phụ sản); nếu gặp Thiên Nguyệt, là người trong giới y học.
"Thiên Lương, Thiên Cơ" là vạch kế sách quản lý; gặp Thiên Mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử, v.v... (Có một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường thường rất khó nói cụ thể.)
Thiên Lương có Văn Xương, Văn Khúc, Tấu Thư đồng độ, cũng có thể xem là nhân tài trong ngành luật pháp, sở trường văn thư án lệ, nhưng có lúc cũng có thể là thư ký văn phòng của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hoá, xuất bản.
Thiên Lương có Bạch Hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về "hình pháp, kỷ luật", cũng có thể là bác sĩ phẫu thuật, ngoại khoa.
Cổ nhân nói: "Thiên Lương và Thiên Mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt." (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng vô nghi.) Đây là nói Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về rời xa quê hương. Ở thời hiện đại người ta thường rời khỏi quê hương để phát triển, vì vậy không nên đoán là trôi dạt; chỉ trong tình hình gặp sao không, hao đồng cung với Hoả Tinh, Linh Tinh, mới có thể đoán là không giữ một nghề, rời khỏi quê hương mà không có nền tảng. Gặp các sao khoa văn là người cuồng ngạo phóng túng.
Cổ nhân nói: "Thiên Lương ở hãm địa gặp Kình Dương, Đà La, là trái với thuần phong mỹ tục." (Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại cục.) Đây là nói nữ mệnh Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi. Ở thời hiện đại, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên Lương đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, mà Thiên Đồng của đối cung Hoá Kị; hoặc hội Thiên Cơ Hoá Kị, mà Kình Dương, Đà La giáp Thiên Lương, càng gặp nhiều tình huống rối rắm khó xử và đau khổ về tình cảm.
Thiên Lương đến hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao sát, hình, không, hao, chủ về cuộc đời nhiều tai hoạ, hoặc nhiều hung hiểm. Thường ứng nghiệm ở niên hạn "Thiên Cơ, Cự Môn", hay "Thái Âm, Thái Dương". Niên hạn gặp Hoá Kỵ cũng thường ngầm chứa nguy cơ hoạ hoạn. Ngoài ra, các cung hạn Tham Lang, Thiên Đồng toạ thủ là những niên hạn có tính then chốt.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không gặp Văn Xương, Văn Khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên duyên với người không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân, ở cung Tí tốt hơn ở cung Ngọ.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không cần gặp sao đào hoa cũng dể thay đổi tình cảm. Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về có nỗi đau khổ không ai biết trong quan hệ hôn nhân.
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nếu gặp sao lộc, rất kị là người thông minh mà lạnh lùng, nghiêm khắc. Cần phải đối đãi với người chân thành nhân hậu mới có thể xoay chuyển mệnh vận, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa. Nhưng thường thường mệnh tạo không tự biết, lúc đến hậu vận gập ghềnh, bất đắc chí, thì oán trời trách người, mà không biết hoạ căn đã có từ lâu.
Thiên Lương ở cung Ngọ thì không cát tường, do hội Thái Âm và Thái Dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung tài bạch là "Thiên Cơ, Thái Âm" gặp các sao sát, hao, Thiên Mã, sẽ chủ về mệnh tạo có lối suy nghĩ đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại với ai, và khó gần gũi, gây ảnh hưởng đến sự nghiệp, khiến thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, bỗng nhiên khách hàng bỏ đi sang chỗ khác, hoặc thường thay đổi cương vị công tác, v.v...
Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, cần phải gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp; lại không gặp các sao sát, kị, hình, hao; mới phú quý, mà phú cũng nhờ quý mà có.
Đối với Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, các cung hạn "Thiên Cơ, Thái Âm", Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những niên hạn có tính then chốt.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, vì Thiên Cơ vây chiếu, nên chủ về kế hoạch mưu lược, còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Vì vậy, nếu gặp các sao sát, không, hao, cổ nhân cho rằng đây là mạng xuất gia làm tăng nhân, đạo sĩ. Ở thời hiện đại, phần nhiều chủ về có nhân sinh quan đặc biệt (khác với lối suy nghĩ đặc biệt của Thiên Lương ở cung Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan, một bên là tác phong xử sự.) Cho nên nếu có các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài bay đến, thì mệnh tạo là người thông minh tuyệt đỉnh, nhưng không yên ở một nghề, khiến về già không có thành tựu.
Thiên Lương ở cung Mùi hội Thái Dương của cung Hợi, nên cũng không bằng ở cung Sửu. Hễ Thiên Lương hội Thái Dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc oán trách. Nhưng nếu gặp sao hình và các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thanh Long, Tấu Thư, Quan Phù, mà không gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp thì thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến "hình pháp, kỹ luật".
Thiên Lương ở cung Sửu, nếu cung phu thê là Cự Môn cát hoá (ưa nhất là Hoá Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ngại đến đại vận Tham Lang Hoá Kị. Theo bí truyền của phái Trung Châu Vương Đình Chi, đây là hạn vì sắc mà gây hoạ, hoặc là vận gặp nhiều tranh chấp. Cần phải xem hội các sao nào mà định.
Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, không gặp các sao khoa văn cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.
Đối với Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn Tham Lang, Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
XIII. Thất Sát ở cung mệnh (thân):
Thất Sát đồng cung với Tử Vi hay đối nhau với Tử Vi, đều hoá làm sao quyền. Nếu gặp Tử Vi Hoá Quyền, thì quyền quá nặng, chưa chắc có lợi. Đến các đại hạn hay lưu niên này ắt không cát tường, cần đề phòng xảy ra thất bại. Rất ghét gặp cung hạn Vũ Khúc Hoá Kị.
Thiên Lương chủ về "phong tục, luật pháp", Thất Sát cũng chủ về "phong tục, luật pháp", nên cũng chủ về "hình pháp, kỉ luật". Có điều, Thiên Lương thuộc văn, Thất Sát thuộc võ; Thiên Lương có thể lui về hậu trường, Thất Sát thì bước lên phía trước. Cho nên Thiên Lương có thể nhuyễn hoá thành "giám sát", Thất Sát thì nhuyễn hoá thành "quản lý".
Cổ nhân nói: "Hai cung mà gặp nó, định phải trải qua gian khổ". (Nhị cung phùng chi, định lịch gian tân.), tức là hai cung mệnh và thân mà gặp Thất Sát, đời người ắt sẽ có một thời kỳ gian khổ. Đại khái là, Thất Sát rất kỵ đến hai cung hạn Thiên Cơ, Cự Môn toạ thủ; cần phải có hành động thiết thực để qua giai đoạn này, mới có thể hởi lòng hởi dạ.
Thất Sát ắt sẽ đối nhau với Thiên Phủ, Thất Sát chủ về công, Thiên Phủ chủ về thủ, hai sao kềm chế lẫn nhau, cần phải xem ảnh hưởng của hai bên như thế nào. Ví dụ như Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân có Lộc Tồn đồng độ, đối cung là "Tử Vi, Thiên Phủ", mà Thiên Phủ được Lộc Tồn vây chiếu, cho nên lợi về thủ, mà bất lợi về công. Lúc này Thất Sát tuy chịu ảnh hưởng của Tử Vi ở đối cung, quyền lực của nó cũng nên có khuynh hướng bảo thủ, rất nên phát triển trong cục diện hiện có, mà không nên lập ra cục diện mới, cũng không nên có nhiều thay đổi.
Thất Sát kỵ Hoả Tinh, Linh Tinh, kỵ nhất là tổ hợp "Kình Dương, Hoả Tinh", hay "Kình Dương, Linh Tinh". Trong hai nhóm, "Kình Dương, Linh Tinh" là rất xấu; nếu có Thiên Hình đồng độ, gặp các sao Âm Sát, Đại Hao, Thiên Hư, sẽ chủ về phạm pháp hình sự.
Thất Sát ở cung miếu vượng, gặp "Kình Dương, Hoả Tinh" thì còn được, chỉ chủ về lực kích phát, đời người không ngừng trắc trở nhưng có thể nhờ đó mà tiến bộ. Nếu gặp "Kình Dương, Linh Tinh", thì có ý vị lụn bại dần dần, ở hãm địa thì càng nặng, còn chủ về không có duyên với lục thân, cuộc đời ít được trợ lực.
Thất Sát không nên chỉ hội Văn Xương, Văn Khúc, mà không hội các sao phú, tá cát khác. Nếu không, thì càng thông minh càng độc đoán, không chịu nghe ý kiến của người khác, thường là do mệnh tạo gây ra trắc trở.
Thất Sát rất ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt; thậm chí đến các cung hạn có Lưu Khôi, Lưu Việt vây chiếu hay hội hợp, thường thường đây cũng là cơ hội chuyển biến theo hướng tốt.
Thất Sát cũng ưa gặp sao lộc, ưa nhất là gặp Phá Quân Hoá Lộc, chủ về đời người trải qua một lần chuyển biến quan trọng mà được phú quý; kế đến là Tham Lang Hoá Lộc, cũng có thể được vinh hoa, nhưng đề phòng phú quý không lâu dài; Vũ Khúc Hoá Lộc cũng tốt, nhưng cách cục kém hơn.
Thất Sát đối nhau với Thiên Phủ, là đã có hàm nghĩa gây trở ngại lẫn nhau, là mâu thuẫn về tính chất. Cho nên lúc Thất sát có các sao sát, hình, không, hao đồng độ, thường dễ vì gặp trắc trở mà cảm thấy đời người là hư ảo, phần nhiều vì vậy mà có khuynh hướng tôn giáo, bước vào cửa Phật, Đạo. Có điều, nếu Thiên Phủ gặp sao lộc, thì trước sau vẫn tham luyến duyên trần.
Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có "Vũ Khúc, Thiên Phủ" vây chiếu, gặp sao lộc thì "tài tinh" Vũ Khúc có gốc rễ, có thể điều hoà khí chất của Thất Sát. Cho nên có thể nhuyễn hoá thành người trong giới làm ăn kinh doanh. Nếu là người nắm quyền về kinh tế tài chính mà không có sao lộc, chỉ cần không có các sao sát, kị, hình, cũng chủ về được bậc trưởng thượng dùng tài lực giúp đở, đây là được dư khí che chở.
Bởi vì liên quan đến "sự che chở", cho nên Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ đặc biệt ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật. Nếu đến đại vận hoặc lưu niên có Lưu Khôi, Lưu Việt xung khởi Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, thì vận hạn hay niên hạn này, đại khái có thể xem là cát lợi, chủ về được người tri ngộ; nhưng nếu có các sao sát, kị, hình hội hợp thì thuộc ngoại lệ.
Nếu Thất sát ở cung Ngọ, thành cách "Hùng tú kiền nguyên", thì đại kỵ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ. Cách cục này là hoả luyện âm kim, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì hoả hầu quá lớn, không những đời người gian khổ, mà e rằng còn bị tàn tật. Trường hợp thành cách, cũng ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt.
Thất Sát ở cung Tí không thành cách "Hùng tú kiền nguyên", vì Tí là phương Bắc thuộc thuỷ, thuỷ có thể khắc hoả. Dù có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, cũng chỉ chủ về bôn ba vất vả, nhưng không đến nỗi phá cách.
Trường hợp thành cách "Hùng tú kiền nguyên", rất ưa Liêm Trinh Hoá Lộc, là thượng cách. Chủ về sức sống mạnh, mà còn kiên nghị trác tuyệt, trải qua phấn đấu mà thành đại nghiệp. Vận phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Phá Quân toạ thủ. Năm phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Liêm Trinh hoặc Tham Lang toạ thủ.
Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không thành cách hoặc phá cách, lại không nên đến cung hạn Liêm Trinh, chủ về hôn nhân gặp nhiều sóng gió, trắc trở; cũng không nên đến cung hạn "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ, thường thường là giai đoạn thất bại.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, đối nhau với "Tử Vi, Thiên Phủ", không ưa Tử Vi Hoá Quyền, mà rất ưa Tử Vi Hoá Khoa, Thiên Phủ Hoá Khoa. Tử Vi Hoá Khoa chủ về công, Thiên Phủ Hoá Khoa chủ về thủ.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, là người độc đoán; gặp Văn Xương, Văn Khúc thì vì thông minh mà phạm sai lầm; gặp Lộc Tồn đồng độ, khí mà hoà hoãn thì thành cách cục tốt, nhưng tính độc đoán càng nặng. Lúc luận đoán phải chú ý điểm này, cần phải xem xét kỹ cung phúc đức và cung phu thê, để xác định phẩm tính của mệnh cục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hậu vận.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì nóng nảy, bộp chộp.
Đối với Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, các cung hạn "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Cự Môn, Phá Quân, Thái Dương là những đại hạn hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thất sát ở cung Thân, "Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở cung Ngọ dù không thành cách "Hùng tú kiền nguyên" (vì Thất sát thuộc kim, cung Thân cũng thuộc kim; Liêm Trinh thuộc hoả, cung Ngọ cũng thuộc hoả, hai khí kim hoả về gốc, thành mỗi bên một khí, không có tác dụng hổ tương), nhưng vẫn ưa hai cung hạn Liêm Trinh Hoá Lộc và Phá Quân Hoá Lộc, đây là giai đoạn phát đạt.
Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có "Liêm Trinh, Thiên Phủ" vây chiếu, thì nặng lý trí hơn "Liêm Trinh, Thất Sát" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, nhưng phần nhiều đều có tư tưởng đặc biệt. Cho nên rất kị có Địa Không, Địa Kiếp hội hợp, nếu không, người ta sẽ khó mà hiểu được họ, vì cảm thấy đời người thiếu tri kỷ, nên thành người cô độc, thậm chí nhiều không tưởng, thiếu thực tế.
Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gặp Văn Xương, Văn Khúc còn được, nhưng cần phải gặp Thiên Khôi, Thiên Việt hoặc Tả Phụ, Hữu Bật, mới có thể phú quý. Nhưng nếu Tham Lang Hoá Lộc đến hội hợp (chú ý, Tham Lang cũng ảnh hưởng cung phúc đức), e rằng dục vọng khó thoả mãn, thế là, tuy phú quý nhưng cũng nhiều vất vả.
Đối với Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng", "Thiên Đồng, Cự Môn", Tham Lang, hoặc cung hạn có tinh hệ vây chiếu thuật ở trên, là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nếu cung phúc đức là Tử Vi Hoá Quyền, ắt sẽ bất lợi trong hôn nhân, nhất là nữ mệnh, thường chủ về không có sinh hoạt hôn nhân, hay thiếu lạc thú vợ chồng (vì bận rộn, hoặc vì người bạn đời bệnh tật, cần phải xem tổ hợp sao thực tế mà định).
Đại khái là, Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ thiết thực hơn Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, hay Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Phân biệt các tính chất nhiều dục vọng hay giữ nguyên tắc của các nhóm tinh hệ liên quan đến Thất Sát thủ mệnh, cũng giúp ích cho việc luận đoán. Cho nên, ảnh hưởng của tổ hợp tinh hệ Tham Lang đối với Thất Sát như thế nào, thường thường có quan hệ rất lớn, gặp "Hoả Tham", "Linh Tham", càng chủ về dễ phát dễ phá.
Thất Sát đồng cung với Tử Vi hay đối nhau với Tử Vi, đều hoá làm sao quyền. Nếu gặp Tử Vi Hoá Quyền, thì quyền quá nặng, chưa chắc có lợi. Đến các đại hạn hay lưu niên này ắt không cát tường, cần đề phòng xảy ra thất bại. Rất ghét gặp cung hạn Vũ Khúc Hoá Kị.
Thiên Lương chủ về "phong tục, luật pháp", Thất Sát cũng chủ về "phong tục, luật pháp", nên cũng chủ về "hình pháp, kỉ luật". Có điều, Thiên Lương thuộc văn, Thất Sát thuộc võ; Thiên Lương có thể lui về hậu trường, Thất Sát thì bước lên phía trước. Cho nên Thiên Lương có thể nhuyễn hoá thành "giám sát", Thất Sát thì nhuyễn hoá thành "quản lý".
Cổ nhân nói: "Hai cung mà gặp nó, định phải trải qua gian khổ". (Nhị cung phùng chi, định lịch gian tân.), tức là hai cung mệnh và thân mà gặp Thất Sát, đời người ắt sẽ có một thời kỳ gian khổ. Đại khái là, Thất Sát rất kỵ đến hai cung hạn Thiên Cơ, Cự Môn toạ thủ; cần phải có hành động thiết thực để qua giai đoạn này, mới có thể hởi lòng hởi dạ.
Thất Sát ắt sẽ đối nhau với Thiên Phủ, Thất Sát chủ về công, Thiên Phủ chủ về thủ, hai sao kềm chế lẫn nhau, cần phải xem ảnh hưởng của hai bên như thế nào. Ví dụ như Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân có Lộc Tồn đồng độ, đối cung là "Tử Vi, Thiên Phủ", mà Thiên Phủ được Lộc Tồn vây chiếu, cho nên lợi về thủ, mà bất lợi về công. Lúc này Thất Sát tuy chịu ảnh hưởng của Tử Vi ở đối cung, quyền lực của nó cũng nên có khuynh hướng bảo thủ, rất nên phát triển trong cục diện hiện có, mà không nên lập ra cục diện mới, cũng không nên có nhiều thay đổi.
Thất Sát kỵ Hoả Tinh, Linh Tinh, kỵ nhất là tổ hợp "Kình Dương, Hoả Tinh", hay "Kình Dương, Linh Tinh". Trong hai nhóm, "Kình Dương, Linh Tinh" là rất xấu; nếu có Thiên Hình đồng độ, gặp các sao Âm Sát, Đại Hao, Thiên Hư, sẽ chủ về phạm pháp hình sự.
Thất Sát ở cung miếu vượng, gặp "Kình Dương, Hoả Tinh" thì còn được, chỉ chủ về lực kích phát, đời người không ngừng trắc trở nhưng có thể nhờ đó mà tiến bộ. Nếu gặp "Kình Dương, Linh Tinh", thì có ý vị lụn bại dần dần, ở hãm địa thì càng nặng, còn chủ về không có duyên với lục thân, cuộc đời ít được trợ lực.
Thất Sát không nên chỉ hội Văn Xương, Văn Khúc, mà không hội các sao phú, tá cát khác. Nếu không, thì càng thông minh càng độc đoán, không chịu nghe ý kiến của người khác, thường là do mệnh tạo gây ra trắc trở.
Thất Sát rất ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt; thậm chí đến các cung hạn có Lưu Khôi, Lưu Việt vây chiếu hay hội hợp, thường thường đây cũng là cơ hội chuyển biến theo hướng tốt.
Thất Sát cũng ưa gặp sao lộc, ưa nhất là gặp Phá Quân Hoá Lộc, chủ về đời người trải qua một lần chuyển biến quan trọng mà được phú quý; kế đến là Tham Lang Hoá Lộc, cũng có thể được vinh hoa, nhưng đề phòng phú quý không lâu dài; Vũ Khúc Hoá Lộc cũng tốt, nhưng cách cục kém hơn.
Thất Sát đối nhau với Thiên Phủ, là đã có hàm nghĩa gây trở ngại lẫn nhau, là mâu thuẫn về tính chất. Cho nên lúc Thất sát có các sao sát, hình, không, hao đồng độ, thường dễ vì gặp trắc trở mà cảm thấy đời người là hư ảo, phần nhiều vì vậy mà có khuynh hướng tôn giáo, bước vào cửa Phật, Đạo. Có điều, nếu Thiên Phủ gặp sao lộc, thì trước sau vẫn tham luyến duyên trần.
Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có "Vũ Khúc, Thiên Phủ" vây chiếu, gặp sao lộc thì "tài tinh" Vũ Khúc có gốc rễ, có thể điều hoà khí chất của Thất Sát. Cho nên có thể nhuyễn hoá thành người trong giới làm ăn kinh doanh. Nếu là người nắm quyền về kinh tế tài chính mà không có sao lộc, chỉ cần không có các sao sát, kị, hình, cũng chủ về được bậc trưởng thượng dùng tài lực giúp đở, đây là được dư khí che chở.
Bởi vì liên quan đến "sự che chở", cho nên Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ đặc biệt ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật. Nếu đến đại vận hoặc lưu niên có Lưu Khôi, Lưu Việt xung khởi Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, thì vận hạn hay niên hạn này, đại khái có thể xem là cát lợi, chủ về được người tri ngộ; nhưng nếu có các sao sát, kị, hình hội hợp thì thuộc ngoại lệ.
Nếu Thất sát ở cung Ngọ, thành cách "Hùng tú kiền nguyên", thì đại kỵ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ. Cách cục này là hoả luyện âm kim, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì hoả hầu quá lớn, không những đời người gian khổ, mà e rằng còn bị tàn tật. Trường hợp thành cách, cũng ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt.
Thất Sát ở cung Tí không thành cách "Hùng tú kiền nguyên", vì Tí là phương Bắc thuộc thuỷ, thuỷ có thể khắc hoả. Dù có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, cũng chỉ chủ về bôn ba vất vả, nhưng không đến nỗi phá cách.
Trường hợp thành cách "Hùng tú kiền nguyên", rất ưa Liêm Trinh Hoá Lộc, là thượng cách. Chủ về sức sống mạnh, mà còn kiên nghị trác tuyệt, trải qua phấn đấu mà thành đại nghiệp. Vận phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Phá Quân toạ thủ. Năm phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Liêm Trinh hoặc Tham Lang toạ thủ.
Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không thành cách hoặc phá cách, lại không nên đến cung hạn Liêm Trinh, chủ về hôn nhân gặp nhiều sóng gió, trắc trở; cũng không nên đến cung hạn "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ, thường thường là giai đoạn thất bại.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, đối nhau với "Tử Vi, Thiên Phủ", không ưa Tử Vi Hoá Quyền, mà rất ưa Tử Vi Hoá Khoa, Thiên Phủ Hoá Khoa. Tử Vi Hoá Khoa chủ về công, Thiên Phủ Hoá Khoa chủ về thủ.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, là người độc đoán; gặp Văn Xương, Văn Khúc thì vì thông minh mà phạm sai lầm; gặp Lộc Tồn đồng độ, khí mà hoà hoãn thì thành cách cục tốt, nhưng tính độc đoán càng nặng. Lúc luận đoán phải chú ý điểm này, cần phải xem xét kỹ cung phúc đức và cung phu thê, để xác định phẩm tính của mệnh cục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hậu vận.
Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì nóng nảy, bộp chộp.
Đối với Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, các cung hạn "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Cự Môn, Phá Quân, Thái Dương là những đại hạn hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thất sát ở cung Thân, "Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở cung Ngọ dù không thành cách "Hùng tú kiền nguyên" (vì Thất sát thuộc kim, cung Thân cũng thuộc kim; Liêm Trinh thuộc hoả, cung Ngọ cũng thuộc hoả, hai khí kim hoả về gốc, thành mỗi bên một khí, không có tác dụng hổ tương), nhưng vẫn ưa hai cung hạn Liêm Trinh Hoá Lộc và Phá Quân Hoá Lộc, đây là giai đoạn phát đạt.
Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có "Liêm Trinh, Thiên Phủ" vây chiếu, thì nặng lý trí hơn "Liêm Trinh, Thất Sát" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, nhưng phần nhiều đều có tư tưởng đặc biệt. Cho nên rất kị có Địa Không, Địa Kiếp hội hợp, nếu không, người ta sẽ khó mà hiểu được họ, vì cảm thấy đời người thiếu tri kỷ, nên thành người cô độc, thậm chí nhiều không tưởng, thiếu thực tế.
Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gặp Văn Xương, Văn Khúc còn được, nhưng cần phải gặp Thiên Khôi, Thiên Việt hoặc Tả Phụ, Hữu Bật, mới có thể phú quý. Nhưng nếu Tham Lang Hoá Lộc đến hội hợp (chú ý, Tham Lang cũng ảnh hưởng cung phúc đức), e rằng dục vọng khó thoả mãn, thế là, tuy phú quý nhưng cũng nhiều vất vả.
Đối với Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng", "Thiên Đồng, Cự Môn", Tham Lang, hoặc cung hạn có tinh hệ vây chiếu thuật ở trên, là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.
Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nếu cung phúc đức là Tử Vi Hoá Quyền, ắt sẽ bất lợi trong hôn nhân, nhất là nữ mệnh, thường chủ về không có sinh hoạt hôn nhân, hay thiếu lạc thú vợ chồng (vì bận rộn, hoặc vì người bạn đời bệnh tật, cần phải xem tổ hợp sao thực tế mà định).
Đại khái là, Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ thiết thực hơn Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, hay Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Phân biệt các tính chất nhiều dục vọng hay giữ nguyên tắc của các nhóm tinh hệ liên quan đến Thất Sát thủ mệnh, cũng giúp ích cho việc luận đoán. Cho nên, ảnh hưởng của tổ hợp tinh hệ Tham Lang đối với Thất Sát như thế nào, thường thường có quan hệ rất lớn, gặp "Hoả Tham", "Linh Tham", càng chủ về dễ phát dễ phá.
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
Phần III: Nghiên cứu lục sát tinh
tôi là người mơi học tử vi và rất thích nghiên cứu về những sao lục sát tinh trong tử vi,tôi sưu tầm được một số bài viết về các sao lục sát bại tinh để tặng các bạn nào có bộ lục sát tinh này vây quanh mệnh và thân,để cùng chiêm nghiệm,trong bài bài viết có gì sai mong mọi người đóng góp cho thêm.
1.địa không địa kiếp.
địa không địa kiếp thộc hành hoả,là sát tinh chủ về chở ngại,thất bại,tai nạn,tác hại,không kiếp theo triết lý nhà phật chính là cái (nghiệp báo )mà mình phải trả.
không kiếp đắc địa tại dần thân ty hợi(ty hợi tốt hơn dần thân)không kiếp là hai sao sat tinh rất mạnh có thể làm cho tư phủ bị phá cách,hai sao ngộ đào hồng thì tình duyên lận đận,tuổi thọ bị chiết giảm.
không kiếp ngộ thiên tướng thì phải bị thuần phục,thì sự phá hoại giảm di nhiều,tuy nhiên thiên tướng ở máo,dậu,thì rất cần sao thiên tài đồng cung,nếu không thiên tướng này cũng chỉ là tướng quèn không cản được không kiếp.
không kiếp ngộ thất sát,phá quân miếu vượng,lại có thêm tả, hữu thì uy dũng,quyền biến,sai khiến được không kiếp,nhưng bản chất vẫn là bạo phát,bạo tàn.
không kiếp là sát tinh nên đóng ở đắc địa cũng hoạch phát hoạch phá,chỉ được 1 thời gian thôi,sau đó cũng tàn tạ như những vị trí hãm địa (không kiếp ở dân thân dù có nhiều cát tinh,cũng là cuộc đời chìm lổi,lên xuống thất thường )
không kiếp tại ty hợi,lại có thêm tướng mã khoa toạ thủ hoặc xung chiếu,là người có tài và tìm dc minh quân trong thời loạn lạc.
cho nên có thể nói khái quát chung cho không kiếp.
1)không kiếp chính là thử thách của cuộc đời dành cho mình,mệnh có không kiếp toạ thủ hay xung chiếu thì dù đắc địa và nhiều cát tinh cũng phải đổ mồ hôi,cay đắng mới có được.
2)không kiêp hãm địa tối kỵ gặp đào hồng,nó còn phá hỏng cái đẹp của cát tinh đồng cung,trong trường hợp này cần phải có tuần, triệt hoặc 1 trong các sao,tướng,sát,phá miếu vượng để giảm bớt tác hại của không kiếp.
3)không kiếp không phải là cái hoạ mà trời ban cho phải chịu đượng,mà nó chính là cái (nghiệp )là những lời nhắc nhở về cách sống dành cho đương số.
4)những người có không kiếp thường là những người rất gan lỳ gai góc,gặp khó khăn không chùn bước(nhất là khi không kiếp đắc địa ) rất có bản lĩnh,cho lên những người này thường có sức thu hút đặc biệt với người khác phái.
...còn tiếp...lần sau xin lạm bàn về linh,hoả.
thân
bạch hổ
tôi là người mơi học tử vi và rất thích nghiên cứu về những sao lục sát tinh trong tử vi,tôi sưu tầm được một số bài viết về các sao lục sát bại tinh để tặng các bạn nào có bộ lục sát tinh này vây quanh mệnh và thân,để cùng chiêm nghiệm,trong bài bài viết có gì sai mong mọi người đóng góp cho thêm.
1.địa không địa kiếp.
địa không địa kiếp thộc hành hoả,là sát tinh chủ về chở ngại,thất bại,tai nạn,tác hại,không kiếp theo triết lý nhà phật chính là cái (nghiệp báo )mà mình phải trả.
không kiếp đắc địa tại dần thân ty hợi(ty hợi tốt hơn dần thân)không kiếp là hai sao sat tinh rất mạnh có thể làm cho tư phủ bị phá cách,hai sao ngộ đào hồng thì tình duyên lận đận,tuổi thọ bị chiết giảm.
không kiếp ngộ thiên tướng thì phải bị thuần phục,thì sự phá hoại giảm di nhiều,tuy nhiên thiên tướng ở máo,dậu,thì rất cần sao thiên tài đồng cung,nếu không thiên tướng này cũng chỉ là tướng quèn không cản được không kiếp.
không kiếp ngộ thất sát,phá quân miếu vượng,lại có thêm tả, hữu thì uy dũng,quyền biến,sai khiến được không kiếp,nhưng bản chất vẫn là bạo phát,bạo tàn.
không kiếp là sát tinh nên đóng ở đắc địa cũng hoạch phát hoạch phá,chỉ được 1 thời gian thôi,sau đó cũng tàn tạ như những vị trí hãm địa (không kiếp ở dân thân dù có nhiều cát tinh,cũng là cuộc đời chìm lổi,lên xuống thất thường )
không kiếp tại ty hợi,lại có thêm tướng mã khoa toạ thủ hoặc xung chiếu,là người có tài và tìm dc minh quân trong thời loạn lạc.
cho nên có thể nói khái quát chung cho không kiếp.
1)không kiếp chính là thử thách của cuộc đời dành cho mình,mệnh có không kiếp toạ thủ hay xung chiếu thì dù đắc địa và nhiều cát tinh cũng phải đổ mồ hôi,cay đắng mới có được.
2)không kiêp hãm địa tối kỵ gặp đào hồng,nó còn phá hỏng cái đẹp của cát tinh đồng cung,trong trường hợp này cần phải có tuần, triệt hoặc 1 trong các sao,tướng,sát,phá miếu vượng để giảm bớt tác hại của không kiếp.
3)không kiếp không phải là cái hoạ mà trời ban cho phải chịu đượng,mà nó chính là cái (nghiệp )là những lời nhắc nhở về cách sống dành cho đương số.
4)những người có không kiếp thường là những người rất gan lỳ gai góc,gặp khó khăn không chùn bước(nhất là khi không kiếp đắc địa ) rất có bản lĩnh,cho lên những người này thường có sức thu hút đặc biệt với người khác phái.
...còn tiếp...lần sau xin lạm bàn về linh,hoả.
thân
bạch hổ
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
-
- Lục đẳng
- Bài viết: 2692
- Tham gia: 00:39, 07/03/12
TL: CAO NHÂN ĐÃ XUẤT HIỆN...THAM VỌNG THÀNH THƯỢNG KHÁCH
CÁCH GIẢI HỌA, NHỮNG SAO GIẢI
1. Cách giải họa qua các sao:
a. Chính tinh:
Có thể nói tất cả chính tinh đắc địa trở lên đều có ý nghĩa phúc đức, từ đó có ý nghĩa giải họa. Càng đắc địa, hiệu lực càng mạnh. ở vị trí đắc địa, chính tinh phải tránh hai sao Tuần, Triệt. Nếu chính tinh đắc địa bị hung sát tinh đi kèm thì may rủi thường đi liền nhau, hoặc có lúc được phúc, lúc bị họa. Trong số chính tinh miếu, vượng và đắc địa, có vài sao có hiệu lực giải họa mạnh: Vũ Khúc, Thiên Tướng, Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cơ.
Nếu hãm địa, khả năng cứu giải kém hẳn. Cho dù hãm địa mà bị Tuần, Triệt thì hiệu lực cứu giải cũng không được phục hồi như ở miếu, vượng địa mà chỉ tương đương với sao đắc địa.
Vũ Khúc: là sao giải họa mạnh nhất. Nếu Vũ Khúc miếu, vượng và đắc địa gặp Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa, Linh thì không đáng lo ngại trong khi Tử Vi chỉ chế được Hỏa, Linh. Nếu Vũ Khúc đồng cung với Thiên Tướng thì khả năng chống đỡ với sát tinh càng mạnh thêm, cho dù sát tinh đó đắc địa hay hãm địa.
Thiên Tướng: khắc chế được sát tinh. Có võ tinh khác đi kèm, Tướng được thêm uy, thêm quân. Được Vũ Khúc đồng cung, hiệu lực của Thiên Tướng càng được tăng cường: tiêu trừ hay giảm thiểu tai họa, bệnh tật một cách đáng kể. Thiên Tướng chỉ e ngại Kình Dương, Thiên Hình và hai sao Tuần, Triệt. Với Kình Dương, hung nguy dễ gặp. Với Tuần Triệt và Thiên Hình, Thiên Tướng không những mất uy lực cứu giải mà còn báo hiệu bệnh, tật, họa nặng nề hơn nữa.
Tử Vi: là cách giải họa gián tiếp vì (i) Tử Vi che chở con người chống lại bệnh tật và họa nhưng Tử Vi chỉ ban phúc chứ không giải họa mạnh như Vũ Khúc hay Thiên Tướng. Đối chọi với sát tinh, Tử Vi chỉ khắc được Hỏa, Linh mà thôi. Gặp sát tinh khác như Kình, Đà, Không, Kiếp, Tử Vi ví như bị vây hãm một cách hiểm nghèo: tuy không chết nhưng gặp hung họa dẫy đầy, đấu tranh chật vật; (ii) Tử Vi mang lại tiền bạc, của cải giúp con người tránh được cảnh nghèo, đồng thời giúp con người tạo phúc cho mình bằng tiền bạc; (iii) Tử Vi ban cho công danh, quyền thế trong xã hội, không bị đè nén bởi sự cạnh tranh giai cấp.
Thiên Phủ: cũng có đặc tính như Tử Vi nhưng hiệu lực kém hơn. Tuy nhiên, Phủ mạnh hơn Tử trong việc đối chọi với sát tinh: có tác dụng khắc phục được cả Kình Đà nhưng hiệu lực này chỉ có đối với từng sao riêng lẻ hoặc nhiều lắm là hai hoặc ba sao phối hợp. Lẽ dĩ nhiên, Phủ chưa phải là địch thủ của Địa Không, Địa Kiếp và Phủ còn chịu thua Thiên Không nữa. Mặt khác, gặp Tuần Không và Triệt Không, Phủ bị giảm hẳn khả năng cứu giải.
Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung: chế hòa được Kình, Đà, Hỏa, Linh phối hợp nhưng đây là cuộc đọ sức giữa các địch thủ hạng nặng, hẳn sẽ gây biến động lớn cho cuộc đời. Bản Mệnh chỉ vững chãi nếu được đắc cách Mệnh Cục tương sinh, Âm Dương thuận lý cùng với Tử Phủ đắc địa đồng cung. Bằng không, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, hiểm tai nghiêm trọng. Phối cách này cũng tạm thời cầm chân được từng sao Địa Không, Địa Kiếp.
Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách: cách hay nhất vì giải họa thập toàn nhất.
Thiên Lương: nếu đóng ở cung Phúc thì đức của ông bà di truyền được cho mình, nếu đóng ở Mệnh, Thân thì tự mình tu nhân, tích đức, gây được hậu thuẫn cho người đời. Nhưng Thiên Lương chỉ kìm chế được hung tinh mà thôi.
Thiên Đồng: ý nghĩa tương tự như Thiên Lương nhưng hiệu lực cứu giải kém hơn. Gặp hung tinh, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ kìm chế được nếu có thêm giải tinh trợ lực. Đối với bệnh tật, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ bệnh về bộ máy tiêu hóa vì Thiên Đồng giải bệnh tương đồng kém.
Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: chỉ sự thông minh quán thế, khả năng nhận thức thời cuộc, sự am hiểu lẽ trời, tình người từ đó Nhật Nguyệt giúp con người thích nghi dễ dàng với nghịch cảnh với nhiều may mắn. Tuy nhiên, đối với bệnh tật, Nhật Nguyệt không mấy hiệu lực: chỉ bệnh căng thẳng tinh thần, bệnh thần kinh, bệnh tâm trí và nhất là bệnh mắt. Nhật Nguyệt có hiệu lực như Thiên Phủ đối với Kình, Đà, Hỏa, Linh nhưng bị Không, Kiếp lấn át. Nếu Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi có Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng tốt, khả năng giải họa tất phải mạnh hơn, chống được hung và sát tinh đơn lẻ. Giá trị của Nhật Nguyệt trong trường hợp này tương đương với Tử Phủ đồng cung hay ít ra cũng bằng Đồng Lương hội tụ.
Thiên Cơ: chỉ người vừa hiền vừa khôn (tương tự như Nhật Nguyệt) nên có hiệu lực cứu giải. Nhưng về mặt bệnh lý, Thiên Cơ chỉ bệnh ngoài da hay tê thấp cho nên ít giải bệnh.
b. Phụ tinh:
+ Những giải tinh bắt nguồn từ linh thiêng: được cụ thể hóa qua: những hên may đặc biệt giúp cho con người thoát hay giảm được bệnh tật, tai họa; những vận hội tốt đẹp của thời thế, của hoàn cảnh, những diễn biến bất
ngờ có lợi đặc biệt cho riêng mình. Gồm các sao: Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc
+ Những giải tinh bắt nguồn từ sự giúp đỡ của người đời: Tả Phù, Hữu Bật khi đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và có kèm theo nhiều cát tinh khác. Tả Hữu tượng trưng cho sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, thượng cấp, hạ cấp nhưng chỉ cứu họa chứ không giải bệnh. Tả Hữu còn có nghĩa là chính mình hay giúp đỡ kẻ khác nhờ đó được sự hỗ tương. Có hai sao này ở Mệnh, đương số dễ dàng thành đạt nhưng cần đi chung với chính tinh đắc địa.
+ Những giải tinh bắt nguồn ở chính năng đức con người:
Hóa Khoa: là giải tinh rất mạnh bao trùm cả bệnh, tật, họa.
Tam Hóa (Khoa, Quyền, Lộc): càng mạnh nghĩa hơn nữa. ý nghĩa đó càng mạnh nếu cả ba hội chiếu hoặc liên châu (Mệnh, Thân ở giữa có một Hóa, hai Hóa kia tiếp giáp hai bên). Thủ Mệnh hay Thân, Tam Hóa có hiệu lực mạnh hơn thế liên châu, nhất là không bị sát tinh xâm phạm. Tam Hóa sẽ tăng hiệu lực nếu đóng ở cung ban ngày và cung dương. Tam Hóa giải họa nhiều hơn giải bệnh,tật. Nếu bị sát tinh đi kèm, Hóa nào bị thì nguồn cứu giải của Hóa đó bị giảm sút hoặc bị họa về mặt đó. Cụ thể, Quyền gặp Không Kiếp thì quý cách bị giảm, Lộc gặp Không Kiếp thì hao tán tiền bạc, Khoa gặp Không Kiếp thì khoa bảng lận đận.
Tứ Đức (Long Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức): chỉ phẩm cách tốt, sự nhân hậu, khoan hòa của cá nhân, nết hạnh đó báo hiệu sự vô tai họa hay ít tai họa. Hiệu lực giải bệnh của Tứ Đức không có gì đáng kể.
Thiếu Âm, Thiếu Dương: ý nghĩa giống như Tứ Đức nhưng hiệu lực kém hơn và không có nghĩa giải bệnh.
+ Những giải tinh khác:
Thiên Tài: ý nghĩa giải họa của Thiên Tài chỉ có khi nào sao này gặp sao xấu vì nó làm giảm bớt tác hại của sao xấu. Do đó Thiên Tài có tác dụng như Tuần, Triệt tuy không mạnh bằng. Tuy nhiên, Thiên Tài gặp sao tốt sẽ làm giảm bớt cái hay.
Thiên La, Địa Võng: có tác dụng làm cho sao xấu thành tốt lên ít nhiều, do đó góp phần giảm họa riêng trong các hạn nhỏ.
Đại Hao, Tiểu Hao: nếu đóng ở cung Tật, Đại Tiểu Hao có hiệu lực giải họa đáng kể, cụ thể như làm họa, bệnh tiêu tán mau kiểu như bệnh chóng lành, người bị họa mau khôi phục thế quân bình. Vì la sao hao nên kỵ đóng ở cung Tài.
1. Cách giải họa qua các sao:
a. Chính tinh:
Có thể nói tất cả chính tinh đắc địa trở lên đều có ý nghĩa phúc đức, từ đó có ý nghĩa giải họa. Càng đắc địa, hiệu lực càng mạnh. ở vị trí đắc địa, chính tinh phải tránh hai sao Tuần, Triệt. Nếu chính tinh đắc địa bị hung sát tinh đi kèm thì may rủi thường đi liền nhau, hoặc có lúc được phúc, lúc bị họa. Trong số chính tinh miếu, vượng và đắc địa, có vài sao có hiệu lực giải họa mạnh: Vũ Khúc, Thiên Tướng, Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thái Dương, Thái Âm, Thiên Cơ.
Nếu hãm địa, khả năng cứu giải kém hẳn. Cho dù hãm địa mà bị Tuần, Triệt thì hiệu lực cứu giải cũng không được phục hồi như ở miếu, vượng địa mà chỉ tương đương với sao đắc địa.
Vũ Khúc: là sao giải họa mạnh nhất. Nếu Vũ Khúc miếu, vượng và đắc địa gặp Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa, Linh thì không đáng lo ngại trong khi Tử Vi chỉ chế được Hỏa, Linh. Nếu Vũ Khúc đồng cung với Thiên Tướng thì khả năng chống đỡ với sát tinh càng mạnh thêm, cho dù sát tinh đó đắc địa hay hãm địa.
Thiên Tướng: khắc chế được sát tinh. Có võ tinh khác đi kèm, Tướng được thêm uy, thêm quân. Được Vũ Khúc đồng cung, hiệu lực của Thiên Tướng càng được tăng cường: tiêu trừ hay giảm thiểu tai họa, bệnh tật một cách đáng kể. Thiên Tướng chỉ e ngại Kình Dương, Thiên Hình và hai sao Tuần, Triệt. Với Kình Dương, hung nguy dễ gặp. Với Tuần Triệt và Thiên Hình, Thiên Tướng không những mất uy lực cứu giải mà còn báo hiệu bệnh, tật, họa nặng nề hơn nữa.
Tử Vi: là cách giải họa gián tiếp vì (i) Tử Vi che chở con người chống lại bệnh tật và họa nhưng Tử Vi chỉ ban phúc chứ không giải họa mạnh như Vũ Khúc hay Thiên Tướng. Đối chọi với sát tinh, Tử Vi chỉ khắc được Hỏa, Linh mà thôi. Gặp sát tinh khác như Kình, Đà, Không, Kiếp, Tử Vi ví như bị vây hãm một cách hiểm nghèo: tuy không chết nhưng gặp hung họa dẫy đầy, đấu tranh chật vật; (ii) Tử Vi mang lại tiền bạc, của cải giúp con người tránh được cảnh nghèo, đồng thời giúp con người tạo phúc cho mình bằng tiền bạc; (iii) Tử Vi ban cho công danh, quyền thế trong xã hội, không bị đè nén bởi sự cạnh tranh giai cấp.
Thiên Phủ: cũng có đặc tính như Tử Vi nhưng hiệu lực kém hơn. Tuy nhiên, Phủ mạnh hơn Tử trong việc đối chọi với sát tinh: có tác dụng khắc phục được cả Kình Đà nhưng hiệu lực này chỉ có đối với từng sao riêng lẻ hoặc nhiều lắm là hai hoặc ba sao phối hợp. Lẽ dĩ nhiên, Phủ chưa phải là địch thủ của Địa Không, Địa Kiếp và Phủ còn chịu thua Thiên Không nữa. Mặt khác, gặp Tuần Không và Triệt Không, Phủ bị giảm hẳn khả năng cứu giải.
Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung: chế hòa được Kình, Đà, Hỏa, Linh phối hợp nhưng đây là cuộc đọ sức giữa các địch thủ hạng nặng, hẳn sẽ gây biến động lớn cho cuộc đời. Bản Mệnh chỉ vững chãi nếu được đắc cách Mệnh Cục tương sinh, Âm Dương thuận lý cùng với Tử Phủ đắc địa đồng cung. Bằng không, cuộc đời sẽ gặp nhiều sóng gió, hiểm tai nghiêm trọng. Phối cách này cũng tạm thời cầm chân được từng sao Địa Không, Địa Kiếp.
Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách: cách hay nhất vì giải họa thập toàn nhất.
Thiên Lương: nếu đóng ở cung Phúc thì đức của ông bà di truyền được cho mình, nếu đóng ở Mệnh, Thân thì tự mình tu nhân, tích đức, gây được hậu thuẫn cho người đời. Nhưng Thiên Lương chỉ kìm chế được hung tinh mà thôi.
Thiên Đồng: ý nghĩa tương tự như Thiên Lương nhưng hiệu lực cứu giải kém hơn. Gặp hung tinh, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ kìm chế được nếu có thêm giải tinh trợ lực. Đối với bệnh tật, Thiên Đồng ắt phải lận đận nhiều và chỉ bệnh về bộ máy tiêu hóa vì Thiên Đồng giải bệnh tương đồng kém.
Thái Dương, Thái Âm sáng sủa: chỉ sự thông minh quán thế, khả năng nhận thức thời cuộc, sự am hiểu lẽ trời, tình người từ đó Nhật Nguyệt giúp con người thích nghi dễ dàng với nghịch cảnh với nhiều may mắn. Tuy nhiên, đối với bệnh tật, Nhật Nguyệt không mấy hiệu lực: chỉ bệnh căng thẳng tinh thần, bệnh thần kinh, bệnh tâm trí và nhất là bệnh mắt. Nhật Nguyệt có hiệu lực như Thiên Phủ đối với Kình, Đà, Hỏa, Linh nhưng bị Không, Kiếp lấn át. Nếu Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi có Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng tốt, khả năng giải họa tất phải mạnh hơn, chống được hung và sát tinh đơn lẻ. Giá trị của Nhật Nguyệt trong trường hợp này tương đương với Tử Phủ đồng cung hay ít ra cũng bằng Đồng Lương hội tụ.
Thiên Cơ: chỉ người vừa hiền vừa khôn (tương tự như Nhật Nguyệt) nên có hiệu lực cứu giải. Nhưng về mặt bệnh lý, Thiên Cơ chỉ bệnh ngoài da hay tê thấp cho nên ít giải bệnh.
b. Phụ tinh:
+ Những giải tinh bắt nguồn từ linh thiêng: được cụ thể hóa qua: những hên may đặc biệt giúp cho con người thoát hay giảm được bệnh tật, tai họa; những vận hội tốt đẹp của thời thế, của hoàn cảnh, những diễn biến bất
ngờ có lợi đặc biệt cho riêng mình. Gồm các sao: Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc
+ Những giải tinh bắt nguồn từ sự giúp đỡ của người đời: Tả Phù, Hữu Bật khi đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và có kèm theo nhiều cát tinh khác. Tả Hữu tượng trưng cho sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, thượng cấp, hạ cấp nhưng chỉ cứu họa chứ không giải bệnh. Tả Hữu còn có nghĩa là chính mình hay giúp đỡ kẻ khác nhờ đó được sự hỗ tương. Có hai sao này ở Mệnh, đương số dễ dàng thành đạt nhưng cần đi chung với chính tinh đắc địa.
+ Những giải tinh bắt nguồn ở chính năng đức con người:
Hóa Khoa: là giải tinh rất mạnh bao trùm cả bệnh, tật, họa.
Tam Hóa (Khoa, Quyền, Lộc): càng mạnh nghĩa hơn nữa. ý nghĩa đó càng mạnh nếu cả ba hội chiếu hoặc liên châu (Mệnh, Thân ở giữa có một Hóa, hai Hóa kia tiếp giáp hai bên). Thủ Mệnh hay Thân, Tam Hóa có hiệu lực mạnh hơn thế liên châu, nhất là không bị sát tinh xâm phạm. Tam Hóa sẽ tăng hiệu lực nếu đóng ở cung ban ngày và cung dương. Tam Hóa giải họa nhiều hơn giải bệnh,tật. Nếu bị sát tinh đi kèm, Hóa nào bị thì nguồn cứu giải của Hóa đó bị giảm sút hoặc bị họa về mặt đó. Cụ thể, Quyền gặp Không Kiếp thì quý cách bị giảm, Lộc gặp Không Kiếp thì hao tán tiền bạc, Khoa gặp Không Kiếp thì khoa bảng lận đận.
Tứ Đức (Long Đức, Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức): chỉ phẩm cách tốt, sự nhân hậu, khoan hòa của cá nhân, nết hạnh đó báo hiệu sự vô tai họa hay ít tai họa. Hiệu lực giải bệnh của Tứ Đức không có gì đáng kể.
Thiếu Âm, Thiếu Dương: ý nghĩa giống như Tứ Đức nhưng hiệu lực kém hơn và không có nghĩa giải bệnh.
+ Những giải tinh khác:
Thiên Tài: ý nghĩa giải họa của Thiên Tài chỉ có khi nào sao này gặp sao xấu vì nó làm giảm bớt tác hại của sao xấu. Do đó Thiên Tài có tác dụng như Tuần, Triệt tuy không mạnh bằng. Tuy nhiên, Thiên Tài gặp sao tốt sẽ làm giảm bớt cái hay.
Thiên La, Địa Võng: có tác dụng làm cho sao xấu thành tốt lên ít nhiều, do đó góp phần giảm họa riêng trong các hạn nhỏ.
Đại Hao, Tiểu Hao: nếu đóng ở cung Tật, Đại Tiểu Hao có hiệu lực giải họa đáng kể, cụ thể như làm họa, bệnh tiêu tán mau kiểu như bệnh chóng lành, người bị họa mau khôi phục thế quân bình. Vì la sao hao nên kỵ đóng ở cung Tài.
Được cảm ơn bởi: tuetue, codai2810, Thienphu84