MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Lỗ Ai Công hỏi Trọng Ni:

Nước Vệ có một người xấu xí, tên là Ai Đài Đà. Đàn ông nào ở với nó, nhớ

không thể bỏ đặng. Đàn bà nào thấy nó, về xin cha mẹ rằng: thà làm vợ bé của

nó hơn làm vợ lớn kẻ khác. Số người ấy có đến mười mấy rồi, thế mà cũng

chưa hết. Chưa thường nghe nó xướng lên ý gì, chỉ có họa theo ý người mà

thôi. Không có địa vị quyền thế gì để cứu người khỏi chết; không có tiền bạc

của cải gì để nuôi ai no bụng, lại còn hình thù xấu xí để thiên hạ phải sợ. chỉ

có họa mà không có xướng. Trí nó không ra ngoài bốn vách rào làng. Thế mà

giống đực giống cái lại xúm xít trước mặt, ấy là kẻ tất phải có cái gì khác lạ

hơn người ?

Quả nhân triệu nó đến xem, thì quả là hình thù xấu xí làm cho

thiên hạ đều phải sợ. ở với Quả nhân không đầy một tháng, mà Quả nhân đã
để ý đến cách ăn ở của nó. Không đầy một năm, Quả nhân tin nó. Nước không

có kẻ cầm quyền chính, Quả nhân giao việc nước cho nó. Nó buồn buồn, thờ ơ

ra vẻ chối từ làm cho Quả nhân hổ thẹn. Sau cùng nó nhận, nhưng rồi, không

bao lâu lại bỏ Quả nhân mà đi. Quả nhân buồn bực như mất một vật gì, như

không còn có người để cùng vui như trong nước nữa! Vậy người ấy là người

thế nào?"

Trọng Ni nói: "Khưu nầy, từng sang sứ bên nước Sở. Thấy đàn heo con đang

bú mẹ, mà mẹ chúng đã chết rồi. Một lúc, chúng ngơ ngác chạy tứ tán cả vì

chúng thấy mẹ không nhìn đến chúng nữa. Chúng sở dĩ yêu mẹ, không phải là

yêu cái xác kia, mà yêu cái sai khiến xác kia của mẹ chúng! Ra trận mà chết,

đâu cần phải yên ngựa để bọc thây. Cho kẻ cụt chân giày dép, họ đâu có ưa

thích! Họ đều không có gốc !!!!!!!!

Nay Ai Đài Đà chưa nói gì mà người lại tin;

không công gì mà người lại thân, khiến có người muốn trao cho quốc chính

mà lại không chịu nhận, như vậy ắt phải là kẻ toàn được cái Tài, và không để

lộ ra cái Đức."

Ai Công nói: Sao gọi là "tòan được cái Tài"?

Trọng Ni nói: "Sống Chết, Còn Mất, Cùng Đạt, Giàu Nghèo, Hiền và Bất

Tiếu, Khen Chê, Nóng Lạnh… là những cái biến của sự vật, cái chuyển của

Mạng (cũng như) ngày đêm thay phiên tiếp nối nhau trước mặt ta mà trí thông

minh của con người cũng không sao nhận thấy được chỗ khởi đầu. Như vậy,

đâu có đáng gì để cho nó lọt vào "linh phủ", làm loạn lòng mình. Ngay cả sự

hân hoan vui mừng cũng đừng để cho lòng mình dấy động. Đối với tất cả mọi

việc, hòa nhã vui tươi như tiếp đón bốn mùa… Đó gọi là "toàn được cái

Tài thiện.

Thế nào là Đức không lộ ra?

Là bình thản như mặt nước đứng im lìm, có thể lấy đó làm khuôn phép: bên

trong giữ được thật trong sáng mà bên ngoài như bất động không bị lôi cuốn
theo ngoại vật. Đức là thành được việc mình mà vẫn giữ được sự hòa với mọi

người. Đức không lộ ra nên mọi vật không thể rời bỏ được mình
Được cảm ơn bởi: minanami, cocacola, trieucatlinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Cù Thước hỏi Trường Ngô:

Tôi nghe nơi ông rằng thánh nhân không bận đến việc đời; không tìm lợi;

không lánh hại; không tha thiết đến việc gì; cũng không quấn quít với Đạo; có

nói (mà như) không có nói; không nói mà như đã nói; tha hồ rong chơi ngoài

bụi bặm (của cuộc đời). Thầy tôi cho đó là lời nói vu vơ, còn tôi, thì lại cho đó

là cái hạnh của kẻ đã nhập diện nơi Đạo rồi vậy. í ông như thế nào?

Trường Ngô nói:

Đó là điều mà Hoàng đế nghe còn nghi ngờ thay, ông Khưu làm gì đủ để mà

hiểu được. Vả, ngươi cũng đoán hơi sớm lắm: vừa thấy trứng gà là đã mong

được nghe tiếng gà gáy, vừa thấy viên đạn là đã mong được ăn chim nướng.

Nay ta thử vì ngươi nói bậy mà nghe, còn ngươi cũng nghe bậy mà chơi. Làm

thế nào để dựa kề nhật nguyệt, nhập cùng vũ trụ, xáo trộn cả thị phi, quý tiện,

vượt muôn tuổi mà ôm giữ cái chỗ thuần nhất bất biến.

Hiểu tận vạn vật rồi, mới thấy nó thuần nhất. Ta sao biết ham sống chẳng

phải là lầm? Ta sao biết sợ chết lại chẳng là mê, mà không biết cho đó là con

đường về?

Lệ Cơ, con của một vị phong nhân xứ Ngại, gả cho Vua nước Tấn. Khi về nhà

chồng, lụy ướt dầm bầu. Kịp khi đến hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm

mùi dô hoạn, rồi lại hối hận giọt lệ ngày xưa. Ta biết đâu kẻ chết lại không hối

hận vì mình đã mong được sống thêm?

Có kẻ chiêm bao cười giữa tiệc, tỉnh giấc khóc trong lòng. hoặc chiêm bao

buồn khóc, khi tỉnh giấc như vui săn. Lúc chiêm bao không biết chiêm bao,

khi tỉnh giấc mới hay là mộng cả. Chỏ có bậc đại giác mới biết cuộc đại mộng

đó thôi. Nhưng mà kẻ ngu lại tự cho họ là tỉnh, rồi họ cũng tin thật rằng họ là

bậc vua chúa, hay họ là kẻ chăn ngựa! Gàn thay, ông Khưu cùng ngươi đều

chiêm bao cả! Lời nói ấy, gọi là lời "điếu quỷ" (quái gở)! Sau muôn đời, may

mà gặp được bậc đại thánh biết cách giải nghĩa của nó ra, thì trong một sớm

một chiều sẽ ngộ nó được vậy.

Nếu ta nói với ngươi, cùng tranh biện: ngươi không được ta, ta không thắng

được ngươi, vậy ngươi hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy chưa? Nếu ta

thắng được ngươi; ngươi không thắng được ta, vậy ta hẳn là đã phải, mà ngươi

hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay sao? Hay là, cả hai

chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta và ngươi không thể biết

được nhau, thì người người đành phải chịu tối tăm rồi! Ta phải nhờ ai chính lại

việc ấy? Nhờ kẻ đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó! Cậy người

khác với ta và ngươi, để chính lại việc đó ư? Nó đã khác với ta và khác với

ngươi, thì làm sao chính lại được việc đó? Cậy người đồng với ta và đồng với

ngươi thì làm sao chính được việc đó? Vậy thì ta với ngươi cùng với người đó

đều không thể biết nhau được, sao phải chờ người đó làm gì?

Sao gọi là hòa hợp với thiên nghê? Là phải mà cũng là chẳng phải; phải vậy

mà cũng là chẳng phải vậy. Cái phải của ngươi, nếu quả thực là phải, thì cái

phải đó có khác gì cái không phải, cho nên cũng không biện được. Cái phải

vậy của ngươi, nếu quả thực là phải vậy, thì cái phải vậy đó có khác gì cái

không phải vậy, thành ra cũng không biện được. Hóa ra thảy đều là đối đãi,

nếu muốn không đối đãi chi bằng hòa hợp với tự nhiên (thiên nghê), nhân đó

mà lời nói của ta đặng vĩnh cửu. Quên sống chết, quên phải quấy là suốt thông

lẽ hư vô (vô cảnh), nên gửi mình vào cõi hư vô (vô cảnh).
Được cảm ơn bởi: trieucatlinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Lời, không phải như gió thổi: Lời phải có nói lên một cái gì. Nếu chỗ nói

của nó mà chưa định, thì lời nói ấy quả đã có nói không. Hay là chưa có nói gì

cả? Lời nói chưa định ấy, khác nào tiếng chim con: chưa có biết biện biệt hay

không biện biệt? Đạo, sao dựa vào chân hay ngụy; lời, sao dựa vào thị hay

phi? Đạo, sao qua mà không còn; lời, sao còn mà chẳng nói được? Đạo, ẩn

trong tiểu thành; lời, ẩn nơi vinh hoa. Bởi vậy mới có cái phải, quấy của Nhu

Mặc. Nhu Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải.(Nhưng) nếu muốn

thấy được cái Phải trong cái Quấy, cái Quấy trong cái Phải, thì không có gì

bằng dùng đến ánh sáng(của Đạo). Vật, không vật nào là không phải" đó",

không vật nào là không phải" đây". Lấy chỗ nhận thấy của người mà

thấy, thì không thấy; lấy chỗ biết của mình mà biết, thì mới biết. Nên mới có

nói rằng:" Đó", do đây mà ra; " đây", nhân "đó" mà có. " Đó đây", ấy là thuốc

của "phương sinh". Nên mới có nói Sống, nói Chết, nói Chết, nói Sống, nói

được, nói không được, nói không được, nói được. Nhân có Phải, nhân có

Quấy; nhân có Quấy, nhân có Phải(mà cãi nhau).

Thánh nhân thì không căn cứ vào Phải Quấy, mà căn cứ vào khiếu biết tự

nhiên của mình để hiểu mọi vật. Và cũng do"đây" trước. " Đây", cũng là "Đó",

mà "Đó" cũng là "Đây". "Đó" cũng có một lẽ Phải Quấy của "Đó"; mà "Đây"

cũng có một cái lẽ phải quấy của "Đây". Quả có "đó đây" chăng? Quả chẳng

có "đó đây" chăng? Đó và Đây mà không gặp chỗ lứa đôi(đối- đãi) của nó, thì

gọi là Cốt Đạo (Đạo Xu). Cốt ấy khởi đầu nơi trung tâm của cái vòng

tròn(hoàn trung), và căn cứ vào đó để mà ứng đối vô cùng(với Thị Phi). Phải,

cũng là một cái lẽ vô cùng. Quấy, cũng là một cái lẽ vô cùng. Bởi vậy

mới nói: đâu bằng dùng lấy ánh sáng của Đạo.

Lấy ngón tay mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay, sao bằng lấy cái

không phải là ngón tay để mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay.

Lấy con ngựa mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con ngựa, sao bằng lấy


cái không phải là con ngựa để mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con

ngựa. Trời Đất khác nào ngón tay nói trên. Vạn vật khác nào con ngựa nói

trên.

Được là được. Không được là không được. Con đường có đi mới thành đường

đi, vật có gọi được tên mới thành là vật. Sao là phải vậy? Phải vậy là vì phải

vậy. Sao là không phải vậy? Không phải vậy, là vì không phải vậy. Vật, có

chỗ là phải vậy. Vật, có chỗ là được vậy. Không vật nào là không phải vậy;

không vật nào là không được vậy. Cho nên mới có so sánh cọng cỏ với cột trụ,

một người đàn bà xấu xí với Tây Thi; khoan đại, kỳ biến, gian trá, quái dị,

thảy đều là một.

Có phản" nó" ra thì "nó" mới "thành". Có "thành" thì mới có "hoại". Phàm vật

mà không "thành", nên không "hoại" thì mới có thể "trở về" mà cùng thông

với lẽ Một(của Đạo). Chỉ có bậc đạt Đạo mới thông hiểu được lẽ Một ấy mà

thôi: Họ dìng đỡ cái dung mạo (bên ngoài) để hòa với mọi người. "Dung", tức

là "dụng"; "dụng", tức là "thông". Mà "thông", tức là "đắc" vậy. Vui trong chỗ

"đắc" ấy, ít ai được. Nhân tới đó mà "thôi đi". "Thôi đi", mà cũng không cần
thảy đều là một.

Có phản" nó" ra thì "nó" mới "thành". Có "thành" thì mới có "hoại". Phàm vật

mà không "thành", nên không "hoại" thì mới có thể "trở về" mà cùng thông

với lẽ Một(của Đạo). Chỉ có bậc đạt Đạo mới thông hiểu được lẽ Một ấy mà

thôi: Họ dìng đỡ cái dung mạo (bên ngoài) để hòa với mọi người. "Dung", tức

là "dụng"; "dụng", tức là "thông". Mà "thông", tức là "đắc" vậy. Vui trong chỗ

"đắc" ấy, ít ai được. Nhân tới đó mà "thôi đi". "Thôi đi", mà cũng không cần

phải biết vì sao mà phải vậy, thì gọi là Đạo. Lao nhọc thần minh vì chấp nhất

(trong một cái Phải hay cái Quấy nào) mà không biết trông thảy đều đồng

nhau. Nên mới gọi là "sớm ba".

Sao gọi là " sớm ba"? Có lão nuôi khỉ, phát khoai cho khỉ, nói: "Sớm ba, mà

chiều bốn!" Khỉ đều giận. Lão lại nói: "Thôi, sớm bốn mà chiều ba"! Khỉ đều

mừng. Số cho không thay đổi, danh và thực không thiếu, vậy mà, cái dụng ý

của nó lại có mừng có giận. Bởi vậy, bậc Thánh nhân, vì sự hòa bình mà phải

nói đến thị hay phi, rồi đứng yên ở cốt trục của "bánh xe Trời" (Thiên Quân):

đó gọi là "lưỡng hành".

Được cảm ơn bởi: trieucatlinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Khiết Khuyết hỏi Vương Nghê:

ông biết chỗ đồng phải giống nhau của mọi vật không?

Ta biết đâu việc đó.

ông biết chỗ mà ông không biết không?

Ta biết đâu việc đó.

Vậy thì, mọi vật, cũng không biết gì cả hay sao?

Ta biết đâu việc đó. Tuy vậy, ta thử nói xem sao. biết đâu cái mà ta gọi là biết,

lại chẳng phải là cái mà ta không biết? Biết đâu cái mà ta gọi là không biết lại

chẳng phải là cái mà ta biết? Vả, ta đã từng thử hỏi ngươi: người nằm trong

chỗ ẩm thấp thì sanh ra đau lưng và tê liệt một bên mình; con cá chạch thì có

sao không? Người ở trên cây run rẩy sợ sệt; còn loài khỉ vượn thì có sao

không? Ba loài ấy, ai biết chỗ ở nào là chỗ ở chính? Con người thì ưa ăn thịt

không? Ba loài ấy, ai biết chỗ ở nào là chỗ ở chính? Con người thì ưa ăn thịt

thà, hươu nai thì thích ăn cỏ non; rết thì cho rắn con là ngon; chim mèo chim

cú thì nghiện ăn chuột bọ. Bốn loài ấy, ai biết vị ăn nào là chính vị? Vượn và

khỉ theo với nhau, nai và hươu cùng với nhau, chạch và cá lội với nhau. Mao

Tường, Lệ Cơ, người thấy thì cho là đẹp, mà cá thấy thì lặn sâu, chim thấy thì

bay cao, hươu nai thấy thì chạy dài. Bốn loài ấy, ai biết sắc đẹp nào là chính

sắc trong thiên hạ?

Tự mà xem, thì đầu mối của nhân nghĩa, đường nẻo của thị phi rối loạn lung

tung, ta làm sao biết đâu mà phân biện.

Khiết Khuyết nói: ông không biết lợi hại, còn bậc chí nhân cũng không biết lợi

hại nữa hay sao?

Vương Nghê nói: chí nhân là bậc thần: chầm lớn cháy, không thể làm cho đó

nóng, sông Hà sông Hán đặc mà không thể làm cho đó lạnh; sét đánh vỡ núi gió dậy biển cả cũng không làm cho đó sợ. Người như thế thì theo hơi mây,

cỡi mặt trời mặt trăng mà rong chơi ngoài bốn biển, chết sống còn không làm

cho người họ điên đảo phương chi là mối lợi hại?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: trieucatlinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

TRANH LUẬN SAO ? VÔ ÍCH LẮM !

Ta với ngươi cùng tranh biện: ngươi không được ta,

ta không thắng được ngươi, vậy ngươi hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã quấy

chưa? Nếu ta thắng được ngươi; ngươi không thắng được ta, vậy ta hẳn là đã

phải, mà ngươi hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì quấy hay

sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta và

ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu tối tăm rồi!

Ta phải nhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ kẻ đồng với ngươi thì làm sao chính

được việc đó! Cậy người khác với ta và ngươi, để chính lại việc đó ư? Nó đã

khác với ta và khác với ngươi, thì làm sao chính lại được việc đó? Cậy người

đồng với ta và đồng với ngươi thì làm sao chính được việc đó? Vậy thì ta với

ngươi cùng với người đó đều không thể biết nhau được, sao phải chờ người đó

làm gì?"

Vậy thì, tuy tranh biện mà phải quấy cũng không sao định đặng. Là vì còn

thấy có "đó", có "đây". Khi mà lòng mình không còn chia phân Nhi Ngã, sống

được trong cái Sống- một của Đạo rồi, thì "đó" là "đây", "đây" là "đó", vấn đề

phải quấy, thiện ác tự nhiên theo đó cũng tiêu tan như một cơn mộng mị. Một

nhà Đạo học ấn độ ngày nay, J. KRISNAMURTI, nói rất chí lý: "không có

vấn đề nào để giải quyết cả: chỉ có cái Sống để sống mà thôi".
Được cảm ơn bởi: trieucatlinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

TƯƠNG ĐỐI LUẬN
"Hải Thần nói:" Cùng ếch giếng

không thể nói biển đặng: nó chỉ biết có cái hang nó mà thôi. Cùng con trùng

mùa hạ, không thể nói băng tuyết đặng: nó chỉ biết có cái mùa của nó mà thôi!

Cùng bọn khúc- sĩ không thể nói Đạo đặng: họ bị trói buộc trong giáo lý của

họ. Nay rạch , ngòi ra khỏi lòng sông, thấy biển cả mà biết xấu hổ. Như thế mới nói đại-

lý với ngươi được .

Dưới trời, nước không đâu nhiều hơn biển. Đó là nơi muôn sông chảy về,

không biết bao giờ thôi, mà không hề đầy; rồi nước biển lại chảy vào các sông

không biết bao giờ ngưng, mà không hề vơi. Xuân, Thu chẳng biến- đổi nó,

mà thủy- hạn nó cũng chẳng cần biết đến làm gì. Hơn nữa rạch sông không biết

lượng - số nào kể, mà chưa từng cậy đó là nhiều, là vì tự sánh với Trời Đất, Âm

Dương, thì ta có khác nào một viên đá nhỏ, một gốc cây gầy trong dãy núi to!

Đã rằng là ít, sao thấy mình nhiều? Bốn biển ở trong Trời Đất phải chăng cũng

chỉ là những hang nhỏ ở trong chầm lớn hay sao? Trung Quốc nằm trong bốn

biển cũng chẳng giống hạt lúa ở trong kho lớn hay sao? Vạn- vật, lấy số muôn

mà nói, thì người chỉ được số một mà thôi! Lấy chín châu, nơi lúa thóc sinh sản

xe thông hành, thì người cũng không qua số một. Vậy, người đối với Vạn- vật,

khác nào một sợi lông trên mình ngựa. Chỗ liên- hiệp của Ngũ- Đế, chỗ tranh

giành của Tam- Hoàng, chỗ lo lắng của người nhân, chỗ nhọc nhằn của kẻ sĩ,

rốt lại có gì! Bá- Di từ ngôi, lấy đó làm danh; Trọng- Ni nói ra, gọi đó là rộng.

Những cái mà họ cho rằng nhiều đó, thì có khác nào thấy con rạch nhỏ ,

trước khi thấy biển."

Đó là thiên "tương đối luận" có lẽ hùng hồn nhất từ xưa đến nay ở Đông

Phương nầy!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Hình ảnh
Đầu trang

Trả lời bài viết