tieudao123 đã viết:Em xin hỏi thêm:
- Phải chăng hào Thìn trong quẻ thì không bao giờ nhập mộ.
- Em 2 lần gieo quẻ hỏi về dùng thuốc (có nên uống vị thuốc này không) thì đều gặp Tử Tôn phục tàng, trong trường hợp này nên luận thế nào.
Chi thìn chỉ có ở hào ba của quẻ Càn, Chấn; ở hào hai của quẻ Khảm; hào sơ của quẻ Cấn.
Chính vì chi thìn không bao giờ ở thượng quái các hào bốn, năm, sáu nên chi thìn tự bản nghĩa là mộ vậy.
Ở quẻ Cấn hào sơ là thìn ta có tám quẻ : Độn, Kiển, Thuần Cấn, Tiểu Quá, Tiệm, Lữ, Khiêm, Hàm.
Thì hào sơ quẻ Bát Thuần Cấn là long mạch theo tượng, hào sơ quẻ Hàm là một con sông lớn, hào sơ của quẻ Lữ là nấm mồ (mồ mả)
Trên Cấn dưới cấn hào sơ là thìn chỉ cho chân núi trải dài.
Hàm gốc ở bát thuần đoài, hào sơ là thìn phụ. Vậy phụ hào chỉ cho giao thông đường thủy và bộ, nhưng thìn là mộ của thủy tử tôn, trong khi đó tử tôn chỉ cho trong sáng, trong sạch, từ đó cho thấy thìn thổ phụ là nơi dung chứa lượng nước sạch.
Lữ gốc ở bát thuần ly, hào sơ là thìn thổ tử tôn là mộ của thủy quan, là chứa hài cốt vậy.
Qua khảo sát đơn cử vài trường hợp trên cho thấy thìn ý nghĩa gốc là mộ vây.