Vấn Đáp Bốc Phệ

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

tieudao123 đã viết:Em xin hỏi thêm:
- Phải chăng hào Thìn trong quẻ thì không bao giờ nhập mộ.



- Em 2 lần gieo quẻ hỏi về dùng thuốc (có nên uống vị thuốc này không) thì đều gặp Tử Tôn phục tàng, trong trường hợp này nên luận thế nào.



Chi thìn chỉ có ở hào ba của quẻ Càn, Chấn; ở hào hai của quẻ Khảm; hào sơ của quẻ Cấn.

Chính vì chi thìn không bao giờ ở thượng quái các hào bốn, năm, sáu nên chi thìn tự bản nghĩa là mộ vậy.

Ở quẻ Cấn hào sơ là thìn ta có tám quẻ : Độn, Kiển, Thuần Cấn, Tiểu Quá, Tiệm, Lữ, Khiêm, Hàm.

Thì hào sơ quẻ Bát Thuần Cấn là long mạch theo tượng, hào sơ quẻ Hàm là một con sông lớn, hào sơ của quẻ Lữ là nấm mồ (mồ mả)

Trên Cấn dưới cấn hào sơ là thìn chỉ cho chân núi trải dài.

Hàm gốc ở bát thuần đoài, hào sơ là thìn phụ. Vậy phụ hào chỉ cho giao thông đường thủy và bộ, nhưng thìn là mộ của thủy tử tôn, trong khi đó tử tôn chỉ cho trong sáng, trong sạch, từ đó cho thấy thìn thổ phụ là nơi dung chứa lượng nước sạch.

Lữ gốc ở bát thuần ly, hào sơ là thìn thổ tử tôn là mộ của thủy quan, là chứa hài cốt vậy.



Qua khảo sát đơn cử vài trường hợp trên cho thấy thìn ý nghĩa gốc là mộ vây.
Được cảm ơn bởi: tieudao123, huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Trường hợp tử tôn hào phục ẩn khi xem về bệnh tật, ta nên xét hai vấn đề cơ bản trước tiên :
1. Là hào phi thần tác động ra sao đối với hào tử tôn ?
2. Là hào dư ra là hào gì ? Bất kể là quẻ gì luôn luôn tồn tại hai hào thổ, còn lại mỗi hành (ngủ hàn) là một hào. Nhưng khi quẻ mất sự cân bằng về ngũ hành, thì một trong bốn hành : kim thủy mộc hỏa sẻ bị khiếm khuyết bớt, và ba hành còn lại sẻ xuất hiện thừa ra một hành. Vậy xem hành thừa ra có quan hệ gì với tử tôn hào ?
Và các vấn đề khác :
3. Là hào minh động có thương khắc tử tôn hào hay không ?
4. Là tử tôn hào có được lệnh từ nhật nguyệt hay không ?
5. Là hào tử tôn có bị không vong hay không ? Nếu bị không vong là không thể cứu.
Được cảm ơn bởi: tieudao123, huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 310
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

ThienThai đã viết:Nếu nhật nguyệt lệnh là Thìn thì khả năng phò hào Mùi trong hào quẻ, củng hào sữu trong hào quẻ.

Vậy hào mùi được vượng vì có sự phò trợ của lệnh, hào sữu được vượng vì có sự củng cố của lệnh.
Vượng mà gặp mộ khố là được sức chứa tập trung thành kho lẫm.


Chỉ riêng hào tuất nằm trên trục tuyến đối xung, nên bị lệnh phá không thể xem là vượng, vì vậy gặp mộ là kho trống, là mất dạng, là tiêu vong, là không tồn tai.




Cảm ơn câu trả lời của anh.



Như vậy hào có nhập mộ hay không phụ thuộc vào hào đó đang ở thế vượng hay suy.

Nếu ví dụ trong trường hợp hào biến là mùi (như quẻ Vô Vọng biến Bĩ) gặp ngày dần tháng Thìn, hào Mùi bị nhật khắc nên dù được phò trợ cũng không thể vượng. Vậy có phải trong trường hợp này hào Mùi tạm thời bị vào kho không thể khắc hào động tý thủy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

tieudao123 đã viết:
ThienThai đã viết:Nếu nhật nguyệt lệnh là Thìn thì khả năng phò hào Mùi trong hào quẻ, củng hào sữu trong hào quẻ.

Vậy hào mùi được vượng vì có sự phò trợ của lệnh, hào sữu được vượng vì có sự củng cố của lệnh.
Vượng mà gặp mộ khố là được sức chứa tập trung thành kho lẫm.


Chỉ riêng hào tuất nằm trên trục tuyến đối xung, nên bị lệnh phá không thể xem là vượng, vì vậy gặp mộ là kho trống, là mất dạng, là tiêu vong, là không tồn tai.




Cảm ơn câu trả lời của anh.



Như vậy hào có nhập mộ hay không phụ thuộc vào hào đó đang ở thế vượng hay suy.

Nếu ví dụ trong trường hợp hào biến là mùi (như quẻ Vô Vọng biến Bĩ) gặp ngày dần tháng Thìn, hào Mùi bị nhật khắc nên dù được phò trợ cũng không thể vượng. Vậy có phải trong trường hợp này hào Mùi tạm thời bị vào kho không thể khắc hào động tý thủy.


Trong ví dụ đơn cử của bạn còn thiếu thông tin : trong ngủ dần thì ngày dần gì ? giáp bính mậu canh nhâm? Trong tháng thì tháng gì thìn ? giáp bính mậu canh nhâm ? trong dự đoán thì tiên lượng việc gì ?


Nếu lấy cô nghĩa để mà bình luận :



Quẻ Vô Vọng ý nghĩa là không nên hành sự càn quấy, không nên cư xử trái với lẻ thường . Nếu con người cố tình chống trái với lẻ thường thì hậu quả là bế tắc (Bỉ)

Nội ngoại quái tuy khác nhau về tượng hình, nhưng bố cục chi hào lại là của Bát thuần, lục hào đối xung vì vậy gọi là nội ngoại phản ngâm, nói lên tính chất phản động vô thường, hành sự dể bại.

Tiền xung hậu hợp hay còn còn gọi là "hợp xứ phùng xung" sự hợp hiện diện tại nơi xung cho thấy tha nhân trước không hợp với thế hào, nhưng vì chử tài (quái thân tài hào) vì lợi lộc mà tha nhân biến động đến cầu hợp tâm ý với thế hào . Nhưng sự hợp như thế cho thấy hậu về sau là bỉ ắt hẳn có sự không rỏ ràng . Huống chi ứng hào là phụ hào nói lên tha nhân lấy sự ngụy trang đậy che tấm lòng .

Chỉ vì tiết lệnh là thìn làm cho hào ứng mộ, nhật lệnh dần làm cho hào ứng sinh xuất nên tha nhân chưa dám lộ diện tâm can .

Lại thêm Thiên Mã tại ngôi thái tuế quan quỉ hào khắc phạm trạch quái , người trong nhà không an ổn, nhất là tâm tánh vội vàng nóng nảy càng xảy ra cảnh tương tranh mất hòa khí lục thân.

Vậy thì chi thìn hào ba chỉ tác động mộ khố với ứng hào, không tác động với hào biến mùi, ngoài cửa có kẻ đang núp rình mò chủ ý dò tìm của cải tài sản trong nhà.

Trên đây chỉ là phát huy ý nghĩa phần nào của một quẻ theo ý tứ quái tượng và lục hào phệ dịch thôi. Nhưng Dịch Lý là vô tận nghĩa, vì thiếu nhiều thông tin dữ liệu nên không thể võ đoán trong trường hợp ví dụ đơn cử được.
Được cảm ơn bởi: huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 310
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

Rất cám ơn những bài viết đầy công phu của anh ThienThai


Những bài trả lời trên của anh rất chi tiết, đi sâu vào bản chất của vấn đề. Một số điều em vẫn chưa hiểu hết nhưng em sẽ suy nghĩ thêm.

Chúc anh mạnh khỏe và hạnh phúc, ngày một tinh tấn trên con đường học thuật.
Đầu trang

kakabuon
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 87
Tham gia: 10:25, 14/10/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi kakabuon »

Cám ơn Thiên Thai đã mở quán này cho mọi người có thể hỏi!
Nhân tiện, kaka mới học bốc và có một câu hỏi về bốc phệ, xin thỉnh giáo Thiên Thai:
"Nếu Nhật thần và Nguyệt lệnh khắc hào động mà lại sinh hào biến, trong khi hào biến sinh hào động thì nên luận thế nào?"
chẳng hạn:
Hào động thổ, nhật nguyệt thủy mộc, biến hỏa!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

kakabuon đã viết:Cám ơn Thiên Thai đã mở quán này cho mọi người có thể hỏi!
Nhân tiện, kaka mới học bốc và có một câu hỏi về bốc phệ, xin thỉnh giáo Thiên Thai:
"Nếu Nhật thần và Nguyệt lệnh khắc hào động mà lại sinh hào biến, trong khi hào biến sinh hào động thì nên luận thế nào?"
chẳng hạn:
Hào động thổ, nhật nguyệt thủy mộc, biến hỏa!



Nếu nhật nguyệt lệnh là mộc (dần , mão)

Hào động là thổ biến hỏa, ví dụ như : quẻ Phong Thiên Tiểu Súc biến Bát Thuần Càn. Động hào 4 mùi biến ngọ.



Căn cứ theo thời điểm mùa xuân hành mộc , hào 4 mùi chưa có thể động được vì hào này chưa được vượng thời, vì vậy củng trong thời điểm này hào biến ngọ hỏa chưa xuất hiện , vì lẻ có động đâu mà biến ?



Nhưng đến thời điểm cho phép hào 4 mùi thổ động , thì hào biến ngọ sẻ xuất hiện nhưng lại lục hạp với hào động mùi, điều đó cho thấy sự động chậm không nhanh, vì lẻ trong quá trình hành sự của hào 4 mùi này làm đâu vướng đó, đi đâu bị níu kéo đó thì làm sao mà động nhanh được ?



Nhưng có trường hợp dị biệt, thì lại luận khác như bệnh lâu gặp xung thì chết, bệnh mới phát gặp hợp thì lâu khỏi.

Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa, không phải chấp nê vào một thuyết mà không biết linh động, đây là chổ cao thấp của mỗi nhà (trường phái)



Trường hợp bạn hỏi tính cách chung chung, thiết nghỉ câu trả lời trên chỉ là gợi ý phần nào cho bạn
Được cảm ơn bởi: huycool, kakabuon, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

Quan Nguyen
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 667
Tham gia: 09:20, 09/09/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Quan Nguyen »

Anh Thien Thai ơi , em hỏi cái này hơi ngoài lề 1 chút mong bác xá tội cho em nhé ^:)^
Mys coi cho em có nói câu này : Thượng Càn , hạ Cấn , động hào 2 :-?
Bác giải nghĩa giúp em một tý nhé , em mời bác caffe dây....
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Quan Nguyen đã viết:Anh Thien Thai ơi , em hỏi cái này hơi ngoài lề 1 chút mong bác xá tội cho em nhé ^:)^
Mys coi cho em có nói câu này : Thượng Càn , hạ Cấn , động hào 2 :-?
Bác giải nghĩa giúp em một tý nhé , em mời bác caffe dây....



Chào bác Quan Nguen !



Quẻ này được lập ra từ phương pháp nào ? chính tay bác gieo ra hay do người tư vấn tự phán ?

Dịch Lý cốt lõi ở tâm, tâm động thì quẻ động, tâm tịnh thì quẻ tịnh, tâm lăng xăng thì quẻ nhiễu loạn, tâm phi thiện thì quẻ phi cát, tâm phi ác thì quẻ phi hung.



Trên thực tế đôi khi chính bản thân ĐS gieo quẻ, người làm bốc sư tư vấn còn không nghiệm được chuẩn bởi lẻ trong việc hỏi của ĐS có nhiều uẩn khúc trong tâm, hoặc giả trong quá trình ĐS lấy quẻ tâm thái không được tập trung.



Vì vậy bác hỏi một câu bỏ lửng khó lòng hồi đáp cụ thể cho bác lắm.
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Chào ThienThai

Nói về Bốc Phệ, tôi vẫn suy nghĩ về mối quan hệ của hai loại quẻ Quy hồn và Du hồn.

Đó là muốn nói về quẻ Du hồn do Tứ thế làm chủ, quẻ Quy hồn do Tam thế làm chủ. Tôi vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, mà chưa nhận thức rõ về ý nghĩa làm chủ của quẻ Tam thế và quẻ Tứ thế.

Mong được ThienThai chia sẻ thêm.

Xin cảm ơn

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

Trả lời bài viết