Hà Uyên đã viết:Chào ThienThai
Nói về Bốc Phệ, tôi vẫn suy nghĩ về mối quan hệ của hai loại quẻ Quy hồn và Du hồn.
Đó là muốn nói về quẻ Du hồn do Tứ thế làm chủ, quẻ Quy hồn do Tam thế làm chủ. Tôi vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, mà chưa nhận thức rõ về ý nghĩa làm chủ của quẻ Tam thế và quẻ Tứ thế.
Mong được ThienThai chia sẽ thêm.
Xin cảm ơn
Hà Uyên
Chào bác thần số Hà Uyên !
Theo nguyên lý bốc phệ một quái biến 7 bước (trừ quái chủ thuần)
Khi một quái thuần đả biến hết 7 bước thì cái khí của số đã hết, nên cái thể của nó sẻ bị thâu vào lòng đất và bị phạm thể quái .
Như : Bát Thuần Càn , khi tiến hết 7 bước thì thể Càn bị phạm hào giữa biến thành Ly, và cái thể Càn bị thâu vào nội quái (lòng đất)
Vì vậy cái khí biến hóa của Càn sau khi hoàn tất được gọi là đại công đại hữu
Còn như khi một thuần quái tiến 6 bước (trừ quái chủ thuần) cái khí biến hóa của quái chưa tận, cái thể chưa thâu vào lòng đất (nội quái) vì vậy sự biến hóa chưa hoàn tất ổn định, rất dể thay đồi. Và nội thể (nội quái) luôn luôn nghịch đối âm dương của bản thuần quái.
Như Càn tiến 6 bước là Tấn, cái thể biến hóa chưa tận nên thế ở hào 4 chưa thâu vào nội quái, và hạ quái là Khôn đối nghịch âm dương với bản thuần quái Càn, vì vậy sự biến hóa chưa dừng của Càn nên gọi là Tấn (tiến lên)
Các quái thuần khác củng theo lệ đó mà truy ra, vì vậy lệ của bốc dịch được qui định qui hồn là cái khí biến hóa đã xong, nên hào thế nhập nội quái.
Khi sự biến hóa của một quái khí gần xong , có nghĩa là chưa hoàn tất công cuộc biến hóa thì rất dể biến động do thế hào chưa thâu vào nội quái
Thế nên mới đặt cái lệ : Qui là quay về , Vu là còn sanh biến . Do vị trí hào thế nhập hay chưa nhập nội .