Vấn Đáp Bốc Phệ

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Hà Uyên đã viết:Chào ThienThai

Nói về Bốc Phệ, tôi vẫn suy nghĩ về mối quan hệ của hai loại quẻ Quy hồn và Du hồn.

Đó là muốn nói về quẻ Du hồn do Tứ thế làm chủ, quẻ Quy hồn do Tam thế làm chủ. Tôi vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, mà chưa nhận thức rõ về ý nghĩa làm chủ của quẻ Tam thế và quẻ Tứ thế.

Mong được ThienThai chia sẽ thêm.

Xin cảm ơn

Hà Uyên



Chào bác thần số Hà Uyên !



Theo nguyên lý bốc phệ một quái biến 7 bước (trừ quái chủ thuần)

Khi một quái thuần đả biến hết 7 bước thì cái khí của số đã hết, nên cái thể của nó sẻ bị thâu vào lòng đất và bị phạm thể quái .



Như : Bát Thuần Càn , khi tiến hết 7 bước thì thể Càn bị phạm hào giữa biến thành Ly, và cái thể Càn bị thâu vào nội quái (lòng đất)

Vì vậy cái khí biến hóa của Càn sau khi hoàn tất được gọi là đại công đại hữu



Còn như khi một thuần quái tiến 6 bước (trừ quái chủ thuần) cái khí biến hóa của quái chưa tận, cái thể chưa thâu vào lòng đất (nội quái) vì vậy sự biến hóa chưa hoàn tất ổn định, rất dể thay đồi. Và nội thể (nội quái) luôn luôn nghịch đối âm dương của bản thuần quái.

Như Càn tiến 6 bước là Tấn, cái thể biến hóa chưa tận nên thế ở hào 4 chưa thâu vào nội quái, và hạ quái là Khôn đối nghịch âm dương với bản thuần quái Càn, vì vậy sự biến hóa chưa dừng của Càn nên gọi là Tấn (tiến lên)



Các quái thuần khác củng theo lệ đó mà truy ra, vì vậy lệ của bốc dịch được qui định qui hồn là cái khí biến hóa đã xong, nên hào thế nhập nội quái.

Khi sự biến hóa của một quái khí gần xong , có nghĩa là chưa hoàn tất công cuộc biến hóa thì rất dể biến động do thế hào chưa thâu vào nội quái
Thế nên mới đặt cái lệ : Qui là quay về , Vu là còn sanh biến . Do vị trí hào thế nhập hay chưa nhập nội .
Được cảm ơn bởi: tieudao123, huycool, Vạn Kiếm Nhất, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Xin cảm ơn ThienThai nhiều.

Như vậy, theo cách chú giảng mà ThienThai nói, ví dụ cung Càn thì:

- Đối với quẻ Quy hồn, hào Tam làm chủ Tượng, đã hiển hiện ra mà cư ở nội Càn. Như vậy, quẻ Đại hữu "phi" ở nội Càn mà "phục" ở nội Khôn. Đặc thù của quẻ Quy hồn là Sơ - Nhị - Tam đều hai lần động biến, về điều này không biết có cho chúng ta nhận thức được ý nghĩa gì không !

- Đối với quẻ Du hồn, ba hào âm dưới quẻ Du hồn là quẻ Tấn, phản "Quy" rồi mới phục biến, liền ẩn mà thành nội Khôn. Đây phải chăng là Dương đạo không thể bị bóc hết, không thể bị diệt hết, mà trở thành điều lệ đối với Bốc Phệ: "phản quy phục biến".

Như vậy, thì quẻ Du hồn và quẻ Quy hồn, đều có tượng quay về. Có thể từ đây mà được gọi là Quỷ Dịch. ThienThai có thể giảng thêm về điều này được không ?


Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

kakabuon
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 87
Tham gia: 10:25, 14/10/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi kakabuon »

ThienThai đã viết:
kakabuon đã viết:Cám ơn Thiên Thai đã mở quán này cho mọi người có thể hỏi!
Nhân tiện, kaka mới học bốc và có một câu hỏi về bốc phệ, xin thỉnh giáo Thiên Thai:
"Nếu Nhật thần và Nguyệt lệnh khắc hào động mà lại sinh hào biến, trong khi hào biến sinh hào động thì nên luận thế nào?"
chẳng hạn:
Hào động thổ, nhật nguyệt thủy mộc, biến hỏa!



Nếu nhật nguyệt lệnh là mộc (dần , mão)

Hào động là thổ biến hỏa, ví dụ như : quẻ Phong Thiên Tiểu Súc biến Bát Thuần Càn. Động hào 4 mùi biến ngọ.



Căn cứ theo thời điểm mùa xuân hành mộc , hào 4 mùi chưa có thể động được vì hào này chưa được vượng thời, vì vậy củng trong thời điểm này hào biến ngọ hỏa chưa xuất hiện , vì lẻ có động đâu mà biến ?



Nhưng đến thời điểm cho phép hào 4 mùi thổ động , thì hào biến ngọ sẻ xuất hiện nhưng lại lục hạp với hào động mùi, điều đó cho thấy sự động chậm không nhanh, vì lẻ trong quá trình hành sự của hào 4 mùi này làm đâu vướng đó, đi đâu bị níu kéo đó thì làm sao mà động nhanh được ?



Nhưng có trường hợp dị biệt, thì lại luận khác như bệnh lâu gặp xung thì chết, bệnh mới phát gặp hợp thì lâu khỏi.

Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa, không phải chấp nê vào một thuyết mà không biết linh động, đây là chổ cao thấp của mỗi nhà (trường phái)



Trường hợp bạn hỏi tính cách chung chung, thiết nghỉ câu trả lời trên chỉ là gợi ý phần nào cho bạn
Như bạn trả lời, mình có hiểu nhưng muốn hỏi lại cho chắc vì sợ hiểu sai ý!
Chẳng hạn một quẻ động như bạn nêu trên trong ví dụ của bạn, thì khi mùa xuân gieo, tuy hào đó động mà thật ra vẫn chưa động phải không bạn?
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi PMK »

@ kakabuon
PMK đọc câu hỏi của bạn, có phải ý bạn muốn hỏi ví dụ như bạn gieo quẻ vào ngày mão, tháng dần, được một quẻ, trong quẻ đó có một hào động là thổ ví dụ là sửu, biến ra hào biến là hỏa ví dụ là ngọ, hỏi bây giờ nên luận về hào sửu thổ đó như thế nào phải không?
Đầu trang

tieudao123
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 310
Tham gia: 21:39, 31/08/09

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi tieudao123 »

@ kakabuon
Bạn hỏi là Nếu Nhật thần và Nguyệt lệnh khắc hào động mà lại sinh hào biến, phải chăng ý bạn là hào biến có thể thông quan sinh cho hào động phải không?
Theo tôi, trong trường hợp này hào biến không thể thông quan được. Hào dẫu được Nhật, Nguyệt sinh thì lực của nó cũng không thể so với Nhật Nguyệt.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Hà Uyên đã viết:Xin cảm ơn ThienThai nhiều.

Như vậy, theo cách chú giảng mà ThienThai nói, ví dụ cung Càn thì:

- Đối với quẻ Quy hồn, hào Tam làm chủ Tượng, đã hiển hiện ra mà cư ở nội Càn. Như vậy, quẻ Đại hữu "phi" ở nội Càn mà "phục" ở nội Khôn. Đặc thù của quẻ Quy hồn là Sơ - Nhị - Tam đều hai lần động biến, về điều này không biết có cho chúng ta nhận thức được ý nghĩa gì không !

- Đối với quẻ Du hồn, ba hào âm dưới quẻ Du hồn là quẻ Tấn, phản "Quy" rồi mới phục biến, liền ẩn mà thành nội Khôn. Đây phải chăng là Dương đạo không thể bị bóc hết, không thể bị diệt hết, mà trở thành điều lệ đối với Bốc Phệ: "phản quy phục biến".

Như vậy, thì quẻ Du hồn và quẻ Quy hồn, đều có tượng quay về. Có thể từ đây mà được gọi là Quỷ Dịch. ThienThai có thể giảng thêm về điều này được không ?


Hà Uyên



Chào bác Hà Uyên !

Chủ đề của ThienThai được bác quá bộ là hạnh phúc lắm lắm , dám đâu nhận hai từ "chú giảng" của bác :D



Những gì ThienThai hiểu được và hồi âm cho bác là bản thân ThienThai thấy vui lắm.



Xin trở lại vấn đề :



Tuy Bốc Phệ là một hệ chi nhánh của dịch lý , nhưng căn bản bốc phệ vẫn lấy dịch lý làm nền tảng.



Khi sự vật được tạo hóa thành hình cái bản chất đầu tiên là bẩm thụ nơi mệnh trời , vì vậy cái nguyên thuần quái đầu tiên là thế cư ở hào lục, hay còn có tên gọi khác là phục vị , cái vị đầu tiên thừa hưởng mệnh trời ban cho.

Nhưng khi con người có ý thức , có tạo tác , hay sự vật đầy đủ tính trưởng dưởng thế là phát sinh vận động cho nên tiếp theo thế hào ở hào sơ, nhờ đất mà nuôi dưỡng hoạt động.

Vì thế ở hào sơ còn nhờ sức nuôi dưỡng của đất , nên lắm điều mông muội non yếu , cho nên có tên gọi khác là họa hại quái .



Nhưng khi sự nuôi dưỡng phần nào được cứng cáp thế ở hào hai có tên gọi khác là thiên y , áo trời che chở , hạnh phúc tròn đầy tính năng rỏ ràng .



Nhưng khi sự vật đươc hiển hiện , vương lên để chuẩn bị hành sự còn có tên khác là diên niên , sự phát triển rỏ rệt khuynh hướng vận động phát triển lên .



Vậy thì lần biến hào 1 , 2 , 3 đầu tiên nhờ khôn mà thành hình , nhờ âm mà thành chất , vạn vật nhờ thế mà trưởng dưởng .



Nhưng khi vật cực tất phản , nhờ trời mà thành nghiệp , nhờ dương mà sự sinh bắt đầu sái đó là lúc thế ở hào 5 hay còn có tên gọi khác là sanh khí , đầy đủ công năng để thừa mệnh trời mà tạo tác .

Nhưng vì tính dương là cương , nên hể cực là sanh biến .



Cho nên thế hào rớt xuống hào 4 gần đất xa trời , sự lão hóa bắt đầu hình thành vì thế có tên gọi khác là lục sát .

Nhưng khi thế hào nhập thổ qui địa , thế ở hào 3 cho thấy sanh từ đất trở về nơi đất vì vậy có tên gọi là tuyệt mệnh ( bế tắc)



Vậy lệ ở bốc phệ : nói lên tính hồi và qui rỏ ràng không khác gì số điếm , khởi từ số 0 khi cực đến 9 quay về là 0 sự tuần hoàn lặp lại sẻ vô cùng tận , đến trăm , đến vạn , đến ức , đến vạn ức, mãi mãi vô cực . Nhưng kỳ thật cái lõi ở tạo hóa âm dương càn khôn .
Được cảm ơn bởi: huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi PMK »

tieudao123 đã viết:@ kakabuon
Bạn hỏi là Nếu Nhật thần và Nguyệt lệnh khắc hào động mà lại sinh hào biến, phải chăng ý bạn là hào biến có thể thông quan sinh cho hào động phải không?
Theo tôi, trong trường hợp này hào biến không thể thông quan được. Hào dẫu được Nhật, Nguyệt sinh thì lực của nó cũng không thể so với Nhật Nguyệt.
Theo tôi, trường hợp nặng nhất là bị nguyệt phá, ở đây hào động bị nhật nguyệt khắc tức là hào động đó bị thương tổn nhưng mức độ vẫn đỡ hơn bị nguyệt phá. Hào động sinh ra hào biến, hào biến này được nhật nguyệt sinh cho tức là hào biến có lực, lúc này hào động được hào biến có lực sinh trở lại, tức là tượng có thể được cứu đó. Tất nhiên, phải đặt vào một hoàn cảnh cụ thể mới có thể xác định rõ được.
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi PMK »

@ ThienThai
Xin bác ThienThai cho PMK hỏi, Thìn vừa là thủy khố vừa là thổ khố. Như vậy trong trường hợp PMK gieo quẻ vào tháng Thìn, được một quẻ, trong quẻ có hào dụng thần là Sửu hoặc Mùi, thế thì hào dụng thần đó xem như là được nguyệt trợ hay là lâm nguyệt mộ ạ?
PMK xin cảm ơn.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

PMK đã viết:@ ThienThai
Xin bác ThienThai cho PMK hỏi, Thìn vừa là thủy khố vừa là thổ khố. Như vậy trong trường hợp PMK gieo quẻ vào tháng Thìn, được một quẻ, trong quẻ có hào dụng thần là Sửu hoặc Mùi, thế thì hào dụng thần đó xem như là được nguyệt trợ hay là lâm nguyệt mộ ạ?
PMK xin cảm ơn.



Theo ý nghĩa của chử Mộ: có nghĩa là chôn , là ẩn , là chứa.

Trường hợp của bạn hỏi là vượng mà gặp mộ . Vượng là do nguyệt lệnh thìn thổ phò mùi (phò trợ) hoặc củng sữu (củng cố). Vì tính chất vượng của dụng thần nên khi gặp mộ gọi là chứa nhóm, trường hợp này dụng thần có tính khả dụng (dùng được) chỉ có điều ứng kỳ của dụng thần chậm không nhanh.
Được cảm ơn bởi: huycool, tutruongdado, Hỏa Long Châu
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Vấn Đáp Bốc Phệ

Gửi bài gửi bởi PMK »

Thưa bác ThienThai, vậy là trường hợp trên là vừa được trợ, vừa nhập mộ, nên sự việc vẫn tính là cát, chỉ phải chờ đến thời gian xung khai mộ mới ứng phải không ạ?
Đầu trang

Trả lời bài viết