Các phần phía trên, tôi từng đọc trong mấy bài dịch của Quách Ngọc Bội. Ông tác giả gốc china ngoài phần tổng hợp các sách cổ thì cũng thêm không ít ý kiến vào đó, nhiều suy luận không kiểm chứng và thiếu chính xác. vd: Phần nói về Thái Ất với Nhật Nguyệt và lịch âm dương là không chính xác.Đan Trì đã viết: 07:04, 02/04/23
Sau đó đem phối Số của Ngày vào để xem tọa độ của Ngũ Tinh (Thất Chính) giao với 28 Tú tại các cung độ nào. Đó chính là an 14 Chính Tinh.
- Có điểm có giá trị là quy tắc lập mệnh cung dựa vào mặt trời. Điểm khởi đầu cung Dần là ngày lập xuân, đếm tới tháng sinh chính là cung chứa toạ độ mặt trời (đây là lý do không có tháng nhuận), rồi từ đó đi nghịch lập mệnh, đi xuôi lập thân, và nó chính là tháng tiết khí. Lịch pháp trong tử vi là lịch thiên văn không phải lịch âm dương, lịch âm dương là loại tử vi đại chúng.
- Câu trích dẫn còn lại phía trên, tôi cũng đã từng nghĩ tới nhưng khi tôi tính toạ độ thất chính với từng lá số cụ thể theo 2 hệ thống toạ độ 28 (27) tú của chiêm tinh Vệ Đà và 28 tú theo hệ toạ độ của sách "Thất chính tứ dư" thì đều không đúng. Lập luận đó hoàn toàn là do tác giả tự suy diễn và không có khả năng kiểm chứng.
Viết thêm:
- Cổ nhân nhìn chung quan sát được 7 tinh tú trên bầu trời (Nhật-Nguyệt-Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ) và 4 điểm tính toán (Bột - Tử - Kế - La), mọi người có thể tìm đọc về các tinh tú này. các hành tinh này không chỉ được dùng trong đoán mệnh số con người ở TQ hay VN mà nó xuyên suốt đông tây, từ các nền văn minh cổ đại.
- So với các nền văn hoá khác, người TQ không giỏi về thiên văn, nhưng họ rất giỏi về logic, các thuyết âm dương, ngũ hành, hà lạc... chính là minh chứng cho điều đó, chiêm tinh đến TQ trở thành một môn lý học mang nhiều tính logic hơn thiên văn.
- Chiêm tinh phương tây chú trọng vào vị trí của mặt trời vì mặt trời thể hiện cái tôi và tự do cá nhân đúng với văn hoá của họ. Nếu lấy gốc toạ độ là trái đất, suốt 1 năm vị trí của mặt trời sẽ vẽ thành 1 vòng quanh trái đất, vòng tròn đó gọi là hoàng đạo 360 độ. Dựa vào thay đổi thời tiết tương ứng với vị trí mặt trời lại chia Hoàng đạo thành 12 cung nên gọi là 12 cung hoàng đạo. dùng toạ độ của các cung hoàng đạo làm đường chiếu để tính vị trí các hành tinh còn lại theo từng thời gian cụ thể trên hoàng đạo. Hoàng đạo này giới chiêm tinh gọi là hoàng đạo nhiệt đới (tropical signs) lấy gốc là điểm xuân phân (21/3) để khởi cung đầu tiên (cung Bạch Dương), vòng hoàng đạo này hoàn toàn tưởng tượng không trực quan trên bầu trời.
- Chiêm tinh Vệ Đà: Người phương đông nói chung hay Người Ấn độ nói riêng, thiên về cảm xúc về sức mạnh bên trong hơn những thứ hào nhoáng bên ngoài nên họ chú trọng vị trí của mặt trăng hơn. Tương tự như trên, vòng quay của mặt trăng quanh trái đất vẽ lên một vòng tròn gọi là bạch đạo, tuy nhiên khác với người phương tây, người Ấn dùng 28 chòm sao, ở rất xa hệ mặt trời, và vì chúng ở rất xa hệ mặt trời nên gần như không chuyển động theo sự chuyển động của cả hệ mặt trời, 28 chòm sao này gọi là 28 định tinh (người trung quốc gọi là nhị thập bát tú). Dùng 28 định tinh này chia bạch đạo làm 28 phần bằng nhau mỗi phần khoảng 13 độ, và mỗi phần sẽ tuần tự được cai quản bởi 1 trong 9 hành tinh, mỗi ngày mặt trăng sẽ gần như đi vào khu vực của 1 chòm. sau đó không quên vai trò của mặt trời, họ trùng lắp hoàng đạo vào bạch đạo, sau đó dùng vị trí 28 định tinh xác định khu vực của 12 cung hoàng đạo, 12 cung hoàng đạo có hơi khác so với vòng hoàng đạo nhiệt đới của phương tây, cụ thể cung hoàng đạo đầu tiên (cung bạch dương) bắt đầu từ ngày 14/4 (hoặc 15/4), vòng hoàng đạo này có thể quan sát bằng mắt trên bầu trời và được gọi là hoàng đạo thiên văn (sidereal signs).
- Chiêm tinh TQ, dựa theo bản thất chính tứ dư, vốn dĩ là môn chiêm tinh vệ đà các bản cổ xưa, 28 tú có khu vực trên hoàng đạo không bằng nhau, có tú rất lớn (>20 độ) lại có tú rất nhỏ (<6 độ), tạo ra độ số cho 12 địa chi (12 cung hoàng đạo) cũng không bằng nhau. đồng thời vòng hoàng đạo xoay ngược từ hợi tới dần, nên mới có các tranh luận về tháng đầu tiên của năm là kiến dần hay kiến tý. Bản tử vi của Trần Đoàn biên soạn lại, quay toàn bộ lá số Trương quả 1 góc 180 độ đưa lá số về đúng với bố cục của hoàng đạo (cả nhiệt đới lẫn thiên văn), dùng lịch tiết khí và 28 tú để định toạ độ mặt trời trên hoàng-bạch đạo (theo bài thái dương hành độ ca), từ đó định ra mệnh cung và bố cục. Dùng lịch sóc vọng và 28 tú định toạ độ mặt trăng trên hoàng-bạch đạo (theo bài thái âm hành độ ca) từ đó an vào 14 chính tinh. Các chính tinh và cả phi tinh là sản phẩm của dịch và lý, chúng từ đâu ra thì hậu thế chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực.