Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Xem, hỏi đáp, luận giải về tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Đan Trì đã viết: 07:04, 02/04/23
Sau đó đem phối Số của Ngày vào để xem tọa độ của Ngũ Tinh (Thất Chính) giao với 28 Tú tại các cung độ nào. Đó chính là an 14 Chính Tinh.
Các phần phía trên, tôi từng đọc trong mấy bài dịch của Quách Ngọc Bội. Ông tác giả gốc china ngoài phần tổng hợp các sách cổ thì cũng thêm không ít ý kiến vào đó, nhiều suy luận không kiểm chứng và thiếu chính xác. vd: Phần nói về Thái Ất với Nhật Nguyệt và lịch âm dương là không chính xác.

- Có điểm có giá trị là quy tắc lập mệnh cung dựa vào mặt trời. Điểm khởi đầu cung Dần là ngày lập xuân, đếm tới tháng sinh chính là cung chứa toạ độ mặt trời (đây là lý do không có tháng nhuận), rồi từ đó đi nghịch lập mệnh, đi xuôi lập thân, và nó chính là tháng tiết khí. Lịch pháp trong tử vi là lịch thiên văn không phải lịch âm dương, lịch âm dương là loại tử vi đại chúng.

- Câu trích dẫn còn lại phía trên, tôi cũng đã từng nghĩ tới nhưng khi tôi tính toạ độ thất chính với từng lá số cụ thể theo 2 hệ thống toạ độ 28 (27) tú của chiêm tinh Vệ Đà và 28 tú theo hệ toạ độ của sách "Thất chính tứ dư" thì đều không đúng. Lập luận đó hoàn toàn là do tác giả tự suy diễn và không có khả năng kiểm chứng.

Viết thêm:
- Cổ nhân nhìn chung quan sát được 7 tinh tú trên bầu trời (Nhật-Nguyệt-Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ) và 4 điểm tính toán (Bột - Tử - Kế - La), mọi người có thể tìm đọc về các tinh tú này. các hành tinh này không chỉ được dùng trong đoán mệnh số con người ở TQ hay VN mà nó xuyên suốt đông tây, từ các nền văn minh cổ đại.
- So với các nền văn hoá khác, người TQ không giỏi về thiên văn, nhưng họ rất giỏi về logic, các thuyết âm dương, ngũ hành, hà lạc... chính là minh chứng cho điều đó, chiêm tinh đến TQ trở thành một môn lý học mang nhiều tính logic hơn thiên văn.

- Chiêm tinh phương tây chú trọng vào vị trí của mặt trời vì mặt trời thể hiện cái tôi và tự do cá nhân đúng với văn hoá của họ. Nếu lấy gốc toạ độ là trái đất, suốt 1 năm vị trí của mặt trời sẽ vẽ thành 1 vòng quanh trái đất, vòng tròn đó gọi là hoàng đạo 360 độ. Dựa vào thay đổi thời tiết tương ứng với vị trí mặt trời lại chia Hoàng đạo thành 12 cung nên gọi là 12 cung hoàng đạo. dùng toạ độ của các cung hoàng đạo làm đường chiếu để tính vị trí các hành tinh còn lại theo từng thời gian cụ thể trên hoàng đạo. Hoàng đạo này giới chiêm tinh gọi là hoàng đạo nhiệt đới (tropical signs) lấy gốc là điểm xuân phân (21/3) để khởi cung đầu tiên (cung Bạch Dương), vòng hoàng đạo này hoàn toàn tưởng tượng không trực quan trên bầu trời.

- Chiêm tinh Vệ Đà: Người phương đông nói chung hay Người Ấn độ nói riêng, thiên về cảm xúc về sức mạnh bên trong hơn những thứ hào nhoáng bên ngoài nên họ chú trọng vị trí của mặt trăng hơn. Tương tự như trên, vòng quay của mặt trăng quanh trái đất vẽ lên một vòng tròn gọi là bạch đạo, tuy nhiên khác với người phương tây, người Ấn dùng 28 chòm sao, ở rất xa hệ mặt trời, và vì chúng ở rất xa hệ mặt trời nên gần như không chuyển động theo sự chuyển động của cả hệ mặt trời, 28 chòm sao này gọi là 28 định tinh (người trung quốc gọi là nhị thập bát tú). Dùng 28 định tinh này chia bạch đạo làm 28 phần bằng nhau mỗi phần khoảng 13 độ, và mỗi phần sẽ tuần tự được cai quản bởi 1 trong 9 hành tinh, mỗi ngày mặt trăng sẽ gần như đi vào khu vực của 1 chòm. sau đó không quên vai trò của mặt trời, họ trùng lắp hoàng đạo vào bạch đạo, sau đó dùng vị trí 28 định tinh xác định khu vực của 12 cung hoàng đạo, 12 cung hoàng đạo có hơi khác so với vòng hoàng đạo nhiệt đới của phương tây, cụ thể cung hoàng đạo đầu tiên (cung bạch dương) bắt đầu từ ngày 14/4 (hoặc 15/4), vòng hoàng đạo này có thể quan sát bằng mắt trên bầu trời và được gọi là hoàng đạo thiên văn (sidereal signs).

- Chiêm tinh TQ, dựa theo bản thất chính tứ dư, vốn dĩ là môn chiêm tinh vệ đà các bản cổ xưa, 28 tú có khu vực trên hoàng đạo không bằng nhau, có tú rất lớn (>20 độ) lại có tú rất nhỏ (<6 độ), tạo ra độ số cho 12 địa chi (12 cung hoàng đạo) cũng không bằng nhau. đồng thời vòng hoàng đạo xoay ngược từ hợi tới dần, nên mới có các tranh luận về tháng đầu tiên của năm là kiến dần hay kiến tý. Bản tử vi của Trần Đoàn biên soạn lại, quay toàn bộ lá số Trương quả 1 góc 180 độ đưa lá số về đúng với bố cục của hoàng đạo (cả nhiệt đới lẫn thiên văn), dùng lịch tiết khí và 28 tú để định toạ độ mặt trời trên hoàng-bạch đạo (theo bài thái dương hành độ ca), từ đó định ra mệnh cung và bố cục. Dùng lịch sóc vọng và 28 tú định toạ độ mặt trăng trên hoàng-bạch đạo (theo bài thái âm hành độ ca) từ đó an vào 14 chính tinh. Các chính tinh và cả phi tinh là sản phẩm của dịch và lý, chúng từ đâu ra thì hậu thế chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực.
Được cảm ơn bởi: LadyR
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Answer đã viết: 11:07, 02/04/23
kimhoai đã viết: 12:39, 01/04/23
Answer đã viết: 12:27, 01/04/23 Về cục số mình nghiên cứu và lược ngộ ra một vài tâm đắc, trong đó kết luận quan trọng nhất giản lược là : cục số trong mệnh bàn Tử Vi thể hiện cho sự vận hành của số Lạc Thư.
Bác nói kỹ hơn đc không, cục vận hành như thế nào theo lạc thư ? Mình cũng từng lôi hà đồ lạc thư vào nhưng hoàn toàn không tìm đc sự liên quan. Nếu theo hà lạc, độ số phải là 1-5. Không thể là 2-6 đc.
Nhiều topic về ngũ hành cục đã được mở và thảo luận ở các diễn đàn rồi bạn. Ngũ tinh nhập cung kinh vĩ, hợp sách tính Hà Đồ chi số thiên tam địa tứ ( tam tứ hợp số là bảy ), ngũ hành cục số được sinh ra. Bạn đang nhầm giữa ngũ hành Hà Đồ và ngũ hành cục số đấy. Nên mới ghép độ số ngũ hành Hà Đồ như thủy 16, hỏa 27 mộc 38 Kim 49 với ngũ hành cục số thủy 2, hỏa 6, mộc 3, kim 4.

Đan Trì post ảnh mô tả rồi đấy đúng chứ không sai đâu. Con số 7 giải thích là ngũ tinh + nhật nguyệt đúng. Giải thích theo Hà Đồ đều đúng. Vì Hà Đồ chỉ thiên tượng ( hiện tượng thiên văn ), bắc đẩu thất tinh, tứ quý ( bốn mùa ).

Năm 2014, Quốc Vụ Viện CHDCND Trung Hoa chính thức phê chuẩn Hà Đồ Lạc Thư là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hai bức đồ này, công bố chính là vũ trụ, thời không, thiên địa nhân, quy luật vận chuyển vạn vật. Từ cơ sở pháp lý này, ta có nhận định ban đầu là cục số trên mệnh bàn Tử Vi vận hành theo Lạc Thư. Cụ thể vận hành tinh tế ra sao thì cần bắt tay nghiên cứu và một vài kết quả dần hiện ra.
Bài viết của bác trên và dưới tôi thấy không liên quan với nhau :))
Thằng TQ nó công nhận Hà Lạc là di sản cấp quốc gia thì liên quan gì tới "Từ cơ sở pháp lý này, ta có nhận định ban đầu là cục số trên mệnh bàn Tử Vi vận hành theo Lạc Thư. Cụ thể vận hành tinh tế ra sao thì cần bắt tay nghiên cứu và một vài kết quả dần hiện ra "

Nhức đầu ghê =))
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

Hình đầu tiên là thứ tự của thất chính trên bầu trời có phần nào giống với chiêm tinh "Vệ Đà". Thêm vào vận hành cách 3 để suy ra độ số cục có phần gượng ép
Cục số chứa nạp âm. Số của nạp âm là 30, phân làm 2 cặp thừa số 5-6 ( 6 cặp địa chi phối 5 cặp thiên can ), và 3 - 10. Nên tối giản thì lấy 3 để tính toán. Theo bạn thế có hợp lý ?!
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Answer đã viết: 10:04, 03/04/23
Hình đầu tiên là thứ tự của thất chính trên bầu trời có phần nào giống với chiêm tinh "Vệ Đà". Thêm vào vận hành cách 3 để suy ra độ số cục có phần gượng ép
Cục số chứa nạp âm. Số của nạp âm là 30, phân làm 2 cặp thừa số 5-6 ( 6 cặp địa chi phối 5 cặp thiên can ), và 3 - 10. Nên tối giản thì lấy 3 để tính toán. Theo bạn thế có hợp lý ?!
Câu hỏi của bác tôi không rõ "Cục số chứa nạp âm. Số của nạp âm là 30, phân làm 2 cặp thừa số 5-6 ( 6 cặp địa chi phối 5 cặp thiên can" đoạn này là cơ bản của nạp âm nên không cần nói thêm.

còn thêm cái này thì tôi hơi rối, không biết là cái gì và 3 - 10.

"Ngũ hành nạp âm": cần phải tách ra để mà hiểu, nó bao gồm 2 phần:
1- Ngũ hành: Đặc tính ngũ hành
2 - Nạp âm: Kết hợp âm sắc theo nhạc lý

Tách ra như thế rồi ghép lại ta dễ dàng hiểu ngay khi đọc. Đi sâu hơn một chút, chúng ta sẽ tuần tự phân tích từng phần của nó

- Quy tắc phối âm: "Ngũ hành nạp âm" = Phổ theo nhạc lý của ngũ hành, chính là lấy 10 thiên can phối với 12 địa chi theo quy tắc phối hợp âm thanh của nhạc lý (tìm hiểu thêm về nhạc lý sẽ rõ) âm phối âm, dương phối dương tạo ra 60 kiểu khác nhau (30 âm và 30 dương) gọi là lục thập hoa giáp.

Sau khi phối âm, việc tiếp theo là định ngũ hành cho nạp âm: Sẽ có 2 phần: thứ tự biến đổi và quy tắc biến đổi

- Thứ tự biến đổi của ngũ hành nạp âm: [Kim - Hỏa - Mộc - Thủy - Thổ]. Cái này ở đâu ra, xin thưa nó chính là quy tắc vận chuyển dòng khí âm dương trên tiên thiên bát quái khi phối với Hà Đồ để định ngũ hành cho các quẻ. Khởi từ Càn - Đoài (Kim) sang Ly (Hoả) sang Chấn - Tốn (Mộc) sang Khảm (Thuỷ) rồi kết thúc ở Cấn - Khôn (Thổ) --> Càn- Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn.

- Quy tắc biến đổi của ngũ hành nạp âm: "Tam phân tổn ích, cách bát sinh tử". Quy tắc này được áp dụng rất nhiều trong các thiết kế đạo cụ và nhạc cụ, rất nhiều sách viết nhưng nguồn gốc của quy tắc thì không mấy ai biết, và bản thân tôi chưa tìm được sách nào nói về điều này. hoặc có thì đa phần suy diễn vô căn cứ. Thật ra đây vốn dĩ là quy tắc sắp xếp, biến hoá và lập thành của bát quái 8 quẻ 3 hào. Đi từ hào đầu tiên của bất kỳ quẻ nào, sau 8 lần biến hoá ở các quẻ khác thì sẽ trở về với chính quẻ đó, lập lại 3 lần (3 hào) thì hoàn tất 1 quẻ và chuyển sang quẻ khác.

--> Từ đó chúng ta thấy rằng việc xây dựng ngũ hành nạp âm là thuần tuý suy luận logic theo quy luật khí âm dương, từ tiên thiên bát quái và Hà Đồ. Và nó là quy luật vận hành của khí và âm (âm thanh) theo dịch lý và không phải ngũ tinh hay trăng sao gì cả.

Nói tiếp về Cục Số: Thuật ngữ trong tử vi đọc răm rắp ra ai cũng biết nhưng hiểu thì chưa chắc.
"Cục Số" gồm có 2 thành tố CụcSố cần phân biệt rõ ràng. "Cục" = bố cục, cách bày bố của chính tinh theo nạp âm cung mệnh. Số = chính là số của ngày đầu tiên trong tháng theo "nạp âm" cung mệnh mà ngày đó Tử Vi đi vào cung đầu tiên của lá số (cung Dần), chính là số khởi đầu vòng đời của một số mệnh. Cục và Số quyết các thành phần cơ bản quan trọng nhất của tử vi đó là vòng chính tinh, Vòng trường sinh và vòng đại vận. 3 vòng này trong tử vi được xây dựng hoàn toàn dựa vào dịch và ngũ hành nạp âm, không liên quan gì tới trăng sao trên trời hết, cho nên các sao đều là phi tinh không phải thực tinh. Tác giả China trong bài đó (bài dịch của QNB) ông ta suy diễn từ thuyết ngũ hành nguyên thuỷ (ngũ hành hà - lạc) để lý luận cho nạp âm, ai có kiến thức đọc tới đây đã thấy tào lao rồi, chưa cần đi tới mấy phần viết về thiên văn, những phần trích dẫn sách cổ đều chính xác, nhưng những phần ông ta suy diễn đa phần là tào lao, hiểu về thiên văn và có tìm hiểu về thiên văn cổ sẽ thấy ngay lão này chả có tẹo kiến thức nào về thiên văn, nhưng suy luận như đúng rồi.
Được cảm ơn bởi: Đan Trì, LadyR, dung1, 十面埋伏
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1853
Tham gia: 13:12, 30/10/14

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

Tử Vi khi phát triển đến giai đoạn Thập Bát Phi Tinh là không còn liên hệ trực tiếp với trăng sao trên trời nữa rồi.
Phi tinh không phải là "sao bay".
Phi tinh là "sao ảo", không phải sao thật.
Được cảm ơn bởi: LadyR, kimhoai
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

Tam mệnh thông hội - chương 8 - luận về nạp âm thủ tượng viết : Thập nhị địa chi có thuộc tính Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm nguyên tố Ngũ hành này tại thiên là ngũ tinh, tại địa là ngũ nhạc, tại đức là ngũ thường, tại nhân là ngũ tạng, tại mệnh là ngũ hành.

Nên có cơ sở để nói nạp ngũ hành vào ngũ tinh, nhập ngũ tinh vào cung kinh vĩ ( trục tung - hoành ) của Địa Cầu, lấy số sách Hà Đồ để tính toán cục số giống như bài dịch của QNB ( tôi chưa đọc bài QNB dịch thuật chỉ nhìn hình ảnh do Đan Trì upload ).

Mối quan hệ giữa Địa Cầu và sao Kim, sao Thủy, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ thật tế trong hệ Mặt Trời, không phải là giả tinh. Nếu bạn tìm hiểu về thiên văn vật lý học hiện đại ở mức cơ bản, thì sẽ thấy hệ Mặt Trời là hoàn - hảo, là cân bằng giữa năm hành tinh nên Địa Cầu mới là một hành tinh có sự sống.

Ta nói về sao Mộc, là hành tinh khí nặng gấp 318 lần Địa Cầu, nó đã dùng lực hấp dẫn giữ cho Địa Cầu không bị trôi khỏi quỹ đạo, và sao Mộc cũng là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời. Sự cân bằng hoàn hảo mà sao Mộc đã tạo ra bằng lực hấp dẫn tác động lên Địa Cầu đã giữ cho hành tinh của chúng ta có quỹ đạo ổn định, là điều rất cần để nuôi dưỡng sự sống. Sao Mộc đã tác động một lực hấp dẫn khổng lồ nhưng vừa đủ để giữ Địa Cầu luôn quay ở một quỹ đạo ổn định. Không có nó, theo thời gian Địa Cầu có thể trôi về một vị trí gần Mặt Trời hơn cả sao Kim, trở thành một hành tinh quá nóng và chết chóc.

Lực hấp dẫn của sao Mộc cũng ở mức vừa đủ để không kéo Địa Cầu về phía nó và dìm hành tinh của chúng ta trong những kỷ băng hà kéo dài – thứ có lẽ không tuyệt diệt sự sống, nhưng ít ra sẽ gây thêm vài cơn đại tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình - mô phỏng Hệ Mặt Trời. Họ di chuyển sao Mộc sang các vị trí khác nhau trong Hệ Mặt trời và kết quả là 3 trong 4 lần thử nghiệm, một vị trí khác biệt của sao Mộc đã khiến Hệ Mặt Trời sụp đổ trong vòng 10 triệu năm. Vì Mộc tinh không chỉ liên quan đến sự ổn định của Địa Cầu mà còn của một số hành tinh khác nữa. Nói cách khác, các hành tinh bắt đầu đâm vào nhau và bị đẩy ra khỏi hệ Mặt Trời.

Ngũ tinh thật tế chưa nạp ngũ hành, chỉ nạp tên tiếng Anh.
Hình ảnh

Lấy ngũ tinh đưa lên cung kinh vĩ ( trục tung - hoành ) của Địa Cầu, nạp Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nạp Số thứ tự.
Hình ảnh

Không có đầy đủ năm hành tinh, nói cách khác, thiếu Jupiter thì Địa Cầu không có sự sống, và không có sau đó ( khủng long, thực vật, đại dương, nhân loại văn - minh : Hà - Đồ, Lạc - Thư, Dịch - Kinh... ).
Được cảm ơn bởi: kimhoai
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

:) Bạn không theo cách giải sử dụng ngũ tinh để tìm ra nguyên lý hình thành cục - số thì cũng không có vấn đề gì, mặc dù nó được dựa vào tam mệnh thông hội làm nền cơ sở.

Dùng Hà Đồ, Lạc Thư, Dịch lý...để tìm cục số cũng là một phương án khác. Một bài toán dù sao thường hay có hai cách giải trở lên, không nhất định khóa cứng vào một cách nào đó.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
十面埋伏
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2618
Tham gia: 20:30, 05/09/22

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi 十面埋伏 »

Các bạn đều có ý đúng.
Nhưng đi xa quá, càng đi càng lan man, càng loạn, càng xa thì càng suy diễn ko chắc chắn.
Y hệt mấy ông tác giả, cứ nhập nhèm giữa cái ông ta chắc chắn và đã thực nghiệm với cái mà ông ta suy diễn, giả thiết....
Làm vậy chỉ tạo cảm giác rằng ông ta biết hết, hiểu hết nhưng gây khó khăn cho người đi sau. Ko biết sách của ông ta chỗ nào nên tin, chỗ nào ko đáng tin.


Câu hỏi: Cục là gì?
Đi từ nguyên lý an sao
Từ tháng + giờ => xác định cung an mệnh, thân.
Từ cung an mệnh + năm sinh => xác định đc cục. Cục có 5 số từ 2 đến 6, mỗi số lại hợp với 1 ngũ hành
Từ cục + ngày sinh => xác định vị trí an sao tử vi. Các chính tinh khác an theo vị trí sao tử vi.

Địa bàn 12 cung từ đầu ko đối. Địa bàn chính là không gian. Vậy cục chính là yếu tố thời gian của vận mệnh cá nhân lá số đó. Chính là THỜI. Nhưng cục ko tính theo năm, tháng, ngày, giờ mà tính theo ngũ hành luân chuyển kim -> thủy -> mộc -> hỏa -> thổ -> kim
Giống máy bay hạ cánh xuống nội bài, đến đúng vị trí địa lý rồi thì cần xem đó là lúc nào ở nội bài, sáng hay tối, thu hay xuân vậy.
1 linh hồn đầu thai làm người Việt nam, ok, nhưng việt nam thời đồ đá, thời Hai Bà Trưng, thời Lê Lợi, thời Trần Hưng Đạo, thời hiện đại, thời bình hay thời chiến, là việt nam thời sinh, trụ, dị hay diệt vậy.
Trong tử vi, Cục ý nghĩa đơn giản thế thôi.
Được cảm ơn bởi: LadyR, kimhoai, Ariance
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Answer đã viết: 05:36, 09/04/23 Lấy ngũ tinh đưa lên cung kinh vĩ ( trục tung - hoành ) của Địa Cầu, nạp Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nạp Số thứ tự.
Hình ảnh
Rất mong bác giải thích về cái này. Nói thật tôi bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu thiên văn và chiêm tinh học sau khi nghiên cứu tử vi và dịch và bị mắc kẹt ở nhiều điểm do các bậc tiền bối tung hoả mù.

Lấy ngũ tinh đưa lên kinh vĩ như thế nào thì ra được cái hình đấy ?

Trong chiêm tinh người ta dùng là Hoàng đạo hoặc bạch đạo, hoặc nhị thập bát tú để định toạ độ ... Chứ không thấy làm sao "Lấy ngũ tinh đưa lên cung kinh vĩ"...

Đồng ý là trong tử vi không phải tất cả đều là hư tinh, ít nhất thì Thái Tuế chính là vị trí thực sự của Sao Mộc theo thời gian thực trong vòng hoàng đạo nhiệt đới, nếu lấy gốc toạ độ tại "1 độ chòm sao Hư tức 0 độ cung Dần" (1 độ Hư, trong nhị thập bát tú, chính là diểm lập xuân hàng năm), có nêu trong bài Đan Trì trích dẫn ở phía trước, (thông tin đó suy ra từ "Thất chính tứ dư"). Sao mộc có chu kỳ quỹ đạo 11.86 năm, gần với 1 chu kỳ 12 năm của 12 con giáp (sau mỗi 12 năm thì sai số khoảng 54 ngày), bình quân mỗi năm di chuyển một cung chính là vị trí của L. Thái Tuế.
Được cảm ơn bởi: Đan Trì
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

Nói chung phép ngũ tinh rất ảo. << Tam mệnh thông hội >> ghi chép ngũ hành tại thiên là ngũ tinh. Ta suy ra Địa Cầu và ngũ tinh. Ngũ tinh vừa là giả tinh vừa là thật hành tinh. Giả tinh để tính toán, thật hành tinh để đảm bảo Địa Cầu có sự sống. Nếu không có sự sống thì không có nhân loại và không có gì cả.

<<Chu Dịch>> dùng hệ nhị phân cơ số 2 để tính toán. Ta suy ra Địa Cầu là 1, là ngôi nhà của nhân loại nên không dùng để tính toán, nên không nạp ngũ hành cho Địa Cầu. Do đó nạp ngũ hành với ngũ tinh bắt đầu từ 2.

Địa Cầu hợp số ngũ tinh tổng là 6. Tương ứng 6 vị trí Tử Vi trên mệnh bàn. Tử Vi tại Dần phối 1 xứng Địa Cầu nên mệnh bàn Tử Phủ tại Dần là đệ nhất mệnh bàn trên lá số, biểu lộ con người được sinh ra tại Dần.

:) Theo mình nên dừng bàn về phép ngũ tinh vì rất ảo, đi sâu vào nó dễ gây ảo giác giống sử dụng ma túy đá. Chúng ta chuyển hướng nghiên cứu và thảo luận về Dịch lý, Hà Đồ, Lạc Thư... để tính toán tìm ra nguyên lý ngũ hành cục số hơn là suy nghĩ vào phép ngũ tinh cho đỡ đau đầu.
Được cảm ơn bởi: Đan Trì
Đầu trang

Trả lời bài viết